8 thức uống cực tốt cho bệnh xương khớp nên bổ sung hàng ngày
Dưới đây là những thức uống đều giàu dinh dưỡng, có tác dụng kháng viêm và phù hợp cho người bệnh xương khớp nên bổ sung cho cơ thể mỗi ngày.
Rượu vang đỏ tốt cho xương khớp
Mặc dù các chất kích thích được khuyến cáo không sử dụng cho người bệnh xương khớp. Tuy nhiên rượu vang đỏ lại có công dụng rất tốt với người mắc phải bệnh lý này. Theo nghiên cứu, hoạt chất resveratrol có trong trong rượu vang đỏ được so sánh với các chất kháng viêm mạnh. Vì thế người bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp có thể yên tâm sử dụng loại thức uống này.
Ảnh minh họa
Trung bình 1 hoặc 2 ly rượu vang đỏ mỗi ngày sẽ cung cấp lượng resveratrol mà cơ thể cần. Từ đó sẽ giảm nguy cơ phát triển viêm xương khớp, ngăn ngừa nguy cơ viêm khớp dạng thấp từ sớm. Ngoài ra resveratrol có trong nho đỏ cũng chiếm thành phần cao, người không uống được rượu có thể ăn nho tươi nếu muốn bổ sung hợp chất này.
Mặc dù rượu vang đỏ được đánh giá tốt cho sức khỏe, nhưng người bệnh không nên lạm dụng rượu hoặc đồ uống có cồn. Sử dụng nhiều rượu ảnh hưởng đến dạ dày và khiến cơ thể nhanh mất nước. Trung bình mỗi ngày người bệnh xương khớp chỉ nên uống tối đa 2 ly rượu vang.
Nước lọc tốt cho xương khớp
Nước chiếm khoảng 70% và cần thiết cho mọi quá trình của cơ thể. Nếu mất nước, cơ thể không thể loại bỏ các độc tố gây viêm. Nước cũng bảo vệ lớp đệm của khớp. Thực tế là có một số bệnh viêm khớp do lớp đệm không đủ sức để bảo vệ chỗ hai khớp xương tiếp xúc với nhau.
Ảnh minh họa
Để giữ nước, hãy uống mỗi ngày khoảng 2 lít nước lọc. Ngoài ra tránh tiêu thụ đồ uống có bổ sung vitamin vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, lại nhiều chất đường. Nước đóng chai loại lấy từ nguồn nước của thành phố, giống như nước trong vòi, cũng không tốt.
Sữa đậu nành tốt cho người bị xương khớp
Video đang HOT
Canxi không chỉ có nhiều trong sữa, trứng, hay hải sản đều có nguồn gốc động vật. Canxi còn có mặt nhiều ở đậu nành. Thức uống từ đậu nành là sữa đậu nành rất tốt cho việc nuôi dưỡng xương khớp. Sữa đậu nành với những biến tấu khác nhau có mùi vị thơm ngon tốt cho người loãng xương, thoái hóa cột sống, đau nhức xương khớp nói chung.
Bệnh xương khớp nên uống nước cam, sả, mật ong
Ảnh minh họa
Cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Sả có tính ấm tác dụng thăng khí, trừ phong thấp. Mật ong là chất kháng sinh, kháng viêm tự nhiên. Ba nguyên liệu này tạo ra thứ đồ uống rất phổ biến hiện nay là nước cam, sả, mật ong. Đây là món đồ uống thơm ngon thích hợp uống quanh năm cho người bệnh xương khớp.
Cà phê tốt cho người bị xương khớp
Ảnh minh họa
Trong cà phê có chứa các polyphenol, là những chất kháng ô xy hóa chống lại viêm tấy. Do vậy, người bị viêm khớp có thể thoải mái thưởng thức cà phê. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy nếu mỗi ngày uống 4 tách cà phê sẽ không gây rủi ro cho sức khỏe. Uống cà phê còn giúp ngăn ngừa bệnh gút.
