8 thực phẩm kị ăn khi “bụng rỗng”
Đừng tưởng khi đói, ăn gì cũng được bạn nhé.
Thức uống
1. Sữa, trà sữa
Trong hai loại thức uống này có chứa hàm lượng protein khá lớn. Nếu bạn uống chúng khi đói, lượng protein sẽ buộc phải chuyển hóa thành năng lượng nhiệt tiêu thụ, chứ không hề có tác dụng bổ sung dinh dưỡng.
Cách sử dụng tốt nhất là uống cùng lúc với đồ ăn sáng, bánh mì có hàm lượng tinh bột nhiều, hoặc uống hai tiếng sau bữa ăn, trước khi ngủ.
2. Rượu tinh
Uống rượu khi bụng rỗng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, lâu dần gây viêm, loét dạ dày. Hơn nữa, khi đói bụng, lượng đường trong máu sẽ giảm, uống rượu vào càng khiến cho lượng đường trong máu hạ thấp, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đau đầu, đánh trống ngực, ra mồ hôi, nghiêm trọng hơn có thể rơi vào hôn mê.
3. Sữa chua
Ăn sữa chua khi đói bụng làm men lactic dễ bị hủy hoại và giảm tác dụng của sữa chua. Độ pH thích hợp để men lactic sinh trưởng và phát triển tốt là 4-5 trở lên; trong khi dịch vị dạ dày lúc đói độ pH chỉ từ 2 trở xuống. Bởi vậy, tốt nhất bạn nên ăn sữa chua trong vòng 2 giờ sau bữa cơm, hoặc trước khi ngủ, như vậy vừa bổ dưỡng cho sức khỏe, lại thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn.
4. Đồ uống lạnh
Khi đói mà ăn đồ lạnh, sẽ khiến dạ dày co lại, lâu dần dẫn đến rối loạn enzyme, đường tiêu hóa kém, mắc bệnh dạ dày, thậm chí có thể gây tổn thương chức năng các cơ quan nội tạng. Với XX đang trong kỳ nguyệt san sẽ bị rối loạn kinh nguyệt.
Hoa quả
Video đang HOT
5. Chuối
Trong chuối có hàm lượng nguyên tố magie lớn, nếu ăn khi đói sẽ khiến lượng magie trong cơ thể tăng cao đột ngột, phá vỡ sự cân bằng magie và canxi trong máu, gây ức chế tim mạch, không tốt cho sức khỏe.
6. Táo gai, cam
Những loại quả này có hàm lượng acid, acid citric cao, ăn khi đói sẽ góp phần khiến acid dạ dày tăng, kích thích xấu niêm mạc dạ dày, đồng thời làm tăng cảm giác đói và gây nguy cơ đau dạ dày.
7. Hồng, cà chua
Pectin, axit tannic trong hồng, cà chua sẽ phản ứng hóa học với axit trong dạ dày tạo thành chất khó hòa tan, dễ bị kết sỏi dạ dày; nghiêm trọng hơn có thể gây buồn nôn, nôn mửa, loét dạ dày, thủng dạ dày. Tốt nhất bạn nên ăn chúng sau khi đã ăn cơm.
8. Khoai lang
Trong khoai lang có chứa tannin và chất keo, ăn khi đói sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, dẫn đến ợ nóng, khó chịu.
Theo Vnexpress
Những thực phẩm cần kiêng kỵ sau khi ăn trứng
Không ăn đường, uống sữa đậu nành, uống trà, ăn thịt ngỗng... sau khi ăn trứng để tránh gây hại cho sức khỏe.
1. Không ăn đường
Ngoài việc không chế biến trứng cùng với bột ngọt, chị em cũng không nên nấu chín trứng cùng với đường và không nên dùng đường ngay sau khi ăn trứng. Một số người còn giữ thói quen dùng nước đường thắng để lấy màu khi chế biến món thịt kho trứng. Điều này sẽ làm cho protein fructose axit amin trong trứng tiếp hợp với lysine, tạo thành chất khó hấp thu trong cơ thể, gây nên nhiều hiệu ứng không tốt cho sức khỏe.
2. Không nên ăn hồng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa.
Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.
3. Không uống sữa đậu nành
Không nên uống sữa đậu nành sau khi ăn trứng. Ảnh: skdd
Mỗi buổi sáng, đa số các bà mẹ đều chuẩn bị cẩn thận bữa ăn sáng cho con. Muốn con cái đầy đủ dưỡng chất cần thiết từ sáng sớm, không ít bà mẹ có thói quen chuẩn bị trứng chiên và sữa đậu nành cho con. Trẻ con cũng thường có thói quen uống sữa ngay sau khi ăn trứng để đỡ khát.
Sữa đậu nành có chứa nhiều protein thực vật, chất béo, carbohydrate, chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin, khoáng chất... có tác dụng bổ dưỡng rất tốt. Nhưng sữa đậu nành cũng chứa trypsin, chất có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ của protein trong cơ thể.
Khi ăn trứng với sữa đậu nành, protein trong trứng có thể được kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ của protein trong cơ thể. Ngoài ra, trong sữa đậu nành có protidaza gây kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng tiêu hóa.
4. Không ăn thịt ngỗng, thịt thỏ, thịt rùa
Không nên ăn thịt ngỗng, thịt thỏ ngay sau khi ăn trứng vì thịt thỏ, thịt ngỗng có tính hàn. Trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này và cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học, khi ăn cùng nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Ngoài ra, việc ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa kém đôi khi cũng không phù hợp để ăn.
5. Không dùng các loại thuốc chống viêm
Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng. Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa.
6. Không uống trà sau khi ăn trứng
Không ít người có thói quen uống trà hoặc nước chè đặc sau bữa ăn vì cho rằng nước trà giúp sạch miệng và giúp hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, uống trà ngay sau khi ăn trứng là gây hại cho cơ thể.
Trà chứa nhiều axit tannic kết hợp với protein làm chậm hoạt động của ruột, kéo dài thời gian lưu trữ phân trong ruột, không chỉ là nguyên nhân gây ra táo bón mà còn làm tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể và gây ra chất ung thư, tác động xấu đối với sức khỏe con người.
Ngọc Lê
Theo VNE
"5 không" khi uống thuốc Nhìn chung tốt nhất nên uống thuốc lúc đói bụng, tức khoảng 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau đó, bởi thức ăn làm thay đổi sự hấp thụ đa số tân dược. Tuy nhiên cũng có trường hợp cá biệt, thí dụ các thuốc polivitamin tốt nhất nên uống trong lúc ăn, bởi khi ấy cơ thể sẽ hấp thụ...