80 chuyên gia Trung Quốc đi tàu đến Quảng Ngãi
Một đoàn tàu lập riêng đưa gần 80 chuyên gia Trung Quốc từ ga Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn đến khu công nghiệp Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, chiều 6/8.
Theo bà Phùng Thị Lý Hà, Phó tổng giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội, đơn vị đã tổ chức đoàn tàu riêng SE23 theo hợp đồng với doanh nghiệp tại khu công nghiệp Dung Quất. Ngay khi tàu đến ga, cả khách và nhân viên phục vụ trực tiếp phải cách ly 14 ngày. Đoàn toa xe và khu vực ga được phun khử trùng dưới sự giám sát của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi.
Bà Hà cho biết thêm, ngành đường sắt đã lên phương án tổ chức chạy tàu đảm bảo quy định phòng chống dịch, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tại Lạng Sơn, sau khi đoàn khách nhập cảnh, một đơn vị du lịch đã vận chuyển họ từ cửa khẩu Hữu Nghị đến ga Đồng Đăng. Ôtô chạy thẳng vào ga để chuyển hành khách lên tàu.
Khách Trung Quốc xuống tàu tại ga Quảng Ngãi ngày 12/6. Ảnh: Đoàn tiếp viên đường sắt HN.
Đoàn khách Trung Quốc ở trên 3 toa xe giường nằm với 2 nhân viên đường sắt chuyên phục vụ trong suốt hành trình. Các nhân viên này mặc đầy đủ thiết bị bảo hộ y tế, không được di chuyển sang các toa xe còn lại.
Video đang HOT
Tàu chạy thẳng từ Đồng Đăng về Hà Nội, sau đó chạy tiếp vào Quảng Ngãi, không dừng tại các ga trên đường. Các toa xe chở chuyên gia Trung Quốc được khóa cửa lên xuống và chỉ được mở khi lấy suất ăn, trả xe đẩy. Nhân viên cung ứng đưa suất ăn tại cửa tiếp giáp giữa toa xe, sau khi người này rời đi thì nhân viên phục vụ toa chở khách Trung Quốc mới đến lấy xe đẩy đựng thức ăn.
Trước khi tàu đến ga Quảng Ngãi, chuyên gia Trung Quốc cũng phải mặc bảo hộ y tế. Khi tàu dừng, họ khẩn trương xuống tàu, ra ôtô đến khu cách ly.
Công tác vận chuyển các chuyên gia, lao động Trung Quốc từ ga Đồng Đăng đến Quảng Ngãi được ngành đường sắt thực hiện từ tháng 6, dự kiến sẽ có gần 1.000 người Trung Quốc đến tỉnh này làm việc sau Covid-19. Chuyến tàu đầu tiên khởi hành ngày 12/6, đưa 137 lao động từ ga Đồng Đăng đến ga Quảng Ngãi.
Tư vấn Pháp tại dự án Cát Linh - Hà Đông chưa thể quay lại Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh, đây là các nhân sự có vai trò rất quan trọng, dự án có thể đưa vào vận hành thử nghiệm hay không phụ thuộc vào kết quả đánh giá của Tư vấn Pháp.
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Chiều 16/6, trao đổi với báo chí về Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hiện nay có 28 nhân sự phía Trung Quốc đã sang Việt Nam; trong đó có 23 chuyên gia của Tổng thầu và 5 nhân sự của đơn vị Tư vấn giám sát dự án. Số nhân sự này có mặt tại Hà Nội từ ngày 14/6. Trên 100 nhân sự còn lại đang tiếp tục làm thủ tục để trở lại Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, các nhân sự Trung Quốc di chuyển bằng tàu hỏa và nhập cảnh qua cửa khẩu tỉnh Lào Cai. Tại đây, tất cả phải kê khai và kiểm tra y tế, phun khử trùng trước khi lên xe ô tô di chuyển về Hà Nội.
"Chuyên gia Trung Quốc thực hiện cách ly tập trung ở khu depot của dự án tại Hà Đông, không được tiếp xúc với bên ngoài. Thời gian cách ly là 14 ngày. Sở dĩ cách ly tập trung tại khu depot để tạo thuận lợi cho Tổng thầu tiếp cận công việc, xử lý hồ sơ dự án và các công việc tồn đọng trong thời gian qua", Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông thông tin.
Ngoài các nhân sự Trung Quốc, các chuyên gia của Tư vấn Pháp hiện vẫn chưa thể sang Việt Nam. Bộ Giao thông Vận tải đang làm việc với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam để xúc tiến các thủ tục đưa chuyên gia trở lại dự án.
"Đây là các nhân sự có vai trò rất quan trọng, họ thực hiện đánh giá dự án. Dự án có thể đưa vào vận hành thử nghiệm hay không phụ thuộc vào kết quả đánh giá của Tư vấn Pháp", Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải khẳng định.
Về khoản tiền 50 triệu USD phía Tổng thầu đề nghị thanh toán thêm trước đó, Thứ trưởng Đông cho biết đến nay hai bên đã tích cực trao đổi và hợp tác. Mặc dù đây là số tiền nằm trong khối lượng dự án đã thực hiện, nhưng hợp đồng EPC đã ký kết quy định rõ việc thanh toán và khối lượng thanh toán.
"Bộ Giao thông Vận tải rất chia sẻ với khó khăn của Tổng thầu nhưng việc thanh toán số tiền này là không có cơ sở. Chúng tôi chỉ thanh toán theo hợp đồng đã ký và theo quy định của pháp luật Việt Nam", Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh và cho biết hiện tại phía Tổng thầu không còn nhắc tới việc thanh toán này nữa.
Liên quan tới thời điểm hoàn thành dự án, đưa vào khai thác trong năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết đang tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các bên liên quan để thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng và quy định của pháp luật.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông bắt đầu được thực hiện từ tháng 10/2011, tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa hai Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc.
Tổng thầu EPC là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc và Tư vấn giám sát thi công là Công ty TNHH Giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.
Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2017 nhưng phải lùi thời hạn vận hành sang năm 2018, tiếp đó lại xin gia hạn tới tháng 4/2019, nhưng do Tổng thầu không thực hiện đúng cam kết nên tới nay tuyến đường sắt này vẫn chưa thể đưa vào khai thác.
Hồi tháng 1/2020, Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát đã cho các nhân sự thực hiện Dự án về Trung Quốc để nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, dự kiến sẽ trở lại Việt Nam tiếp tục làm việc để hoàn thành Dự án từ ngày 1/2/2020. Tuy nhiên, do dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc nên nước này không cho công dân xuất cảnh, Việt Nam cũng đã "đóng cửa" đường bay.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông có chiều dài hơn 13 km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông). Toàn bộ 12 nhà ga trên cao và khu Depot dưới mặt đất có đường ray đôi khổ 1.435 mm. Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Thời gian khai thác 3 - 5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến. Tốc độ thiết kế tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác bình quân là 35 km/giờ.
Hà Nội thông tin về 51 chuyên gia Trung Quốc nhập cảnh phải cách ly Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết, CDC Hà Nội đã phối hợp với huyện Sóc Sơn lấy mẫu xét nghiệm cho 51 chuyên gia người Trung Quốc sang làm việc tại Dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đang được cách ly y tế tại Khách sạn Bình An 3, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn. Sáng 6/5,...