Trà gừng giảm đau nhức xương khớp
Ảnh minh họa
Trà gừng nằm trong số những thức uống tốt cho xương khớp, đặc biệt tốt với người bệnh bị đau nhức xương khớp mãn tính và cấp tính. Tác dụng chính của gừng có thể ngăn chặn hoạt động sản sinh các phân tử gây viêm như prostaglandin và leukotriene. Từ đó có thể bảo vệ khớp xương, bao hoạt dịch hoạt động ổn định.
Nước ép quả anh đào chữa bệnh viêm khớp
Ảnh minh họa
Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh nước ép anh đào có tác dụng cải thiện đáng kể các triệu chứng của viêm xương khớp và bệnh gút. Nước ép anh đào tương đối ít đường, giàu vitamin C, vitamin D và E cần thiết cho hoạt động tái tạo tế bào xương. Thành phần của anh đào cũng được điều chế thành nhiều loại thuốc kháng viêm, bao gồm thuốc chữa bệnh viêm khớp.
Nước ép lựu ngăn ngừa thoái hóa khớp
Ảnh minh họa
Trong nhiều nghiên cứu y khoa, quả lựu nằm trong số những loại trái cây có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất. Ngoài ra lựu cũng cung cấp nguồn vitamin B, đồng, khoáng chất quan trọng như mangan và phốt pho cần thiết cho quá trình tái tạo và duy trì cấu trúc bền vững của xương.
Người viêm xương khớp nên tập luyện thế nào?
Hiện nay, các bệnh lý viêm xương khớp khá phổ biến. Khi trời lạnh, các bệnh xương khớp trở nên nặng hơn, gây đau đớn cho người bệnh.
Việc tập luyện để cải thiện tình trạng bệnh, phục hồi các chức năng cho sụn khớp là cần thiết. Tuy nhiên nếu tập luyện không phù hợp, bệnh sẽ nặng lên. Vì vậy, người bệnh viêm xương khớp cần lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp.
Viêm xương khớp là bệnh lý nhiều người mắc, nhất là lứa tuổi trung niên trở lên. Bệnh gây đau đớn, khó khăn khi di chuyển. Kết hợp giữa dùng thuốc và tập luyện đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, phục hồi chức năng cho bệnh nhân viêm xương khớp.
Bệnh viêm xương khớp không thể trị dứt. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, hoạt động thể chất phù hợp giúp kiểm soát viêm xương khớp hiệu quả, các khớp được bôi trơn và co duỗi tốt, giảm đau đớn.
Những bài tập phù hợp với người bị viêm xương khớp
Đi bộ: Nhắc đến những bài tập tốt nhất giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân viêm khớp, phải kể đến cách đi bộ mỗi ngày. Đi bộ là bài tập rất đơn giản và dễ thực hiện. Bệnh nhân viêm khớp có thể thực hiện ở bất kì nơi nào và trong mọi hoàn cảnh.
Tập yoga mang lại hiệu quả với người bệnh khớp (ảnh minh họa).
Khi bắt đầu đi bộ, bạn nên đi với tốc độ chậm, sau đó có thể điều chỉnh tăng dần tùy theo mức đáp ứng của cơ thể. Khi đi bộ, bạn nên chú ý khoảng cách giữa những bước đi, chỉ nên duy trì khoảng cách vừa phải, không sải bước quá dài hay quá ngắn sẽ làm gia tăng áp lực lên phần khớp.
Nên đi bộ với khoảng cách giữa các bước đi là 1 - 2 bước chân tùy theo từng bệnh nhân. Nên đi bộ từ nửa tiếng tới 1 tiếng mỗi ngày tùy theo tình trạng bệnh, sau khi đi bộ khoảng 15 phút nên dừng lại để nghỉ ngơi, tránh việc đi liên tục khiến các khớp không có thời gian nghỉ, gây quá tải, đau đớn.
