8 “thủ phạm” liên quan loãng xương
Loãng xương là một bệnh về xương khiến xương trở nên dễ gãy hơn. Trong nhiều nguyên nhân có những nguyên nhân có thể phòng ngừa được.
Nguyên nhân phổ biến của loãng xương là kết quả của sự mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và quá trình tiêu xương. Sau đây là một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh loãng xương.
1. Tuổi tác
Tuổi tác là yếu tố chính góp phần vào sự phát triển của bệnh loãng xương. Khi bạn già đi, bộ xương của bạn bắt đầu mất nhiều xương hơn. Xương cứng trở nên xốp và xương xốp lại càng xốp hơn. Khi mất mật độ xương đến một giới hạn nhất định, sẽ trở thành bệnh loãng xương. Khuyến nghị tầm soát loãng xương bắt đầu từ 65 tuổi, đặc biệt là đối với phụ nữ, nhưng những người dưới 65 tuổi có nguy cơ gãy xương cao cũng nên bắt đầu tầm soát loãng xương sớm hơn.
2. Nồng độ estrogen thấp và mãn kinh
Có tới 80% người bị loãng xương là phụ nữ. Việc thiếu estrogen như là một hệ quả tự nhiên của thời kỳ mãn kinh được cho là nguyên nhân quan trọng làm giảm mật độ xương. Các yếu tố bổ sung làm tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ bao gồm mãn kinh sớm (trước 45 tuổi) và có kinh nguyệt không đều.
3. Nồng độ testosterone thấp
Loãng xương thường gặp ở nam giới có mức testosterone thấp. Một báo cáo năm 2017 trên Tạp chí Nội tiết Quốc tế cho biết tình trạng loãng xương ở nam giới dưới 70 tuổi là thấp nhưng sau đó tăng lên, nghiên cứu cho thấy hầu hết các trường hợp này đều liên quan đến mức testosterone thấp.
4. Do thuốc men
Dùng corticosteroid đường uống và tiêm trong thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương. Thuốc tuyến giáp, thuốc hóa trị và những thuốc khác cũng có thể dẫn đến phát triển bệnh loãng xương. Tất nhiên, những loại thuốc này có thể rất cần thiết trong việc điều trị một số bệnh. Do đó, bạn không nên ngừng bất kỳ điều trị nào hoặc thay đổi liều lượng dùng mà không trao đổi trước với bác sĩ.
Video đang HOT
5. Do một số bệnh lý
Một số tình trạng bệnh lý thông thường cũng gây ra tình trạng mất xương- Được gọi là loãng xương thứ phát. Đó là các bệnh đái tháo đường, bệnh viêm tự miễn, bệnh tuyến giáp và hội chứng kém hấp thu.
6. Bộ khung cơ thể nhỏ và trọng lượng thấp
Người gầy và nhỏ nhắn có nguy cơ cao bị loãng xương. Một lý do là vì họ vốn có ít xương hơn so với người có trọng lượng cơ thể và khung hình cơ thể lớn hơn.
7. Di truyền học
Xu hướng di truyền mắc bệnh loãng xương có thể ghi nhận từ tiền sử gia đình. Bạn có thể dễ bị loãng xương hơn nếu cha mẹ mắc bệnh này. Một số nhóm dân tộc cũng có nguy cơ gia tăng đối với tình trạng loãng xương. Trên phương diện lý thuyết, có rất nhiều gen mà một người có thể thừa hưởng làm tăng khả năng phát triển tình trạng bệnh loãng xương.
Chủng tộc góp phần quyết định khối lượng xương và tăng nguy cơ loãng xương. Người Mỹ gốc Phi có xu hướng có khối lượng xương cao hơn người da trắng và người châu Á. Người gốc Tây Ban Nha thường có khối lượng xương thấp hơn người Mỹ gốc Phi.
