8 tuyệt chiêu đơn giản trị khô môi siêu hiệu quả có thể làm tại nhà, chị em nên đọc để lấy lại sự căng bóng cho đôi môi
Khô môi luôn làm cho gương mặt phụ nữ trở nên kém sắc hơn, nhất là trong những ngày thời tiết lạnh. Vậy nên hãy thử ngay 8 cách sau để nhanh chóng lấy lại sự căng mọng cho bờ môi.
Đôi môi là một trong những điểm thu hút người đối diện khi giao tiếp, đặc biệt là phái đẹp. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như tiết trời lạnh hay thiếu vitamin B2, đôi môi sẽ bị nứt nẻ và khô rát gây chảy máu. Nếu không khắc phục sớm, nó không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây đau rát, từ đó cản trở việc ăn uống lẫn các hoạt động khác.
Khô môi luôn là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. nhất là trong mùa khô lạnh.
Theo y học Trung Quốc, nguyên nhân gây khô môi đều xuất phát từ những hành động chủ quan lẫn khách quan trong cuộc sống. Nếu chứng khô môi cứ mãi không khỏi, chị em có thể thử 8 cách sau để cải thiện tình trạng và giúp đôi môi trở nên căng mọng, mịn màng hơn:
1. Uống thật nhiều nước
Đây là cách đơn giản và hữu hiệu nhất trong quá trình chăm sóc môi lẫn da ở phụ nữ. Khi lượng nước trong cơ thể không đủ thì môi sẽ dễ bị nứt nẻ hơn bình thường, đặc biệt là vào mùa thu đông lúc khí hậu tương đối khô hanh.
Uống đủ nước là cách đơn giản nhất để chữa khô môi từ trong ra ngoài.
Vậy nên cần phải uống đủ nước mỗi ngày, tốt nhất là khoảng 2 lít. Ngoài nước lọc thì chị em cũng có thể bổ sung nước qua các loại trái cây mọng nước như dưa hấu, bưởi, dưa leo, cam, dâu tây, dứa… để vừa đẹp môi vừa đẹp da, đẹp dáng.
Nhiều người bị khô môi lại thường có thói quen liếm môi để giữ ẩm. Thế nhưng khi đôi môi bị nứt nẻ hoặc viêm mà còn liếm môi, các enzyme trong nước bọt sẽ hấp thụ độ ẩm của môi và làm cho chúng bị khô trầm trọng hơn. Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm cay còn khiến môi trở nên ngứa dai dẳng mãi không thôi.
Trước tình trạng thế này, bạn cần ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C, E để cải thiện. Bên cạnh đó hãy bỏ ngay thói quen liếm môi đi, nếu còn giữ thì không chỉ khô môi mà nó còn gây chứng viêm da kích thích nữa đấy.
Video đang HOT
3. Sử dụng son dưỡng ẩm
Thực tế, phái nam dù khô môi nặng nhưng vẫn nhất quyết không dùng son dưỡng, chỉ vì sợ bị đánh giá là “nữ tính”. Tuy nhiên dù là nam hay nữ, tốt nhất là hãy sử dụng son dưỡng ẩm chứa dầu khoáng, dầu thực vật và este tổng hợp thường xuyên.
Ngoài ra, cần chọn loại son dưỡng không màu và mùi để ngăn các chất phụ gia gây mẫn cảm với đôi môi của bạn. Bạn có thể kết hợp với động tác massage môi nhẹ nhàng với kem dưỡng môi, sáp chống nẻ vào mỗi sáng và tối trước khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt hơn.
4. Cải thiện sức khỏe máu và phổi
Môi khô có thể do chứng thiếu máu hoặc suy yếu phổi trong cơ thể. Thế nên cần phải bổ sung máu thông qua những chế độ ăn uống hợp lý, nhằm bổ sung đủ lượng sắt cho cơ thể. Những loại thực phẩm như các loại hạt, đậu phụ, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, thịt đỏ… đều rất giàu sắt và chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, cần uống nhiều nước cam và nước chanh để bổ sung vitamin C cho cơ thể.
5. Bổ sung vitamin B2
Khi cơ thể thiếu vitamin B2 thì môi sẽ khô và bong tróc hơn. Do đó, bạn nên bổ sung ngay các thực phẩm như rau lá màu xanh đậm, chuối, táo, lê, gan động vật, cá hồi, cá thu, sữa, trứng… để cung cấp nhanh chóng vitamin B2 cho đôi môi không còn bong tróc, nứt nẻ. Nếu cần thì bạn cũng có thể uống thêm vitamin B tổng hợp, nhưng hãy theo chỉ định của bác sĩ nhé.
6. Sử dụng mật ong
Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên rất tốt mà không để lại tác dụng phụ nào.
Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên và có thể sử dụng để chữa khô môi. Theo đó, hãy dùng tăm bông thoa mật ong lên môi rồi để khô tự nhiên. Sau 15 phút, dùng khăn ấm lau sạch mật ong trên môi. Thực hiện 2 lần/ngày và liên tục trong 1 tuần, ắt hẳn chứng khô môi sẽ được cải thiện. Nhưng cần lưu ý rằng, bệnh nhân mắc tiểu đường tuyệt đối không được thử cách này.
