8 trường hợp cần thiết được đi lại giữa TP.HCM với các tỉnh
Sở GTVT TP.HCM vừa cập nhật hướng dẫn tổ chức giao thông sau ngày 1/10, trong đó chỉ rõ 8 trường hợp được đi lại giữa TP.HCM với các tỉnh, TP.
Từ sau 1/10, người tham gia lưu thông phải sử dụng mã QR khai báo di chuyển của ứng dụng VNEID và mã QR tiêm chủng của ứng dụng Y tế HCM hoặc sổ sức khỏe điện tử (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).
Nếu các trường hợp không có mã QR thì có thể xuất trình một trong các giấy tờ như: Người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng; đã tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
Hướng dẫn của Sở GTVT chỉ rõ phương tiện giao thông cá nhân chỉ được phép lưu thông trong phạm vi TP.HCM và chỉ được lưu thông liên tỉnh trong 8 trường hợp cụ thể sau:
Người dân các tỉnh miền Tây di chuyển qua chốt kiểm soát dịch trên quốc lộ 1, đoạn qua huyện Bình Chánh (TP.HCM) để về quê
Hoạt động vận tải hàng hoá: Các phương tiện vận tải hàng hoá lưu thông đến và lưu thông ngang qua TP.HCM phải có giấy nhận diện (có mã QR) được cấp tại địa chỉ: vantai.drvn.gov.vn hoặc địa chỉ: suckhoe.dancuquocgia.gov.vn (hoặc ứng dụng VNEID).
Đối với phương tiện có lộ trình quá cảnh qua TP.HCM: Không được dừng, đỗ trong suốt quá trình lưu thông trên địa bàn TP (trừ trường hợp bất khả kháng như: phương tiện bị hư hỏng, sự cố kỹ thuật, về sức khỏe của người trên phương tiện,…).
Xe ô tô chở hàng, ô tô tải hoạt động trong khu vực nội đô tuân thủ theo quy định hạn chế và phải được cấp phép.
Video đang HOT
Người đi khám, chữa bệnh: Người từ các tỉnh vào TP.HCM để khám chữa bệnh (ngoại trừ trường hợp cấp cứu) phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu) và phải có giấy chuyển viện (của các bệnh viện) từ các tỉnh, thành phố đến bệnh viện tại TP.HCM, giấy hẹn tái khám hoặc thông tin xác nhận đăng ký của các bệnh viện tại TP.HCM.
Phương tiện di chuyển: các loại hình vận tải hành khách liên tỉnh (bằng ô tô, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không); xe ô tô cá nhân (lái xe phải phải đáp ứng điều kiện y tế nêu trên).
Người dân TP.HCM từ các tỉnh, thành phố khác trở về TP: Người dân TP.HCM di chuyển trở về TP phải có giấy tờ chứng minh thường xuyên cư trú, làm việc tại TP.HCM như: hộ khẩu, giấy tạm trú, căn cước công dân hoặc chứng minh thư, giấy khai sinh (đối với trẻ em).
Có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu).
Phương tiện di chuyển: các loại hình vận tải hành khách liên tỉnh (bằng ô tô, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không); xe ô tô cá nhân (lái xe và người đi cùng phải đáp ứng điều kiện nêu trên).
Được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền như văn bản của UBND tỉnh, TP nơi đi; hoặc văn bản của Sở GTVT TP.HCM.
Người dân đi từ TP.HCM đến các tỉnh, thành phố khác trong một số trường hợp cấp bách: Đối tượng là đưa đón người bệnh hiểm nghèo, con nhỏ, phụ nữ mang thai; thực hiện cuộc hẹn phỏng vấn trước khi đi nước ngoài.
Một số trường hợp cấp bách khác gồm người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và 14 ngày sau tiêm); có kết quả xét nghiệm (SARS-CoV-2) âm tính còn hiệu lực theo quy định của ngành y tế.
Phương tiện di chuyển: các loại hình vận tải hành khách liên tỉnh (bằng ô tô, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không); xe ô tô cá nhân (lái xe và người đi cùng phải đáp ứng điều kiện y tế nêu trên).
Việc đi lại phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền: Văn bản của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi đến; hoặc văn bản của Sở GTVT TP.HCM.
Người từ các tỉnh, thành phố khác đến TP.HCM trong một số trường hợp cấp bách: đ ưa đón người bệnh hiểm nghèo, con nhỏ, phụ nữ mang thai, thực hiện cuộc hẹn phỏng vấn trước khi đi nước ngoài.
