8 thói quen xấu gây đau lưng
Đau lưng là dấu hiệu của tuổi tác, nhưng điều đáng lo hơn là ngay cả khi còn trẻ bạn cũng bị đau lưng. Đó là do bạn có những thói quen không tốt hàng ngày.
Những chiếc túi quá nặng sẽ gây hại cho cột sống và phần lưng của bạn
Ngủ trên một tấm đệm cũ
Nếu đệm của bạn đã dùng được 10 năm thì bạn nên thay mới cho dù nó chưa hỏng hẳn vì đệm cũ sẽ ảnh hưởng xấu đến cột sống khi ngủ. Đệm mới sẽ giữ cho cột sống thẳng và giữ cho các đốt sống ổn định trong thời gian cả đêm.
Đeo túi quá nặng
Đeo một chiếc túi nặng trên lưng sẽ làm cho cơ thể và cột sống mất cân bằng, thậm chí bị sụn lưng và vẹo cột sống. Một chiếc túi thích hợp là tổng trọng lượng không được nặng quá 10% trọng lượng cơ thể của bạn.
Không tập thể dục hàng ngày
Video đang HOT
Tập thể dục hàng ngày có tác dụng rất tốt cho lưng. Không tập luyện hàng ngày khiến các cơ sẽ bị cứng và suy yếu, cột sống bị thoái hóa. Việc tập luyện thể dục hàng ngày cho vùng bụng và lưng là lựa chọn tốt nhất để tránh được đau lưng và thoát vị đĩa đệm.
Ăn vặt quá nhiều
Lượng calo cao và dinh dưỡng kém trong đồ ăn vặt dẫn đến tình trạng bạn bị tăng cân. Cân nặng quá mức tập trung ở khu vực giữa cơ thể làm cho xương chậu bị kéo về phía trước, gây căng thẳng và đau lưng. Những người bị thừa cân còn có nguy cơ bị viêm xương khớp hơn những người bình thường.
Đi giày gót quá cao
Giày gót quá cao buộc bạn phải cong lưng, gây áp lực lên các khớp xương, khiến xương sống bị kéo căng và nguy cơ lớn gây đau lưng và thoái hóa xương sống. Hãy chọn cho mình một đôi giày có độ cao phù hợp để vừa thoải mái di chuyển và không hại lưng.
Ngồi cả ngày
Việc ngồi cả ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, nhất là những nhân viên văn phòng. Khi ngồi làm việc trước máy vi tính hàng ngày, bạn không thể duy trì tư thế thích hợp, do đó gây suy yếu các cơ ở lưng vì thiếu hoạt động. Việc ngồi gây áp lực 50% lên cột sống hơn là đứng. Tư thế ngồi chuẩn là chân và thân tạo góc 130 độ để đỡ tạo lực đè lên cột sống, đầu thẳng, không hướng về phía trước khi ngồi máy tính, thỉnh thoảng hãy đứng lên vận động, đi lại, thư giãn thường xuyên sẽ tốt hơn cho lưng.
Căng thẳng
Nếu bạn bị căng thẳng, toàn bộ cơ thể cũng bị căng thẳng theo bao gồm cả các cơ bắp ở cổ, lưng. Khi đó các cơ này sẽ liên tục bị căng ra. Nếu bạn căng thẳng quá lâu, các cơ này sẽ không có cơ hội được nới lỏng ra sẽ khiến bạn bị đau. Có rất nhiều cách để giảm thiểu căng thẳng như ngồi thiền, tập thể dục hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm.
Giữ thù hận trong lòng
Các nhà nghiên cứu đã cho thấy những người dễ tha thứ cho người khác là những người ít bị oán giận, trầm cảm, giận dữ và ít bị đau lưng hơn. Khi bạn giữ thù hận trong lòng, các cơ bắp cũng bị căng thẳng do đó gây đau lưng. Vì thế hãy tha thứ khi có thể, sống hài hòa và vui vẻ.
Theo An Ninh Thủ Đô
Chữa bệnh bằng... nhiệt
Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
Nhiệt là đại lượng đặc trưng cho cảm giác nóng hoặc lạnh. Từ định nghĩa đó người ta chia ra: nhiệt nóng, nhiệt trung hòa, nhiệt lạnh. Nhiệt nóng là nhiệt độ cao hơn, còn nhiệt lạnh là nhiệt độ thấp hơn vùng cơ thể mà nhiệt tác động. Nhiệt trung hòa là nhiệt độ ngang bằng với nhiệt độ của vùng cơ thể mà nhiệt tác động, và không gây ra cảm giác thay đổi về nhiệt. Trong y học, người ta sử dụng nhiệt nóng và nhiệt lạnh để điều trị.
