8 trường hợp thuố.c cổ truyền được miễn thử lâm sàng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về việc đăng ký lưu hành thuố.c cổ truyền, vị thuố.c cổ truyền và dược liệu.
Trong dự thảo này, Bộ Y tế đã đưa ra các quy định chi tiết về các trường hợp được miễn thử lâm sàng và các điều kiện cụ thể cho từng trường hợp.
Ảnh minh họa: Pixabay
Video đang HOT
Theo dự thảo, có 8 trường hợp thuố.c cổ truyền được Bộ Y tế công nhận miễn thử lâm sàng. Trong đó có vị thuố.c cổ truyền và cổ phương. Trường hợp thứ ba, bài thuố.c gia truyền đã được cấp giấy chứng nhận theo quy định, có tác dụng và chỉ định thể hiện rõ được thể bệnh y học cổ truyền, đồng thời đã được thử độc tính cấp và bán trường diễn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Trường hợp thứ tư là thuố.c cổ truyền đã được miễn thử lâm sàng có thay đổi dạng bào chế nhưng không thay đổi thành phần, hàm lượng, chỉ định, tác dụng và đường dùng. Trường hợp thứ năm là cổ phương gia giảm có tài liệu chứng minh việc gia giảm phù hợp với lý luận y học cổ truyền. Đối với trường hợp này, nếu gia giảm có dược liệu thuộc danh mục dược liệu độc thì bắt buộc phải thử độc tính cấp và bán trường diễn.
Tiếp theo là các sản phẩm thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh trở lên về thuố.c cổ truyền đã được nghiệm thu. Trường hợp thứ bảy là thuố.c cổ truyền đã được cấp giấy đăng ký và lưu hành trên 10 năm đối với thuố.c có dữ liệu nghiên cứu lâm sàng, hoặc trên 5 năm đối với thuố.c chưa có dữ liệu lâm sàng, và không phát hiện tác dụng không mong muốn.
Cuối cùng, gia giảm từ những bài thuố.c đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và lưu hành trên thị trường 5 năm trở lên, trừ các thuố.c cổ truyền có chỉ định dựa trên dữ liệu nghiên cứu lâm sàng theo quy định về thử thuố.c trên lâm sàng của Bộ Y tế, không phát hiện thêm các tác dụng không mong muốn và phản ứng có hại của thuố.c; có tài liệu, dữ liệu chứng minh hoặc phân tích, biện giải việc gia giảm phù hợp với lý luận của y học cổ truyền.
Dự thảo cũng quy định về việc miễn một số giai đoạn thử thuố.c trên lâm sàng. Cụ thể, có 3 trường hợp được miễn thử lâm sàng giai đoạn 1 và 2, nhưng vẫn phải thực hiện giai đoạn 3. Đó là các thuố.c được miễn thử lâm sàng nhưng có thay đổi chỉ định, bài thuố.c gia truyền đã được cấp chứng nhận nhưng chưa đáp ứng đủ điều kiện, và các thuố.c đã sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hạng II trở lên.
Về thử lâm sàng giai đoạn 4, dự thảo nêu rõ 3 trường hợp phải thực hiện. Thứ nhất là khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về dược để đán.h giá thêm về tính an toàn và hiệu quả. Thứ hai là thuố.c đã được cấp phép trước Luật Dược số 105/2016/QH13 theo đề nghị của Hội đồng tư vấn. Cuối cùng là các thuố.c thuộc trường hợp miễn một số giai đoạn thử lâm sàng nhưng chưa thực hiện thử nghiệm giai đoạn 4.
Đối với thuố.c cổ truyền mới, dự thảo khẳng định vẫn phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn thử lâm sàng theo quy định của pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 89 Luật Dược.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định về việc gia hạn đối với những thuố.c đã được cấp giấy đăng ký lưu hành trước thời điểm Luật Dược số 105/2016/QH13 có hiệu lực, trừ những trường hợp có yêu cầu thử lâm sàng từ Hội đồng tư vấn khi phát hiện tác dụng không mong muốn mới.
Bộ Y tế gia hạn đăng ký lưu hành nhiều loại thuố.c
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuố.c và nguyên liệu làm thuố.c đối với gần 130 loại sản phẩm.
Trường hợp thuố.c, nguyên liệu làm thuố.c đã thực hiện thay đổi, bổ sung trong quá trình lưu hành hoặc có đính chính, sửa đổi thông tin liên quan đến giấy đăng ký lưu hành đã được cấp, doanh nghiệp xuất trình văn bản phê duyệt hoặc xác nhận của Cục Quản lý Dược với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật.
Bộ Y tế gia hạn đăng ký lưu hành nhiều loại thuố.c trong và ngoài nước.
Các sản phẩm thuố.c, nguyên liệu làm thuố.c trong nước và nước ngoài được gia hạn giấy đăng ký thời gian qua đa dạng về nhóm tác dụng dược lý, gồm thuố.c điều trị ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, thuố.c kháng virus... và các loại vaccine, sinh phẩm có nhu cầu sử dụng nhiều trong khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh.
Tác dụng của loại gia vị đắt thứ 3 thế giới, được trồng nhiều ở Việt Nam Bạch đậu khấu dùng làm gia vị trong chế biến thức ăn đồng thời là dược liệu, có tác dụng kháng khuẩn, tốt cho tim, gan. Theo số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nhóm hàng bạch đậu khấu - nhục đậu khấu của nước ta đạt hơn 2.500 tấn, kim ngạch 20...