8 triệu chứng cảnh báo cơ thể thiếu hụt protein
Khi cơ thể thiếu hụt protein, bạn thường xuyên thay đổi tâm trạng, dễ bị phù nề, nhanh đói và mệt mỏi.
Phù nề: Một trong những dấu hiệu phổ biến cho thấy cơ thể thiếu hụt protein là phù nề, đặc biệt ở bụng, chân, bàn chân và bàn tay. Thông thường, protein lưu thông trong máu – đặc biệt là albumin – giúp giữ chất lỏng không tích tụ trong các mô. Nếu thiếu protein, chất lỏng tích tụ nhiều, gây sưng tấy. Ảnh: Medicalnewstoday.
Thay đổi tâm trạng: Theo Webmd, não bộ sử dụng chất dẫn truyền thần kinh để chuyển tiếp thông tin giữa các tế bào. Nhiều chất dẫn truyền thần kinh được tạo thành từ các axit amin – khối cấu tạo của protein. Vì vậy, thiếu protein trong chế độ ăn uống có thể khiến cơ thể không tạo ra đủ chất dẫn truyền thần kinh đó. Điều này sẽ thay đổi cách hoạt động của não bộ. Chẳng hạn, với mức dopamine và serotonin thấp, bạn có thể cảm thấy chán nản hoặc quá khích. Ảnh: Healthstatus.
Các vấn đề về tóc, móng và da: Sự thiếu hụt protein thường để lại dấu hiệu trên da, tóc và móng tay. Những bộ phận này phần lớn được tạo ra từ các protein như elastin, collagen và keratin. Khi cơ thể bạn không thể tạo ra chúng, tóc dễ bị giòn, mỏng, dễ gãy; làn da khô và bong tróc; móng tay xuất hiện các đường kẻ, gờ sâu. Ảnh: Headtopics.
Yếu ớt và mệt mỏi: Nghiên cứu cho thấy chỉ một tuần không ăn đủ protein có thể ảnh hưởng các cơ chịu trách nhiệm về tư thế và chuyển động của con người, đặc biệt từ 55 tuổi trở lên. Theo thời gian, việc thiếu protein có thể làm mất đi khối lượng cơ bắp, từ đó, khiến bạn yếu ớt, khó giữ thăng bằng và chậm trao đổi chất. Nó cũng có thể dẫn đến thiếu máu vì các tế bào không nhận đủ oxy, khi đó, bạn sẽ thường xuyên mệt mỏi. Ảnh: Medicinenet.
Nhanh đói: Theo Prevention, điều này có vẻ rõ ràng. Cùng carbohydrates và chất béo, protein có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu luôn cảm thấy thèm ăn dù vừa ăn xong một lúc, bạn có thể cần bổ sung thêm protein. Các nghiên cứu phát hiện ăn thực phẩm giàu protein giúp bạn cảm thấy no lâu hơn trong ngày. Ảnh: Eatthis.
Vết thương chậm lành: Những người thiếu protein thường thấy vết cắt và vết xước lâu lành hơn. Điều này thường đúng với bong gân và các rủi ro khác liên quan tập thể dục. Ngoài ra, protein cũng giúp tạo ra cục máu đông. Thiếu dưỡng chất này khiến máu khó cầm hơn. Ảnh: Reputationtoday.
Thấp còi ở trẻ em: Protein không chỉ giúp duy trì khối lượng cơ và xương, nó còn cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Do đó, sự thiếu hụt dưỡng chất này đặc biệt có hại cho trẻ em khi cơ thể đang phát triển của chúng cần nguồn cung cấp ổn định. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa lượng protein thấp và sự tăng trưởng suy giảm. Ảnh: Firstcryparenting.
Video đang HOT
Hệ miễn dịch kém: Protein cung cấp năng lượng cho các kháng thể chống lại bệnh tật. Bạn cần protein để tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, giúp cơ thể khỏe mạnh. Cũng có bằng chứng cho thấy protein có thể thay đổi mức độ vi khuẩn “tốt” chống lại bệnh tật trong đường ruột. Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh, đó có thể là do cơ thể thiếu hụt protein. Ảnh: Livescience.