Tập yoga: Việc tập luyện yoga mang lại hiệu quả đáng kể đối với các bệnh nhân đang bị viêm khớp. Sự kết hợp nhẹ nhàng giữa các động tác và nhịp thở sâu, đều đặn, các tư thế đa dạng sẽ giúp thư giãn xương khớp, làm tăng độ linh hoạt cho khớp.
Bơi lội: Bơi lội là hình thức tập dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao trong việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân viêm khớp. Trước khi bơi, bệnh nhân cũng nên khởi động với các thao tác nhẹ nhàng để tránh chuột rút và ăn nhẹ trước khi xuống hồ bơi khoảng 2 tiếng để phòng ngừa kiệt sức. Khi bơi trong bể nước, phần rất lớn trọng lượng cơ thể sẽ được nước gánh chịu, làm giảm bớt áp lực lên các gối, bàn chân, mắt cá chân.
Việc bơi trên mặt nước giúp bệnh nhân vận động thuận lợi hơn. Khi bơi, toàn bộ cơ thể được hoạt động, giúp mạnh gân khỏe cốt, gia tăng sức khỏe. Bên cạnh đó, lượng máu được tăng cường huy động tới các vùng bị sưng viêm, giảm thiểu sự đau nhức do bệnh viêm khớp gây ra.
Aerobic: Một biện pháp tập luyện phù hợp cho bệnh nhân viêm khớp là tập thể dục nhịp điệu (aerobic). Bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các nhà trị liệu để được hướng dẫn bài tập phù hợp với tình hình sức khỏe, nên tập aerobic ít nhất 2 giờ 30 phút mỗi tuần.
Thể dục nhịp điệu là cách tập luyện nhẹ nhàng và đem lại nhiều hứng thú, giúp bệnh nhân làm lỏng các cơ, thư giãn tinh thần, ổn định nhịp tim, kiểm soát được cân nặng và giảm bớt tải trọng lên các khớp bàn chân, khớp háng, cột sống,...
Động tác Squat cường độ nhẹ: Đây là động tác tập phù hợp với bệnh nhân viêm xương khớp. Trước tiên, người tập hãy đứng ở tư thế mà 2 chân rộng bằng vai. Họ có thể tìm một nơi nào đó để giữ ổn định cơ thể như vịn vào lan can hay quầy bếp trước mặt. Sau đó, giữ ổn định khớp hông, đầu gối từ từ uốn cong lại, hạ thấp mông đến khi đạt được tư thế như đang ngồi trên ghế. Tiếp đến, duỗi đầu gối trở về tư thế đứng thẳng và bắt đầu thực hiện lại một lần nữa.
Lưu ý: Nguyên tắc chính khi vận động đối với người bệnh cơ xương khớp là nên vận động ít nhưng thường xuyên (tránh vận động nặng, mang vác nặng gây quá tải khớp).
Tập đúng động tác, kết hợp thở sâu, nhịp nhàng, nâng dần mức độ tập luyện để tăng cường tính linh hoạt của các khớp cột sống, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của các khối cơ, dây chằng ở vùng lưng, giúp cho sự cân bằng cần thiết các tư thế cột sống, giảm dần cảm giác đau.
Người bị các bệnh về cơ xương khớp cần tập luyện ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần và lý tưởng nhất là nên chia mỗi buổi tập ra thành từng đợt kéo dài từ 10-15 phút và không nên cố sức. Tuyệt đối tránh vận động khi đang bị viêm khớp cấp. Nên lựa chọn các bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe, bệnh lý và sở thích của bản thân.
Người Việt phải chung sống với bệnh tật bao nhiêu năm trong cuộc đời? Theo chuyên gia, người Việt có tuổi thọ cao so với nhiều nước. Tuy nhiên, chất lượng sức khỏe khi về già thấp. Người Việt có tuổi thọ cao nhưng sức khỏe thấp Theo ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam, người cao tuổi chiếm tới gần 12% dân số nước ta, dự...