80 đại biểu dự hội thảo quốc tế về Biển Đông
“Biển Đông tuy cách xa châu Âu nhưng có thể có những diễn biến ngoài dự kiến và vượt tầm kiểm soát, làm phát sinh những căng thẳng chính trị và quân sự nghiêm trọng”.
Một phiên thảo luận tại hội thảo quốc tế “Tranh chấp Biển Đông – Phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển và việc thực thi phán quyết” ngày 6-12 – Ảnh: Mai Long
Đó là nhấn mạnh của luật sư Pierre Schifferli, thành viên Đoàn luật sư Geneva, trong lời phát biểu khai mạc hội thảo quốc tế “Tranh chấp Biển Đông – Phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển và việc thực thi phán quyết” diễn ra ngày 6-12 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Geneva (Thụy Sĩ).
Tham dự hội thảo có gần 80 đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế, phái đoàn ngoại giao các nước đặt tại Geneva, các giáo sư, học giả và nghiên cứu sinh.
Với vị trí trung tâm của các hoạt động ngoại giao và chính trị đa phương, nơi tập trung nhiều cơ quan quốc tế và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực an ninh quốc tế, việc lựa chọn Geneva là nơi tổ chức hội thảo mang một ý nghĩa đặc biệt.
Video đang HOT
Các đại biểu tham dự hội thảo (luật sư Pierre Schifferli ngoài cùng bên phải) – Ảnh: Mai Long
Với mục đích giữ tính khách quan và trung lập trong các nội dung thảo luận, Ban tổ chức đã mời tới Hội thảo 9 diễn giả là các giáo sư và chuyên gia trong các lĩnh vực luật pháp và quan hệ quốc tế, đến từ các trường đại học, cơ quan nghiên cứu của Anh, Australia, Bỉ, Italy, Mỹ và Thụy Sĩ, những quốc gia không là một bên trong tranh chấp tại Biển Đông.
Các diễn giả đã chia sẻ những nghiên cứu xoay quanh hai vấn đề chính: Tranh chấp tại Biển Đông và Phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước LHQ về Luật Biển; Việc thực thi phán quyết của Tòa trọng tài và các giải pháp hòa bình cho tranh chấp tại Biển Đông.
Kết thúc Hội thảo, Ban tổ chức và các diễn giả đã thống nhất ra tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông, sự tuân thủ luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp, đồng thời thể hiện mong muốn tiếp tục tổ chức các hội thảo quốc tế nhằm kết nối học giả, chia sẻ sáng kiến hợp tác và đề xuất chính sách đối với các tranh chấp tại Biển Đông.
(Theo Tuổi Trẻ)
Tư lệnh Cảnh sát biển Mỹ xin điều tàu đến Biển Đông, Hoa Đông
Nếu được chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump cho phép, Cảnh sát biển Hoa Kỳ cũng có thể giúp Việt Nam, Indonesia và các nước Đông Nam Á khác...
Đài VOA ngày 30/11 đưa tin, người đứng đầu lực lượng Cảnh sát biển Hoa Kỳ đang để mắt tới vai trò lực lượng của mình trong việc duy trì hòa bình ở Hoa Đông và Biển Đông dưới thời Donald Trump.
Đô đốc Paul Zukunft, Tư lệnh Cảnh sát biển Hoa Kỳ cho biết: "Khi các bạn nhìn vào khu vực Hoa Đông và Biển Đông, các bạn sẽ thấy lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc.
Đô đốc Paul Zukunft, Tư lệnh Cảnh sát biển Hoa Kỳ - Ảnh: AP / VOA.
Đó thực sự là gương mặt đầu tiên của Trung Quốc. Vì vậy tôi đã đề xuất với Bộ Quốc phòng rằng, nếu họ sử dụng Cảnh sát biển Hoa Kỳ, tôi sẽ xem xét cung cấp nguồn lực để giới thiệu sự hiện diện của Hoa Kỳ sau một tàu Cảnh sát biển.
Chúng tôi cũng đề nghị xem xét cho Cảnh sát biển Hoa Kỳ tiếp cận với Biển Đông và Hoa Đông với chính quyền tiếp theo.
Cảnh sát biển Hoa Kỳ có mối quan hệ rất tốt với Cảnh sát biển Trung Quốc, hai bên thường thăm viếng nhau và thực hiện các hoạt động hàng hải chung."
Theo ông, việc sử dụng tàu Cảnh sát biển thay vì tàu quân sự sẽ giúp Mỹ vượt qua các "cửa hẹp ngoại giao", đồng thời tương tác giữa Cảnh sát biển Mỹ với đối tác Trung Quốc cũng thuận lợi hơn.
Nếu được chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump cho phép, Cảnh sát biển Hoa Kỳ cũng có thể giúp Việt Nam, Indonesia và các nước Đông Nam Á khác trong việc phát triển năng lực thực thi pháp luật trên biển, giúp duy trì hòa bình, ổn định khu vực.
Cấp phó của ông Zukunft, Đô đốc Charles Michel cũng phát biểu tại một hội nghị Hải quân vào tháng Hai rằng, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Hoa Kỳ cũng hy vọng, lực lượng Cảnh sát biển Mỹ sẽ điều tàu tới Biển Đông để hỗ trợ Hải quân trong những nỗ lực duy trì trật tự quốc tế.
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã thường xuyên sử dụng tàu Cảnh sát biển trong việc theo đuổi yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của họ ở Biển Đông và Hoa Đông.
(Theo Giáo Dục)
Trump sẽ ứng xử như người hùng hay một doanh nhân trong vấn đề Biển Đông? Tập Cận Bình đang hy vọng Trump sẽ để Bắc Kinh tiếp tục bắt nạt các nước châu Á khác xung quanh Biển Đông, đổi lại là những nhượng bộ về thương mại. Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump, ảnh: zeshal.com. Anders Corr, một học giả chuyên phân tích rủi ro chính trị, từng tư vấn cho Bộ Tư lệnh Thái...