8. Các yếu tố nguy cơ liên quan lối sống
Hoạt động tích cực giúp xương chắc khỏe
Có nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương có thể là bất khả kháng. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ về lối sống nằm trong tầm kiểm soát của bạn và có thể điều chỉnh được
Thiếu vitamin D và canxi: Điều quan trọng là phải ăn một chế độ ăn có bổ sung canxi và vitamin D, vì những chất dinh dưỡng này kết hợp với nhau để thúc đẩy sức khỏe của xương. Canxi khuyến khích xương khỏe mạnh và vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả.
Lối sống ít vận động: Hoạt động tích cực giúp giữ cho cơ và xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương. Xương chắc khỏe cũng ít bị gãy hơn.
Hút thuốc lá: Nghiên cứu cho thấy các hóa chất được tìm thấy trong thuốc lá có thể cản trở hoạt động của các tế bào trong xương. Ngoài ra, hút thuốc lá có thể ức chế sự hấp thụ canxi và cũng có thể làm giảm khả năng bảo vệ mà estrogen cung cấp cho xương. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gãy xương và có thể làm chậm quá trình chữa lành xương gãy.
Uống rượu nhiều: Rượu có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của xương, cản trở sự cân bằng của canxi và sự hấp thụ vitamin D trong cơ thể. Uống nhiều rượu cũng có thể gây ra sự thiếu hụt hormone ở cả nam và nữ. Uống quá nhiều rượu cũng có thể giết chết các nguyên bào xương, các tế bào tạo xương. Ngoài ra, lạm dụng rượu có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng và dáng đi, dẫn đến té ngã, thường dẫn đến gãy xương do xương mỏng và tổn thương dây thần kinh.
Tóm lại, có rất nhiều điều bạn có thể làm để bảo vệ xương của mình và không bao giờ là quá muộn để hành động. Những thói quen bạn áp dụng hiện tại và trong tương lai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương của bạn trong suốt quãng đời còn lại. Bạn có thể bảo vệ xương bằng cách bổ sung đủ vitamin D, canxi và ăn một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của xương, bao gồm trái cây và rau quả. Bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên để giữ cho xương và cơ chắc khỏe. Cuối cùng, tránh hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia. Một ngày, bạn nhớ nên dành 15 phút tiếp xúc da trực tiếp với ánh sáng mặt trời, chỉ cần chừng đó thời gian bạn đã mang lại đủ vitamin D cho cơ thể trong ngày.
Người phụ nữ có kinh nguyệt đến 2 lần/tháng, bác sĩ cảnh báo triệu chứng cần đến bệnh viện gấp
Ngay khi vừa bước vào phòng khám, bệnh nhân lo lắng hỏi bác sĩ: "Tại sao kinh nguyệt của tôi đến liên tục?".
Bác sĩ Hoàng Ngọc Phân, bệnh viện Beijing Liying Obstetrics & Gynecology Hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ (36 tuổi) sống tại Trung Quốc có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp và nhiều năm nay không thể thụ thai.
Ngay khi vừa bước vào phòng khám, bệnh nhân lo lắng hỏi bác sĩ: "Tại sao kinh nguyệt của tôi đến liên tục?". Được biết, trong 3 tháng qua, kinh nguyệt của người phụ nữ đến hai lần vào mỗi tháng, lượng máu lúc nhiều lúc ít, mỗi lần cô đều phải mang băng vệ sinh mới dám ra cửa.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Hoàng cho rằng hiện tượng này liên quan đến tuổi tác, rối loạn nội tiết tố và biến đổi về bệnh lý của các cơ quan trong cơ thể bệnh nhân, điển hình là bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp và khó thụ thai.
Thông thường kinh nguyệt đến mỗi tháng 1 lần kéo dài từ 3-5 ngày. Nếu ngày đầu tiên của hai chu kỳ kinh cách nhau từ 21-35 ngày được xem là trong giới hạn bình thường nên một số phụ nữ có thể đến kinh nguyệt đều đặn 2 lần/tháng.
