8 thực phẩm cần tránh khi đau dạ dày
Nếu bạn đang bị đau hoặc cảm giác muốn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khác liên quan đến dạ dày, hãy tránh những thực phẩm dưới đây, theo Health Me Up.
Đường tinh luyện
Các loại thực phẩm có chất đường khi ăn vào sẽ khiến mức insulin trong cơ thể tăng dẫn đến lượng đường huyết thất thường. Theo giáo sư Robynne Chutkan tại Trường đại học Georgetown (Mỹ), mặc dù đường tinh luyện không ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày nhưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài với những người có dạ dày yếu.
Thực phẩm có đường tinh luyện không tốt cho dạ dày
Sữa
Nếu ăn các sản phẩm làm từ sữa có thể khiến tình trạng sức khỏe của dạ dày kém hơn bởi hầu hết các loại thực phẩm này đều chứa đường lactose. Khi bị bệnh, niêm mạc thành ruột có thể dễ bị tổn thương, khiến men tiêu hóa đường lactose bị mất đi và hậu quả là đường lactose không tiêu hoá được tích luỹ trong lòng ruột, làm tình hình càng tồi tệ hơn.
Sản phẩm làm từ sữa có thể khiến tình trạng sức khỏe của dạ dày kém hơn
Chocolate và chất caffeine
Chất caffeine và chocolate có thể kích thích và làm co thắt dạ dày của bạn. Chất caffeine không tốt với bệnh nhân đang bị tiêu chảy. Chocolate chứa sữa hoặc các loại hạt có thể gây khó khăn cho đường tiêu hóa của những người không hấp thu được đường lactose hoặc đang bị dị ứng.
Chất caffeine không tốt với bệnh nhân đang bị tiêu chảy
Thực phẩm béo
Những người đang bị đau bụng không nên ăn kem, thịt, phó mát mềm vì chúng là những thực phẩm giàu chất béo. Lượng chất béo nhiều sẽ khiến tình trạng viêm dạ dày tăng lên.
Thực phẩm giàu chất béo không tốt cho người bị đau dạ dày
Video đang HOT
Thực phẩm giàu axit
Các loại trái cây giống quýt, các sản phẩm được làm từ cà chua – loại thực phẩm chứa nhiều axit có thể gây trào ngược axit. Nếu muốn dùng trái cây, nên thay bằng nước ép táo, tuyệt đối không chọn nước ép cam.
Tuyệt đối không chọn nước ép cam khi có bệnh dạ dày
Gia vị
Nếu bạn không quen với thực phẩm gia vị và các loại gia vị, và đang mắc bệnh về dạ dày thì hãy nên tránh xa chúng. Ngoài ra, các loại gia vị nếu được chế biến trong món ăn có dầu cũng không phải là sự lựa chọn khôn ngoan.
Hãy tránh xa các loại gia vị khi bị bệnh về dạ dày
Chất cồn có thể làm tăng axit trong dạ dày bởi nó chứa các loại hóa chất khó chuyển hóa, đặc biệt là những người có vấn đề về gan.
Chất cồn có thể làm tăng axit trong dạ dày bởi nó chứa các loại hóa chất khó chuyển hóa.
Các loại thực phẩm đóng hộp thường chứa nhiều hóa chất để bảo quản sẽ gây khó chịu dạ dày của bạn.
Các loại thực phẩm đã qua chế biến chứa nhiều chất bảo quản.
Theo ihay
Trẻ bị tiêu chảy và tình trạng bất dung nạp đường Lactose
Trẻ bị tiêu chảy do bất dung nạp đường Lactose hoặc tiêu chảy do nguyên nhân khác thường bị trầm trọng hơn do tình trang bất dung nạp đường Lactose thứ phát.
Nếu không được khắc phục sớm, tình trạng này có thể dẫn tới hậu quả không tốt cho bé như suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn,...
Tình trạng bất dung nạp đường lactose và hậu quả
Là tình trạng cơ thể thiếu men Lactase để tiêu hóa đường Lactose có trong sữa mẹ và các sữa công thức. Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự vượt trội của những vi khuẩn có lợi giúp cho sự phát triển hệ miễn dịch và tiêu hoá trong cơ thể trẻ. Men lactase ở màng ruột là men tiêu hoá biến đường lactose trở thành đường glucose.
Tình trạng bất dung nạp đường Lactose có thể do bẩm sinh hoặc do tiêu chảy bởi các nguyên nhân khác gây nên.
Một số trẻ em ngay sau khi sinh ra đã thiếu men Lactase, nhưng rất hiếm gặp, chỉ 1 trong số 1000 trẻ. Đây là thiếu Lactase bẩm sinh.
Khi trẻ bị tiêu chảy, niêm mạc thành ruột bị tổn thương bởi vi khuẩn,virút hoặc độc tố của chúng làm mất đi men Lactase. Do thiếu men Lactase làm đường Lactose không tiêu hoá được trong ruột gây bất dung nạp Lactose. Đường Lactose không được tiêu hoá sẽ ứ đọng lại trong ruột, hút nước làm tiêu chảy tăng thêm và kéo dài. Trường hợp này gọi là thiếu Lactase thứ phát. Bất dung nạp đường Lactose thứ phát thường kéo dài trong 1-2 tuần, nhất là ở trẻ tiêu chảy kéo dài. Hậu quả là trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, kém ăn cộng thêm tập quán kiêng ăn làm chậm hồi phục niêm mạc ruột. Bất dung nạp đường Lactose có thể gặp trong những trường hợp tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn, virus đặc biệt tiêu chảy do Rota virus, dị ứng sữa bò... là những bệnh lý rất thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Thống kê cho thấy có khoảng 50% -70% trẻ tiêu chảy nặng nhập viện có biểu hiện bất dung nạp đường Lactose.