Nhiệt độ xuống thấp kiểu "phi mã" có thể gây ra những tổn thương nào cho cơ thể?
Bắt đầu tư tối 7/1, Miền Bắc đón thêm một đợt không khí lạnh tăng cường với độ ẩm cao, được dự báo là sẽ gây rét buốt. Khi nhiệt độ xuống thấp sẽ gây ra một số tổn thương cho cơ thể.
Khi nền nhiệt độ thấp đi sẽ gây ra những tổn hại nhất định đối với sức khỏe. Ngoài những biểu hiện như cóng tay chân, cước tay chân co cứng khớp với những người có tiền sử bệnh thì bạn cần đặc biệt quan sát tới những thay đổi khác của cơ thể, giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp tới sức khỏe.
1. Giải thích cơ chế nhiệt độ thấp gây tổn hại tới sức khỏe
Theo các bác sĩ, mức độ tổn thương của cơ thể sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiệt độ thấp bao nhiêu cũng như thời gian cơ thể bạn phải tiếp xúc với nhiệt độ thấp. Bên cạnh đó, các yếu tố như trang bị bảo hộ giữ ấm cho cơ thể cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại: có đang mắc các bệnh mãn tính hay không,..
Hay nói cách khác, những yếu tố nguy cơ càng lớn thì mức độ tổn hại sức khỏe do nhiệt độ thấp gây ra cũng càng cao. Tương tự như việc nhiệt độ càng thấp tổn thương cũng càng nhiều
Nhiệt độ càng thấp nếu không có biện pháp bảo vệ đúng thì càng đây tổn thương nặng cho sức khỏe (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, nhóm đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, chưa phát triển hoàn thiện như người già, phụ nữ mang thai hay trẻ em. Người đang mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giáp, tai biến mạch máu não, người từng có nhiều chấn thương xương khớp,, bệnh phổi hay bị suy giảm chức năng não bộ,.. cũng cần hết sức lưu ý khi nhiệt độ thấp, trời lạnh hơn.
2. Các mức độ tổn hại sức khỏe do nhiệt độ thấp gây ra và cách nhận biết
2.1. Mức độ nhẹ
Mức độ tổn thương nhẹ thường xảy ra khi nhiệt độ thấp là CÓNG. Người bị cóng thường có các biểu hiện như:
- Đau buốt
- Tím tái vùng cơ thể bị tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
Mức độ tổn thương nhẹ thường xảy ra khi nhiệt độ thấ là CÓNG (Ảnh: Internet)
Với mức độ tổn thương nhẹ này, nếu không có tổn thương mô xảy ra thì có thể hồi phục nhanh chóng sau khi được làm ấm. Trừ trường hợp bạn bị cóng trong thời gian dài và xảy ra lặp đi lặp lại liên tục thfi có thể gây ra hiện tượng teo mỡ hoặc mất lớp mỡ ở dưới da.
2.2. Mức độ trung bình
Mức độ tổn thương trung bình la LẠNH CỨNG. Khi vùng mô cơ thể gặp nhiệt độ lạnh xảy ra sự tắc nghẽn vi mạch hay còn gọi là thiếu oxy mô sẽ gây ra hiện tượng lạnh cứng.
Các mức độ của lạnh cứng bao gồm:
- Bị nề đỏ, nhưng không xảy ra hiện tượng hoại tử
- Nổi phỏng nước (bỏng lạnh), vùng da bị sung huyết và có thể hoại tử một phần ở vùng nông của bề mặt da
- Hoại tử da toàn bộ và hoại tử sâu dưới da, lúc này sẽ kèm theo những nốt xuất huyết
- Hoại tử sâu lan xuống phần xương khớp và cơ.