Thông thường, lượng kinh nguyệt sẽ nhiều vào ngày thứ hai, thứ ba và giảm dần vào các ngày tiếp theo. Về cơ bản, tổng lượng máu trung bình trong chu kỳ kinh nguyệt là 35 đến 60ml. Khi một miếng băng vệ sinh được thấm đầy, nó có thể thấm máu kinh từ 10 đến 15ml. Khi lượng kinh nguyệt nhiều thì có người sẽ thay băng vệ sinh sau mỗi 2 đến 4 tiếng, ngày dùng 5 đến 7 miếng.
Đối với lượng kinh nguyệt ít hoặc nhỏ giọt, bác sĩ Hoàng chỉ ra phụ nữ có thể dùng 3-4 miếng băng vệ sinh mỗi ngày.
Tuy nhiên, nếu phụ nữ xuất hiện các dấu hiệu như lượng máu kinh nhiều, tần suất thay băng vệ sinh nhiều, ban đêm xuất huyết nhiều, hoặc phải dùng băng vệ sinh ban đêm vào buổi sáng, dễ bị triệu chứng thiếu máu như chóng mặt thì nên đến bệnh viện khám.
Ngoài trường hợp kinh nguyệt đến 2 lần vào mỗi tháng, có một số phụ nữ ra máu ngoài kỳ kinh, chẳng hạn như chảy máu khi rụng trứng hoặc thời kỳ đầu mang thai.
Trường hợp chảy máu khi rụng trứng, bác sĩ Hoàng giải thích, hiện tượng chảy máu bất thường trong thời kỳ rụng trứng là do lượng estrogen giảm trước và sau khi rụng trứng. Khi lượng progesterone không đủ để hỗ trợ nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung sẽ bong ra và có hiện tượng chảy máu màu nâu nhỏ giọt, có thể sẽ hết sau 1-3 ngày.
Ảnh minh họa
Trường hợp chảy máu thời kỳ đầu mang thai, bác sĩ Hoàng cho biết hầu hết phụ nữ đều sẽ gặp tình trạng chảy máu trong thời điểm này. Miễn là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì bạn cần phải xem xét khả năng là mình đã mang thai. Ngoài ra một số nguyên nhân khiến phụ nữ chảy máu ngoài kỳ kinh là mang thai ngoài tử cung, polyp cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung, khối u buồng trứng và khối u tử cung có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và gây chảy máu bất thường.
Kinh nguyệt ra nhiều có sao không? Bác sĩ Hoàng cho rằng khi phụ nữ chảy máu ngoài kỳ kinh, trước tiên hãy xem xét liệu bạn có đang mang thai hay không, sau đó phân tích các nguyên nhân có thể gây chảy máu dựa trên các yếu tố như tuổi tác, chu kỳ kinh nguyệt, màu máu kinh, các triệu chứng tiền kinh nguyệt hoặc khó chịu khi hành kinh.
Bác sĩ Hoàng cũng cảnh báo nếu bạn đang đến kỳ kinh nguyệt nên tránh bia rượu, thực phẩm gây nóng cơ thể, các loại thực phẩm thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ huyết ứ. Bạn nên thư giãn tinh thần, thức khuya, thiếu ngủ và căng thẳng rất dễ gây rối loạn nội tiết tố. Đồng thời bạn nên tăng cường vận đồng, cải thiện lưu thông vùng chậu để giảm nguy cơ chảy máu bất thường.
Dùng thuốc súc họng chứa iod như thế nào? Tôi bị đau họng, có mua thuốc súc họng chứa iod về dùng. Tuy nhiên tôi cảm thấy lúng túng khi dùng loại thuốc này, mong bác sĩ tư vấn cho tôi cách sử dụng. Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ! Trần Thị Liễu (Bắc Giang) Thuốc súc họng có rất nhiều loại: Chống viêm, sát khuẩn, cân bằng lại pH vùng...