Nhận biết việc trẻ bị bất dung nạp đường lactose
Các bà mẹ có thể nhận biết được bất dung nạp đường Lactose ở trẻ bị tiêu chảy khi cho trẻ ăn sữa công thức bình thường trẻ bị nôn, đầy hơi, không muốn ăn, quấy khóc, tiêu chảy tăng lên, phân lỏng toàn nước chua hoặc có bọt, hậu môn đỏ. Khi cho trẻ ăn sữa không có lactose, các triệu chứng trên giảm rõ rệt, tiêu chảy cầm, phân đặc và giảm độ chua, trẻ chịu ăn và mau chóng khỏi tiêu chảy.
Làm gì khi trẻ bị bất dung nạp đường lactose
Vì những hậu quả của tiêu chảy do không dung nạp đường lactose, các bà mẹ cần phải khắc phục tình trạng này sớm nhất có thể và nuôi trẻ đúng cách khi trẻ bị tiêu chảy.
Đối với trẻ bú mẹ, vẫn phải tiếp tục cho trẻ bú, không được kiêng ăn cho trẻ. tập quán kiêng ăn, giảm ăn là nguy cơ gây kéo dài tiêu chảy và suy dinh dưỡng cho trẻ. Sữa mẹ là thức ăn thích hợp sau khi điều trị bằng Oresol cho trẻ bị bất dung nạp lactose do tiêu chảy, lactose trong sữa mẹ vẫn được tiếu hoá hấp thu khi thiếu men lactasa ruột. Sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất giúp trẻ nhanh phục hồi trong tiêu chảy. Các yếu tố miễn dịch phong phú trong sữa mẹ giúp tăng cường bảo vệ miễn dịch, bao gồm cả miễn dịch niêm mạc ruột. Các nucleotides có trong sữa mẹ cũng có tác dụng giúp tái tạo niêm mạc ruột tổn thương trong nhiễm trùng. Các bằng chứng từ lâm sàng cho thấy trẻ bú mẹ khi bị tiêu chảy có số lần đi ngoài giảm hơn so với các trẻ tiếp tục bú sữa bò thông thường. Trẻ ăn bổ xung vẫn tiếp tuc chế độ thức ăn bổ xung bình thường với các thành phần dễ tiêu hoá như cháo gạo, bột gạo, thịt nạc, sữa chua...
Nếu trẻ đang dùng sữa công thức thông thường, hoặc trong trường hợp trẻ nhỏ dưới 3 tháng, bị tiêu chảy kéo dài, hoặc trẻ có biểu hiện suy dinh dưỡng, có thể dùng các loại sữa không có đường lactose. Thành phần đường có thể là maltodextrin hoặc hỗn hợp đường đa có áp lực thẩm thấu thấp. Các thành phần đường này đã được chứng minh trên lâm sàng giúp trẻ tăng cân tốt hơn và phục hồi đường ruột nhanh hơn.
Cuối cùng, các bà mẹ cần nhớ khi trẻ bị tiêu chảy cần phải điều trị nguyên nhân gây bệnh và khắc phục hậu quả càng sớm càng tốt. Điều trị muộn là một lý do kiến trẻ hay bị bất dung nạp đường lactose thứ phát, nên phòng ngừa là rất quan trọng.
Cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy:
- Điều trị nguyên nhân gây tiêu chảy bằng các thuốc đặc hiệu. Bổ sung điện giải bằng Oresol.
- Phòng tránh tiêu chảy kéo dài và tình trạng bất dung nạp đường lactose bằng cách uống men vi sinh Golden LAB. Golden LAB là men vi sinh được phân lập từ kim chi Hàn Quốc, được bào chế theo công nghệ bao kép Duolac TM giúp cho hệ men được bảo toàn cho đến khi vào đến ruột và phát huy tác dụng một cách tối đa. Golden LAB sẽ giúp bé:
Tiêu hóa nhanh chóng lượng đường Lactose còn ứ đọng trong ruột và được nạp mới vào của sữa và thực phẩm. Điều này giúp bé nhanh chóng cầm tiêu chảy, tránh được hậu quả gây suy dinh dưỡng và kém ăn do tiêu chảy.
Bổ sung vi khuẩn có ích làm cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruôt, hỗ trợ với các thuốc đặc hiệu giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.
Giúp bé ăn ngon miệng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch.
- Khi trẻ có hiện tượng bất dung nạp đường lactose, giải pháp dinh dưỡng tối ưu với lựa chọn sữa hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.
Gọi (04) 39 959 969 hoặc (04) 39 960 886
Để được Tư vấn - Giải đáp miễn phí
Những vấn đề liên quan đến BỆNH TIÊU HÓA
Theo SK&ĐS
Vi khuẩn HP - thủ phạm gây bệnh dạ dày Đau dạ dày là một triệu chứng thường gặp ở nhiều người và nó có thể là dấu hiệu cho biết chúng ta đã bị viêm loét dạ dày. Căn bệnh này rất dai dẳng, gây khó chịu trong nhiều năm liền và có thể gây nên những những đợt cấp tính rất nguy hiểm, thậm chí có thể phát triển thành ung...