8 thủ phạm phá giấc ngủ đêm, bạn cần phải biết!
Tại sao bạn thức giấc giữa đêm? Thật khó chịu khi bạn vừa chợp mắt, đã phải thức giấc. Thật ra, có một số điều dễ làm bạn thức giấc nhưng bạn không biết.
Thật khó chịu khi bạn vừa chợp mắt đã phải thức giấc. Thật ra, có một số điều dễ làm bạn thức giấc nhưng bạn không biết – Ảnh minh họa: Shutterstock
Sau đây là những thủ phạm phổ biến làm phiền giấc ngủ của bạn, theo Best Health.
Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, khoảng 10% dân số thế giới mắc hội chứng này. Đây là một rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ. Hội chứng này khiến chân có cảm giác ngứa ngáy, bức bối, như kiến bò bên trong, rất khó chịu, xảy ra khi ngồi hoặc nằm. Có thể phá hỏng giấc ngủ vào ban đêm, theo Best Health.
Nghiên cứu cho thấy các loại thuốc dị ứng thông thường có thể làm tăng hội chứng này.
Sự thiếu hụt vitamin cũng có thể làm cho các triệu chứng này nặng thêm.
2. Phòng ngủ quá nóng
Nhiệt độ phòng có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ. Cơ thể cần hạ thấp nhiệt độ để khởi động giấc ngủ. Phòng ngủ quá nóng sẽ khó chìm vào giấc ngủ hoặc không ngủ ngon, thức giấc giữa đêm.
Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ khuyên, để có giấc ngủ ngon, nhiệt độ phòng ngủ nên khoảng 18,5 độ C, theo Best Health.
Tuy nhiên, tổ chức này cũng đề xuất mỗi người sẽ ngủ ngon ở một mức nhiệt độ phòng khác nhau, vì vậy hãy thử tìm nhiệt độ phù hợp nhất với bạn.
3. Nệm quá cứng
Nằm ngủ trên tấm nệm phù hợp với cơ thể là rất quan trọng để đầu, cổ và vai ở tư thế dễ chịu nhất.
Nệm quá cứng khiến dễ bị tức ở hông và vai và ít nâng đỡ ở lưng dưới, khiến bạn trở mình liên tục và không thể ngủ ngon.
Video đang HOT
Hãy chọn tấm nệm có độ cứng vừa phải để cảm thấy thoải mái nhất, theo Best Health.
4. Chứng ngưng thở khi ngủ
Nếu bạn thức dậy thường xuyên suốt đêm, bạn có thể bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
Tình trạng này thường xảy ra ở người ngủ ngáy, thường đi đôi với những lúc ngừng thở trong khi ngủ. Lúc này, thường ngáy rất lớn hoặc thở phì phì và dẫn đến thức giấc vô số lần trong đêm.
5. Quá lo lắng, căng thẳng
Căng thẳng là yếu tố chính gây ra chứng mất ngủ và thức giấc giữa đêm.
Để giảm căng thẳng, hãy cố gắng tập thể dục thường xuyên, chỉ cần đi bộ 10 phút mỗi ngày.
Nghiên cứu cho thấy tập thể dục giúp cải thiện chất lượng hoặc thời gian ngủ, theo Best Health.
6. Liên tục đi tiểu đêm
Tiểu đêm chắc chắn có thể là một phần lý do khiến không ngủ ngon. Nhưng ngoài lý do uống nhiều nước trước khi đi ngủ, đó cũng có thể là một triệu chứng âm thầm của bệnh tiểu đường hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, theo Best Health.
7. Uống rượu
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 trên tạp chí Sleep (Mỹ ) cho thấy sử dụng rượu trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ có thể phá hoại giấc ngủ. Dù rượu có thể giúp dễ chìm vào giấc ngủ hơn, nhưng lại khiến ngủ không ngon giấc.
8. Sử dụng điện thoại quá nhiều
Lịch trình giấc ngủ có thể bị rối loạn nghiêm trọng nếu lướt điện thoại ngay trước khi đi ngủ. Nguyên nhân là vì các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh. Ánh sáng này ức chế melatonin, hoóc môn gây ngủ. Từ đó, dẫn đến bộ não sẽ bị kích thích, theo Best Health.
Thiên Lan
Bạn có bao giờ thấy khó thở, đây là lý do và nên đi khám ngay!
Khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi có thể báo hiệu sức khỏe có vấn đề, thường liên quan đến bệnh tim hoặc phổi, bạn nên đi đến các cơ sở y tế để khám ngay nếu thấy tình trạng này kéo dài!
Nếu cảm thấy khó thở khi nằm ngửa, và dễ chịu hơn khi ngồi hoặc đứng, bạn có thể bị chứng khó thở khi nằm - orthopnea - Ảnh minh họa: Shutterstock
Biết được nguyên nhân gây khó thở sẽ dễ khắc phục được chứng bệnh khó chịu này, theo Natural News.
Chứng khó thở khi nằm là gì?
Nếu cảm thấy khó thở khi nằm ngửa, và dễ chịu hơn khi ngồi hoặc đứng, bạn có thể bị chứng khó thở khi nằm - orthopnea.
Chứng khó thở khi nằm thường bắt đầu trong vòng một phút hoặc lâu hơn sau khi nằm xuống.
Ngược lại, khi ngồi lên hoặc ngẩng đầu cao lên một chút, chứng khó thở nhanh chóng biến mất.
Mọi người thường có cảm giác chứng khó thở khi nằm thường kèm với cảm giác căng tức ở ngực khiến cảm thấy khó chịu khi thở và thậm chí rất khó thở.
Có người thỉnh thoảng cũng bị đau ngực, ho hoặc thở khò khè.
Thường có thể khắc phục bằng cách kê gối cao để ngủ, theo Natural News.
Những nguyên nhân có thể gây ra chứng khó thở khi nằm
Chứng khó thở khi nằm có thể do các nguyên nhân sau, theo Natural News.
Béo phì
Những người thừa cân có thể cảm thấy khó thở khi nằm vì tác động đè nén của trọng lượng lên bụng.
Béo phì còn là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.
Giảm cân bằng việc tập thể dục thường xuyên và một chế độ ăn uống cân bằng là một trong những cách tốt nhất để giảm bớt chứng khó thở, theo Natural News.
Chế độ ăn uống nên bao gồm nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein lành mạnh.
Rối loạn lo âu hoặc hoảng loạn
Một người có thể trải qua các cơn hoảng loạn và lo lắng bất cứ lúc nào, và đó có thể là một trải nghiệm cực kỳ căng thẳng, cũng có thể gây khó thở khi nằm.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một loại rối loạn giấc ngủ gây khó thở khi ngủ. Nguyên nhân do lưỡi tụt trở lại vào vòm miệng, sau đó tụt vào sau cổ họng và bịt kín đường thở. Chứng này thường dẫn đến ngáy và thậm chí là ngừng thở.
Suy tim
Suy tim là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó thở. Trong trường hợp này, tim gặp khó khăn khi bơm máu đến phần còn lại của cơ thể, làm tăng áp lực trong các mạch máu. Áp lực tăng này có thể khiến chất dịch rò rỉ vào phổi, bụng và thậm chí là chân, theo Natural News.
Suy tim cũng có thể dẫn đến mệt mỏi, khó thở và sưng phù chân - điều này khiến cho những hoạt động thường ngày như đi bộ và leo cầu thang trở nên khó khăn hơn so với bình thường.
Có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh và hợp lý, ăn thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho tim và thường xuyên hoạt động thể chất vừa phải.
Khí phế thủng
Đây là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Chứng bệnh này xảy ra khi túi khí hoặc phế nang trong phổi bị tổn thương, không thể đẩy hết không khí cũ ra khỏi phổi để bơm không khí mới giàu ô xy vào phổi. Nó cũng làm cho các ống thở hẹp hơn, gây khó thở hơn rất nhiều.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra khí phế thủng. Ngoài khói thuốc, ô nhiễm môi trường cũng có thể góp phần dẫn đến khí phế thủng.
Tốt nhất là nên bỏ thuốc lá trước khi bệnh trở nên nặng hơn.
Nếu bạn thấy tình trạng kéo dài không giảm bớt, bạn nên đi đến các cơ sở y tế gần nhất để khám ngay, theo Natural News.
Ngủ hơn 8 giờ đồng hồ mỗi đêm có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia về giấc ngủ, mỗi người có thể ngủ từ 7-9 giờ đồng hồ mỗi đêm. Tuy nhiên, một số người cần ngủ nhiều hơn và số khác lại có nhu cầu ngủ ngắn giờ hơn. Thời gian và chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến năng suất công việc - Ảnh minh họa 7-9 giờ mỗi đêm là...