2.3. Mức độ nặng
Cước tay, chân, cước vùng da tiếp xúc với nhiệt độ thấp là tình trạng đầu chi xuất hiện phù nề dạng khu trú. Cước là tổn thương do nhiệt độ thấp gây ra, được chia thành 2 loại, cụ thể như sau:
- Cước cấp tính
Hình ảnh bàn chân bị cước sưng đỏ (Ảnh: Internet)
Là tình trạng tổn thương xuất hiện từ 12 - 24 giờ sau khi tiếp xúc với không khí lạnh. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 - 2 tuần.
- Cước mạn tính
Là tình trạng xảy ra do cơ thể tiếp xúc liên tục, nhiều lần với không khí lạnh gây ra các tổn thương mang tính dai dẳng thậm chí là có thể để lại các sẹo hay tổn thương dạng teo mô.
Cước dễ xảy ra ở đâu?
Thông thường những vùng da cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ dễ bị cước. Chẳng hạn như phần mặt trước của xương chày, mu bàn tay, mu bàn chân. Vì thế để phòng tránh cước chân tay khi trời lạnh cần chú ý giữ ấm những bộ phận này.
Cước lâu ngày tác động tới cơ thể như thế nào?
Về lâu dài nếu không được can thiệp đúng cách thì tình trạng cước lạnh có thể khiến vùng cước bị loét, chảy mái thậm chí là tạo sẹo và xơ ở các vùng bị tổn thương. Mặc dù ban đầu bạn có thể chỉ có cảm giác ngứa nhưng về lâu dài thì sẽ là cương tụ và đau nhiều hơn.
Ngoài ra, khi bị cước mà vẫn tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ khiến hệ men chuyển hóa và hormone của cơ thể bị giảm hay ngừng hoạt động. Từ đó gây ra rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, bị suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa thậm chí là co giật, hôn mê và có thể tử vong nhanh chóng.
3. Cần xử trí thế nào với những tổn thương cơ thể do nhiệt độ thấp gây ra?
Khi phát hiện cơ thể có những tổn thương do nhiệt độ thấp gây ra cần có biện pháp can thiệp phù hợp. Tùy theo từng mức độ, nếu nặng bạn nên nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Nhanh chóng ủ ấm cho người bị cóng, cước chân tay do nhiệt độ thấp (Ảnh: Internet)
Nếu ở mức độ nhẹ, hãy nhanh chóng ủ ấm cơ thể và tránh xa khỏi luồng khí lạnh. Ngâm nước ấm khoảng 40 độ C từ 20 - 30 phút cũng là một giải pháp hợp lý. Lưu ý ngâm sao cho cơ thể chuyển từ tím tái sang hồng hào. Ngoài ra hãy cho bệnh nhân uống thức uống ấm.
Một sai lầm khi ủ ấm khi bị tổn thương do nhiệt là dùng nhiệt nóng, khô (đốt oxy) hay xoa bóp.
4. Phòng tránh tổn thương cơ thể vào trời lạnh
Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, cần có các biện pháp bảo hộ cơ thể kỹ càng khi ra ngoài trời. Nhất là những vùng cơ thể tiếp xúc thường xuyên với khí lạnh, chẳng hạn như mu bàn tay, bàn chân, đầu,... Tuy nhiên, cần tránh 3 sai lầm giữ ấm cơ thể chỉ khiến bạn lạnh hơn sau đây.
Đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ năng lượng cần thiết cũng như lượng nước để ổn định quá trình trao đổi chất.
Đừng quên, nếu có biểu hiện cơ thể bị nhiễm lạnh cần nhanh chóng ngừng công việc và có biện pháp xử lý kịp thời.
Trẻ bị chớp mắt, hắng giọng liên tục có thể bị rối loạn tic Những cử động của trẻ xuất hiện một cách liên tục, không phù hợp với hoàn cảnh như chớp mắt, hắng giọng, chun mũi,... khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng. Đặc biệt, các bậc cha mẹ càng trăn trở và bối rối hơn bao giờ hết khi trẻ được thăm khám và chẩn đoán rối loạn tic. Ảnh minh họa Rối...