7. Thoa dầu ôliu trước khi ngủ
Dầu ôliu là sản phẩm tự nhiên giúp cho môi thêm mềm mại và bớt khô, bong tróc. Vì thế hãy thoa dầu ôliu mỗi ngày từ 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút để môi mềm hơn và bớt cảm giác đau rát khi bị nứt nẻ. Tốt nhất chị em nên sử dụng trước khi ngủ để đạt được hiệu quả như mong muốn, nhưng hãy nhớ lau sạch rồi mới ngủ nhé.
8. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh
Trái cây và rau xanh có chứa hàm lượng Vitamin C, B rất cần thiết cho một làn da và đôi môi mịn màng. Do đó, bạn có thể bổ sung Vitamin B và C bằng cách ăn nhiều rau củ như chuối, cà chua, rau dền, đậu xanh, khoai lang… Tuy nhiên, cần tránh các loại trái cây chứa nhiều axit như xoài, dứa, đào để không làm cho tình trạng khô môi trầm trọng thêm.
Minh Võ
Nữ giới mắc bệnh phụ khoa thường dễ gặp phải 4 triệu chứng xấu trên đôi môi
Để phát hiện xem bản thân có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa hay không, bạn nên chú ý tới một số biểu hiện đặc trưng trên đôi môi sau đây.
Bệnh phụ khoa không phải là căn bệnh quá xa lạ đối với nữ giới. Hầu như tất cả các cô gái đều có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Một số người nếu phát hiện ra bệnh từ sớm thì khả năng chữa khỏi sẽ cao hơn. Nhưng nếu việc điều trị bị trì hoãn hoặc bỏ qua thì rất dễ làm cho tình trạng sức khỏe thêm tồi tệ.
Thường thì bệnh phụ khoa xảy ra chủ yếu là do các vấn đề ở tử cung hoặc buồng trứng. Bên cạnh đó, nó còn liên quan tới một số thói quen ăn uống xấu hoặc lối sống sinh hoạt không lành mạnh. Khi nữ giới mắc các bệnh phụ khoa thì kinh nguyệt sẽ không ổn định và tình trạng đau bụng kinh cũng thường xảy ra nhiều hơn. Chính vì vậy, việc chủ động tìm hiểu xem mình có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa từ sớm hay không là điều rất cần thiết.
Đặc biệt, bạn có thể phát hiện bệnh phụ khoa từ chính đôi môi của mình thông qua 4 triệu chứng sau đây.
Môi thâm đen
Tình trạng môi thâm đen ngầm báo hiệu cơ thể con gái đang chất chứa nhiều độc tố và khả năng cao còn liên quan tới bệnh phụ khoa. Bởi khi tử cung bị tắc nghẽn và không được thải ra kịp thời thì nó sẽ gây ra sự thay đổi lớn trên đôi môi.
Với những cô nàng có đôi môi hồng hào, sáng bóng thì cơ thể họ thường rất khỏe mạnh. Vậy nên, điểm đầu tiên để nhận biết nguy cơ mắc bệnh phụ khoa chính là quan sát kỹ màu sắc trên đôi môi.
Môi nứt nẻ, chảy máu
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều cô nàng thường bỏ qua chuyện uống đủ nước nên dễ khiến đôi môi bị chảy máu, nứt sâu. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh phụ khoa thì họ cũng có thể gặp phải các triệu chứng môi khô, nứt nẻ như vậy.
Điều này chủ yếu là do khi tử cung gặp vấn đề, nó sẽ ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể, gây ứ đọng máu. Nếu cảm thấy vấn đề về đôi môi của mình khó cải thiện, bạn nên tích cực ăn nhiều trái cây, rau củ tươi để bổ sung hàm lượng chất xơ phù hợp giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giảm bớt các vấn đề về môi.
Vùng da quanh môi chuyển màu vàng
Điều này xảy ra có thể liên quan tới tình trạng rối loạn nội tiết của cơ thể nên khiến lượng melanin thải ra không đều, từ đó khiến vùng da quanh môi có màu vàng xỉn. Đa phần những cô gái thức khuya nhiều, ăn uống không đúng bữa, gặp nhiều căng thẳng, áp lực sẽ dễ gặp phải triệu chứng này.
Mọc ria mép đậm
Với nữ giới, chuyện mọc ria mép là điều không quá lạ nhưng nếu nó xuất hiện quá đậm thì đó không phải là hiện tượng bình thường chút nào. Thậm chí, khi nữ giới mọc ria mép quá đậm thì nồng độ estrogen trong cơ thể cũng có thể đang sụt giảm và lượng androgen lại tăng vượt trội.
Để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, bạn nên chăm bổ sung estrogen nhiều hơn từ đậu phụ, sữa đậu nành hoặc giá đỗ.
Gà
Tắm nước nóng không ngừa được nCoV Thân nhiệt người bình thường duy trì quanh 37 độ C bất kể nhiệt độ bên ngoài, nên tắm nước nóng không ngăn ngừa được nCoV. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 10/3 bổ sung một số khuyến cáo mới phòng chống Covid-19 trong bối cảnh dịch lan nhanh toàn cầu. Ảnh minh họa 1. Tắm nước nóng có ngừa được...