Tất cả các chất thỏa mãn các điều kiện như không gây độc hoặc dị ứng khi tiếp xúc với da, giữ nhiệt lâu và truyền nhiệt từ từ, dễ sử dụng, đều có thể dùng làm chất trung gian truyền nhiệt.
Trong các khoa Vật lý trị liệu người ta sử dụng paraffin, túi silicagen, khay nhiệt điện, túi chườm nhiệt sử dụng điện. Trong dân gian thường dùng cám rang, muối rang, lá cây sao nóng, túi nước nóng, ngâm trong nước nóng, để làm các chất trung gian truyền nhiệt. Sử dụng nhiệt để điều trị đã mang lại hiệu quả rất tốt, nhưng nếu dùng không đúng có thể gây thêm tác dụng có hại. Vì vậy hiểu biết về tác dụng của nhiệt trong chữa bệnh là kiến thức cần thiết đối với mỗi người.
Nhiệt nóng
Tác dụng của nhiệt nóng là gây giãn mạch, làm tăng lượng máu đến vùng điều trị. Nhờ việc tăng tuần hoàn và dinh dưỡng cho vùng điều trị sẽ kích thích quá trình tái tạo tế bào, hàn gắn tổn thương. Nhiệt nóng còn làm tăng các phản ứng sinh học, tăng quá trình chuyển hóa của mô, làm tăng tái tạo mô, làm tăng tính thấm của mô, tăng trao đổi dịch giữa khoang máu và khoang kẽ tế bào, do đó làm tăng quá trình hấp thu dịch nề, làm giảm nề, giảm đau; Làm tăng khả năng xuyên mạch của bạch cầu, tăng khả năng thực bào của bạch cầu, làm phân tán nhanh các chất trung gian gây viêm, do đó làm giảm viêm cả viêm do nhiễm khuẩn và viêm không do nhiễm khuẩn...
Vì vậy, nhiệt nóng được dùng rộng rãi để điều trị các vùng viêm do nhiễm khuẩn giai đoạn viêm tấy chưa hóa mủ (như viêm cơ), điều trị các trường hợp viêm không do nhiễm khuẩn (như viêm khớp dạng thấp, viêm quanh khớp vai, viêm cột sống dính khớp), điều trị các vùng đau do thoái hóa (như đau cột sống cổ, đau thắt lưng, đau khớp do thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp); làm giảm nề, tan khối máu tụ sau chấn thương; làm nhanh liền sẹo vết thương, làm sẹo mềm mại, chống dính và co kéo do sẹo...
Mặc dù nhiệt nóng được chỉ định rất rộng rãi và an toàn, nhưng cũng có những chống chỉ định. Đó là các vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, các ổ viêm đã hóa mủ, các vùng có khối u cả u lành và u ác tính, các vùng lao đang tiến triển như lao khớp, lao cột sống, các chấn thương mới trong một hai ngày đầu, những người đang sốt.
Cách dùng: Mỗi lần đắp nóng nên duy trì 20-30 phút. Một ngày có thể đắp nóng 1 đến 4 lần. Mỗi lần đắp nóng không quá 1/6 diện tích cơ thể để tránh gây rối loạn thân nhiệt. Khi đắp nóng cần chú ý tránh để nhiệt độ quá cao (>40o) vì có thể gây bỏng.
Nhiệt lạnh
Nhiệt lạnh gây ra các tác dụng ngược lại so với nhiệt nóng, như làm co mạch, giảm tuần hoàn, giảm dinh dưỡng, giảm chuyển hóa, giảm tiêu thụ oxy, giảm tính thấm của mô. Nếu bị lạnh quá lâu có thể gây ra thiếu dinh dưỡng và hoại tử mô do lạnh. Nhiệt lạnh được dùng để làm giảm sưng nề sau các chấn thương mới, làm giảm chảy máu ở những vùng đang chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu, như chườm lạnh vùng thượng vị trong chảy máu dạ dày, giảm tụ máu, giảm nề trong chấn thương mới (một hai ngày đầu), chườm lạnh để hạ nhiệt độ khi sốt cao, bảo quản mô ghép giúp mô ghép chịu đựng được tình trạng thiếu oxy kéo dài mà không bị hủy hoại. Người ta thường dùng túi nước lạnh, túi nước đá, hoặc ngâm chi trong nước lạnh. Cần chú ý thời gian chườm lạnh cần ngắn vài phút, không kéo dài để tránh gây tổn thương mô do thiếu dinh dưỡng.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Những thói quen xấu hủy hoại lưng bạn Tránh xa những thói quen dưới đây để bảo vệ lưng luôn chắc khỏe.