8 triệu khách hàng ảnh hưởng bởi sự cố cúp điện miền Nam
Trong số này là gần 2 triệu hộ dân và doanh nghiệp tại TP HCM chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự cố ngọn cây chạm đường dây 500 kV khiến 22 tỉnh miền Nam mất điện hôm 22/5
Theo thống kê của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) và Tổng công ty Điện lực TP HCM, có 6 triệu khách hàng trên 21 tỉnh thành và 1,8 triệu khách hàng tại TP HCM (cả doanh nghiệp và hộ dân) bị cúp điện hoàn toàn trong sự cố vừa qua.
“Sản luợng điện tiêu thụ trung bình nếu không có sự cố từ khoảng 14h đến hơn 22h của 21 tỉnh thành khoảng 24 triệu kWh”, đại diện EVNSPC cho biết.
Con số 24 triệu kwh được tính bằng cách lấy công suất tiêu thụ trung bình của từng tỉnh một giờ nhân với số thời gian mỗi tỉnh mất điện. Nếu quy thành tiền, 24 triệu kWh tương đương khoảng hơn 33,6 tỷ đồng. Số điện này EVN chưa bán ra cho khách hàng vì sự cố 500KV nên không xem là thiệt hại của ngành điện. Riêng TP HCM vẫn chưa tính toán các con số cụ thể.
Cả miền Nam mất điện vì một sự cố nhỏ. Ảnh: Nguyệt Triều.
Trao đổi với VnExpress.net, Trưởng ban Quan hệ cộng đồng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm cho hay, thiệt hại từ sự cố vừa qua là rất lớn, EVN và các đơn vị thành viên đang thống kê. “Xử lý thiệt hại sẽ theo các quy định của pháp luật”, ông Lâm khẳng định.
Video đang HOT
Theo ông Lâm, bản thân EVN cũng chịu thiệt hại “rất lớn” do sự cố vừa qua. Theo thông cáo phát đi trước đó, trong thời gian xảy ra sự cố, EVN còn phải huy động các tổ máy nhiệt điện và tua bin khí chạy dầu Thủ Đức, Cần Thơ để hỗ trợ khôi phục nhanh phụ tải khu vực miền Nam.
Trả lời về việc có biện pháp hỗ trợ hay bồi thường thiệt hại cho hàng triệu khách hàng bị thiệt hại, đại diện EVNSPC cho rằng đây là sự cố bất khả kháng, ngành điện mong sự chia sẻ, thông cảm của khách hàng.
Trước thời điểm xảy ra sự cố, thì điện cung cấp cho khu vực miền Nam ngoài nguồn tại chỗ (các nhà máy điện) còn có nguồn từ miền Bắc truyền tải về qua đường dây 500kV. Khi cây xanh va vào đường dây điện gây ra sự cố chạm đất, hệ thống bảo vệ sẽ cô lập nguồn điện trên đường dây 500kV.
Lập tức nguồn điện từ miền Bắc đưa vào miền Nam bị cắt và nguồn điện tại chỗ lúc này không đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, bắt buộc các nhà máy điện phải bật ra khỏi hệ thống truyền tải do tần số suy giảm nên xảy ra hiện tượng rã luới, EVNSPC giải thích thêm.
Còn theo Luật sư Bùi Quang Hưng, những khách hàng, doanh nghiệp thiệt hại nặng trong sự cố mất điện ở 22 tỉnh sẽ được bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại thực tế, theo quy định của Luật Dân sự. Sự cố mất điện là do lỗi của xe tải chở cần cẩu chở cây gây chập mạch trên đường dây 500 kV nên người lái xe cẩu phải có trách nhiệm. “Do mức thiệt hại không nhỏ nên có thể quy được trách nhiệm nhưng rất khó yêu cầu người lái xe bồi thường thiệt hại vì mức thu nhập của người lái xe thấp”, ông Hưng cho hay. Theo luật sư Hưng, dù đây là lý do bất khả kháng song EVN cũng có lỗi là công tác cảnh báo về đảm bảo hành lang an toàn lưới điện cao thế chưa tốt.
Theo VNE
Cả miền Nam mất điện vì xe cẩu
Trao đổi với VnExpress.net, ông Trịnh Đình Chính - Phó giám đốc Truyền tải điện miền Đông cho biết, xe cẩu đã làm đứt đường dây 500 KV tuyến Di Linh - Tân Định. Đây là đường dây tải điện từ Bình Dương, hòa vào trạm biến thế Tân Định, cung cấp điện lực cho toàn bộ khu vực miền Nam, trong đó có TP HCM.