Việc đi lại phải được UBND tỉnh/thành phố nơi cư trú cho phép, xác nhận. Có kết quả xét nghiệm (SARS-CoV-2) âm tính còn hiệu lực theo quy định của ngành y tế. Phương tiện di chuyển: các loại hình vận tải hành khách liên tỉnh (bằng ô tô, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không); xe ô tô cá nhân (lái xe và tất cả người đi cùng phải đáp ứng điều kiện nêu trên).
Vận chuyển người lao động tại các tỉnh, TP về TP.HCM:
Thực hiện theo Công văn số 3231/UBND-ĐT ngày 30/9/2021 của UBND TP về phối hợp tổ chức vận chuyển người lao động từ các tỉnh, thành phố làm việc tại TP.HCM trong tình hình mới.
Vận chuyển người dân có nguyện vọng về quê (về các tỉnh, thành khác) theo kế hoạch: Thực hiện công văn số 2452/UBND-ĐT ngày 23/7/2021, công văn số 2544/UBND-ĐT ngày 30/7/2021 và công văn số 2548/UBND-ĐT ngày 30/7/2021 của Ủy ban nhân dân TP về phối hợp tổ chức hỗ trợ đưa người dân có nguyện vọng về quê trong thời gian TP thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Lưu thông đến, đi từ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 8272/BGTVT-VT ngày 11/8/2021 và công văn số 8573/BGTVT-VT ngày 18/8/2021 về tiếp tục hỗ trợ đưa người có vé máy bay đi nước ngoài đến cảng hàng không quốc tế để thực hiện chuyến bay.
Chuyên gia từ TPHCM chi viện Đắk Lắk điều trị ca mắc Covid-19 nặng
Trước tình trạng BN3836 tại Đắk Lắk có diễn tiến bệnh nặng, phải thở máy, 4 chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM đã đến địa phương này để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân.
Chiều 24/5, trao đổi PV Dân trí , bác sĩ Châu Đương - Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đắk Lắk, cho biết, các chuyên gia hàng đầu về hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy ở TPHCM đã tới Đắk Lắk và đang hội chẩn, đưa ra hướng điều trị phù hợp cho BN3836.
Khu vực cách ly điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đắk Lắk.
"Bệnh nhân hiện vẫn đang thở máy, được lọc máu và các chỉ số sinh tồn tạm ổn. Bệnh viện sẽ xin ý kiến của 4 chuyên gia xem sẽ tiếp tục điều trị cho bệnh nhân tại đây hay cho chuyển viện xuống TPHCM. Bệnh nhân đang được các bác sĩ theo dõi sát", bác sĩ Đương thông tin.
Riêng với hai bệnh nhân mắc Covid-19 khác tại Đắk Lắk là BN3237 và BN3334, lãnh đạo Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đắk Lắk cho hay, sức khỏe của hai bệnh nhân hiện ổn định.
Trước đó, BN3836 diễn tiến bệnh nặng, có biểu hiện suy hô hấp, rối loạn đông máu, phải duy trì thở máy. Để điều trị cho bệnh nhân, Sở Y tế Đắk Lắk đã điều thêm 3 ê kíp y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đắk Lắk để hỗ trợ việc điều trị.
Đồng thời, ngành y tế Đắk Lắk đã tham gia hội chẩn trực tuyến với các chuyên gia của các bệnh viện hàng đầu trên cả nước để tìm hướng chữa trị cho bệnh nhân.
Ngày 24/4, BN3836 là ông V.Đ.D. (50 tuổi, ngụ phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk) đi Bắc Ninh để tổ chức lễ báo hỷ cho con gái và có tiếp xúc gần với BN3052.
Ngày 6/5, ông D. về lại Đắk Lắk bằng máy bay QH1403 số ghế 21A (cùng vợ, số ghế 21B), sau đó di chuyển về thị xã Buôn Hồ bằng xe máy do vợ chở.
Ngày 9/5, ông D. cùng vợ và con trai nhập khu cách ly tập trung của tỉnh Đắk Lắk. Ngày 10/5, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk lấy mẫu xét nghiệm lần 1 và cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Đến ngày 14/5 ông D. xuất hiện triệu chứng sốt nên lấy mẫu lần 2 và cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Ba mẹ con mắc Covid-19 ở TPHCM không liên quan đến Đà Nẵng Chiều 21/5, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng thông tin, 3 mẹ con mắc Covid-19 ở TPHCM không liên quan đến Đà Nẵng. Theo Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng, ngày 21/5, một số trang báo và mạng xã hội có thông tin: "Liên quan đến 3 mẹ con mắc Covid-19 trên địa bàn TPHCM,...