80% doanh nghiệp hài lòng với cách ứng xử của các cơ quan chính quyền
Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2019 được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố trực tuyến vào sáng nay (5/5).
“Cùng lan tỏa những thông điệp cải cách môi trường kinh doanh” là chủ đề Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2019.
Báo cáo PCI 2019 là ấn phẩm thường niên được thực hiện năm thứ 15 liên tiếp, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hợp tác xây dựng và công bố. Báo cáo nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
Về kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2019, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá: “Kết quả PCI năm 2019 như cánh chim báo tin vui về những xu hướng tích cực trong cải cách ở cấp địa phương của Việt Nam. Đặc biệt là chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, PCI năm 2019 có điểm trung bình cao nhất từ trước tới nay, xu hướng hội tụ đã thu hẹp lại sự cách biệt trong chất lượng điều hành của các tỉnh, thành phố, cho thấy chúng ta đã có một dàn nhạc cải cách đồng điệu hơn các địa phương”.
Video đang HOT
“Sự năng động sáng tạo của chính quyền cấp tỉnh gia tăng, công tác giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp cũng có nhiều tiến bộ, khiến bức tranh toàn cảnh của môi trường kinh doanh trở nên sáng sủa hơn một số chỉ số PCI, và có tới 80% số doanh nghiệp bày tỏ sự hài lòng với cách ứng xử của các cơ quan chính quyền”, ông Lộc nhấn mạnh.
Ông Vũ Tiến Lộc cho biết, PCI 2019 cũng đã chỉ ra một số lĩnh vực có mức độ cải cách chưa như kỳ vọng, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị với chính quyền địa phương để tiếp tục thay đổi, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp.
Những nội dung cụ thể này sẽ được đưa ra tại Lễ Công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019, diễn ra từ 9h30 đến 10h30 sáng nay. Một điều đặc biệt nữa là khác với mọi năm – hội thảo công bố có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu, vì dịch bệnh COVID 19, nên Hội thảo công bố PCI năm nay lần đầu tiên được tổ chức tường thuật trực tuyến trên Website pcivietnam.vn và vcci.com.vn hoặc trên kênh Youtube PCI VIET NAM.
Bên cạnh bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của các tỉnh, thành phố như thường lệ, báo cáo PCI 2019 còn đánh giá các chuyển động trên nhiều lĩnh vực của môi trường kinh doanh Việt Nam như cải cách thủ tục hành chính, mức độ minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, chi phí không chính thức, các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải… Báo cáo PCI cũng phản ánh đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong các lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, tiếp cận đất đai, chất lượng hạ tầng, vấn đề thanh, kiểm tra…/.
Đại sứ Hoa Kỳ thông tin về gói hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam
Đại sứ Hoa Kỳ Daniel J. Kritenbrink cho biết Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sẽ hỗ trợ thêm 5 triệu USD giúp giảm thiểu tác động của COVID-19 tới kinh tế Việt Nam
Đại sứ đăc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Ngày 2/5, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cho biết Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sẽ hỗ trợ thêm 5 triệu USD giúp giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 tới nền kinh tế Việt Nam.
Khoản hỗ trợ này được sử dụng ngay để cung cấp những nguồn lực cần thiết bao gồm hỗ trợ sự phục hồi của khu vực tư nhân thông qua tăng cường tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp; nâng cao năng lực hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh nhu cầu dự kiến tăng mạnh; phối hợp với các bên liên quan của Chính phủ Việt Nam để đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ của Việt Nam.
Đại sứ Kritenbrink nhấn mạnh khu vực tư nhân bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19, nguồn hỗ trợ bổ sung này sẽ góp phần giúp Việt Nam tiếp tục hành trình trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao đồng thời tiếp tục củng cố cam kết của Hoa Kỳ về việc hỗ trợ Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập.
Trong gần 8 năm qua, hỗ trợ của USAID đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực mở rộng quy mô hoạt động; giúp cải thiện môi trường kinh doanh; đào tạo các lãnh đạo mới; giảm thời gian, chi phí thương mại, kiện toàn khung pháp luật, thể chế ở cấp trung ương và địa phương để thúc đẩy sự tăng trưởng của khu vực tư nhân.
Tháng 4/2020 vừa qua, USAID đã hỗ trợ gần 4,5 triệu USD giúp Việt Nam đáp ứng các nhu cầu ưu tiên trong ứng phó dịch COVID-19. Khoản tài trợ này được sử dụng cho hỗ trợ kỹ thuật để chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó dịch bệnh; giám sát và phát hiện ca bệnh; kiểm tra y tế tại các cửa khẩu; tăng cường năng lực chẩn đoán trong phòng thí nghiệm; nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của cộng đồng; phòng ngừa lây nhiễm trong các cơ sở chăm sóc y tế.../.
Dịch Covid-19 là dẫn chứng rõ nét cho thay đổi bất ngờ trong nền kinh tế số hoá, doanh nghiệp không chỉ linh hoạt mà phải có năng lực thích ứng bền vững Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp trẻ do thiếu kiến thức quản trị và không được trang bị các năng lực cốt lõi dành cho các nhà lãnh đạo, thường chỉ dừng ở tính linh hoạt - có giá trị ứng phó với các tình huống nhất thời. Dịch Covid-19 giáng đòn nặng nề lên nền...