Câu dầu dài hơn 10 m đụng vào đường dây 500 KV được cho là nguyên nhân gây mất điện toàn khu vực miền Nam. Ảnh: Nguyệt Triều.
Theo đó, khoảng 13h40 ngày 22/5, tại đoạn đường dây 500 KV tuyến Di Linh - Tân Định, qua khu vực phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một (Bình Dương), tài xế Ngô Tấn Thảo (ngụ Thuận An, Bình Dương) điều khiển xe cẩu, cẩu cây dầu cao hơn 10 m tại vườn ươm gần đấy. Anh Thảo để phần ngọn cây dầu đụng vào đường dây 500 KV gây ra một tiếng nổ lớn. Ngay sau đó, toàn bộ khu vực này bị mất điện.
Tài xế Thảo kể: "Tôi chỉ biết phần ngọn cây dầu đã bị chạm vào dây điện khi nghe tiếng nổ lớn. Theo phản xạ tôi nhảy khỏi xe nhưng cũng bị choáng váng rất lâu, không biết có phải do điện truyền vào người không. Cây dầu khô héo hết cả". Theo anh Thảo, luồng điện có thể đã truyền đến xe cẩu làm nổ tung bánh xe trước.
Bánh xe cẩu phát nổ vì bị phóng điện. Ảnh: Nguyệt Triều
Trên Cổng thông tin Điện tử Chính phủ, ông Đặng Hoàng An, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng cho biết nguyên nhân mất điện toàn miền Nam là do chiếc xe cẩu gây sự cố phóng điện trên đường dây 500 kV. Khi sự cố xảy ra, đã gây ra hiệu ứng dây chuyền và rã lưới. Các trạm biến áp tất cả các tỉnh thành phải ngưng phát để hệ thống điều độ quốc gia rà soát, tìm ra điểm xảy ra sự cố. Hệ thống điện bị rã lưới hoàn toàn, nên các tỉnh từ Ninh Thuận, Bình Thuận trở vào đều bị mất điện.
Thông cáo báo chí Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát đi cuối ngày cũng khẳng định, sự cố xảy ra trong lúc truyền tải công suất cao làm mất liên kết hệ thống điện 500 KV Bắc - Nam, gây nhảy tất cả tổ máy phát điện, dẫn tới hệ thống điện miền Nam mất điện toàn bộ (với tổng công suất khoảng 9.400 MW).
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, các lực lượng đang tập trung xử lý và theo đánh giá, những sự cố như vậy thường mất khoảng 6-8 giờ mới khắc phục hoàn toàn.
Từ 15h54, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đưa vào vận hành trở lại đường dây 500kV Bắc - Nam và từng bước khôi phục hệ thống điện miền Nam. Dự kiến trong tối nay, điện miền Nam sẽ được khôi phục toàn bộ.
Tại TP HCM, đến 15h đã có một số khu vực có điện trở lại như quận Bình Thạnh, quận 1. Tại nhiệt điện Ô Môn (Cần Thơ), khí điện đạm Cà Mau cũng bắt đầu cung cấp điện trở lại.
Ông Phạm Minh Lương, Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Nam khẳng định, đang dồn tất cả nguồn lực để cấp cho những phụ tải quan trọng trước, trong đó có TP HCM. Trong khi đó, theo đại diện Tổng công ty Điện lực miền Nam, hiện các nhà máy điện đang chạy lại để hòa lưới, nhưng chưa đủ cung cấp nên sẽ có những khu vực chưa thể tái lập điện ngay được.
"Chỉ khi có điện từ hệ thống 500 KV, thì tất cả các nơi mới có thể được tái lập điện như thường", đại diện Tổng công ty Điện lực miền Nam phân tích.
Theo VNE
Toàn bộ CSGT TP HCM được huy động để xử lý sự cố mất điện Hệ thông đèn giao thông ngừng hoạt động tại tất cả các giao lộ khiến CSGT phải tung toàn bộ lực lượng xuống đường để xử lý sự cố mất điện chiều nay. Các giao lộ hỗn loạn xe cộ vì đèn giao thông không hoạt động. Ảnh: Nhật Anh. Sau khi sự cố mất điện xảy ra trên toàn bộ TP HCM,...