8 thói quen xấu dễ gây bệnh cho trẻ
Dưới đây là những thói quen xấu làm bé dễ mắc các bệnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý để phòng tránh cho bé.
1. Mút tay
Mút tay là một thói quen có hại thường dẫn đến các bệnh về tiêu hoá. Khi thường xuyên đưa tay vào miệng, thì dù có rửa tay rồi trẻ vẫn sẽ nhiễm rất nhiều vi trùng, virus, trứng giun sán… Trong khi đó, đường ruột còn yếu nên trẻ dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.
Với trẻ 6 tuổi trở lên (bắt đầu thay răng sữa), thói quen mút tay có thể làm biến dạng hàm, bé dễ bị bị hô hay móm.
2. Cắn móng tay
Khiến cho những vùng da quanh móng bị tổn thương và tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Cắn móng tay quá sâu còn làm cho vùng da tay bị chảy máu. Đến khi vi khuẩn xuất hiện, vùng móng tay bị bé cắn rất dễ bị nhiễm trùng.
Mẹ nên rửa tay thường xuyên và giữ cho móng tay luôn ngắn để bụi bẩn không lọt bám vào, đảm bảo bàn tay luôn sạch sẽ và trẻ không có gì để cắn nữa.
3. Ngoáy mũi
Vi trùng trên ngón tay có thể khiến nhiễm trùng da bên trong mũi, lây lan bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Bạn nên tạo cho bé thói quen lấy khăn giấy hoặc khăn xô để lau mũi; thỉnh thoảng có thể rửa nước mũi bằng nước muối sinh lý để bé luôn được sạch sẽ.
4. Không đánh răng/ súc miệng sau khi ăn uống
Video đang HOT
Thức ăn vẫn còn ở kẽ răng và khoang miệng, là nơi trú ngụ tuyệt vời cho các loại vi khuẩn khiến răng bé dễ bị sâu. Nên đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút sẽ giúp bé kịp thời loại bỏ những mảnh vụn thức ăn. Bởi bao quanh mỗi chiếc răng là một lớp men răng, sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn trái cây, sữa và các thực phẩm có tính axit, các men răng trở nên “mềm mại”. Triệu chứng này kéo dài sẽ làm cho men răng dần mỏng đi, lâu ngày cũng sẽ bị sưng, đau.
5. Lười rửa tay
Hãy nói cho con biết vì sao cần phải thường xuyên rửa tay và chọn cho bé tự chọn loại xà bông có hương thơm và màu sắc mà bé thích. Bàn tay của trẻ rất dễ bị nhiễm bẩn, vì bé rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng. Nếu bạn không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻ thường xuyên bị mắc bệnh là điều khó tránh như viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus…
Hãy nói cho con biết vì sao cần phải thường xuyên rửa tay và chọn cho bé tự chọn loại xà bông có hương thơm và màu sắc mà bé thích. Tập cho bé thói quen rửa tay đều đặn nhiều lần trong ngày, như trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi đi ngủ. Một khi đã trở thànhthói quen, trẻ sẽ tự giác rửa tay mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
6. Ngậm thức ăn
Một số trẻ có thói quen ăn ngậm, bất kể trong bữa ăn chính hay bữa phụ. Đây là một thói quen rất xấu vì việc ngậm thức ăn lâu trong miệng sẽ khiến men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường. Lượng đường này bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và dễ làm sâu răng của bé. Ngoài ra ngậm thức ăn còn là nguyên nhân gây biếng ăn, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu nên dễ bị bệnh.
7. Uống nước có gas, nước ngọt
Thông thường trẻ em thích uống các loại nước có gas, nước ngọt. Mặc dù những đồ uống giải khát trên về bản chất không gây độc hại cho sức khỏe, nhưng nếu uống nhiều sẽ làm cho trẻ biếng ăn, ảnh hưởng tới sự phát triển cân nặng và chiều cao của bé. Ngoài ra, bé uống nhiều đồ uống có đường trên có thể sẽ bị sâu răng nếu như bạn không chăm sóc răng cho bé tốt. Vì thế, thay vì cho bé uống nhiều loại nước giải khát trên, bạn nên cho con uống sữa, sữa chua, nước hoa quả và sinh tố. Như vậy sẽ tốt hơn cho sức khỏe của trẻ.
8. Ngủ ngay sau khi ăn no
Trẻ ăn no sau đó ngủ ngay sẽ khiến dạ dày căng to, đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim. Ngoài ra, nằm ngay sau bữa ăn làm tăng sức ép đối khả năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày. Lượng thức thức ăn trong dạ dày không được tiêu hoá hết làm cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu sau khi ngủ dậy. Nặng hơn còn có thể gây nên bệnh đau bao tử.
Bên cạnh đó, nếu ăn quá no sẽ khiến dạ dày căng phồng, việc tiết dịch tiêu hoá không đủ, thức ăn không được tiêu hoá hết đã bị bài tiết ra ngoài. Những thức ăn không tiêu hoá đọng lại trong đại tràng sẽ lên men, sinh ra chất độc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho việc tiêu hoá. Điều này sẽ khiến trẻ vừa khó ngủ, vừa tiêu hóa kém.
Theo Giáo Dục Việt Nam
6 thói quen xấu cha mẹ nên giúp con xóa bỏ
Lũ trẻ thường có một vài thói quen làm bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu cho dù có phù hợp hay không. Dưới đây là 7 cách hiệu quả giúp bé của bạn phá vỡ thói quen xấu của mình.
Tưởng chừng những thói quen ấy vô hại, nhưng nếu chúng ta bỏ qua quá lâu, điều đó có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, bệnh tật, thậm chí trầm cảm.
1. Mút ngón tay cái
Tại sao xấu: Ngoài những cục chai, mụn nước và nhiễm trùng, việc mút ngón tay cái sẽ gây nguy cơ làm lệch răng. Vì vậy, trừ khi bạn muốn chi một đống tiền để niềng răng cho con, còn không bạn nên bảo con từ bỏ ngay thói quen đút ngón tay cái vào miệng nhé.
Cách ngăn chặn: Nếu mỗi lần con chán, không biết làm gì lại mút tay theo thói quen, hãy áp dụng những cách sáng tạo để đánh lạc hướng, ví dụ gợi ý cho con các trò chơi nghệ thuật hoặc các trò chơi liên quan đến tay để con quên đi việc mút tay.
2. Kéo tóc
Tại sao xấu: Việc kéo hoặc giật tóc liên tục có thể gây ra chứng hói đầu - dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh và người già.
Cách ngăn chặn: Thói quen nhỏ này thường là gốc rễ của một vấn đề lớn hơn nhiều, như bị lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn tâm lý. Nếu thực sự con gặp những vấn đề như vậy, bạn nên đưa con đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn giải quyết các vấn đề tiềm ẩn.
3. Nhịn thở
Tại sao xấu: Trẻ em thường dùng cách này để dọa cha mẹ, và đôi khi nó lại hiệu quả. Một đứa trẻ có thể bất tỉnh khi nhịn thở quá lâu.
Cách ngăn chặn: Nếu con sử dụng chiến thuật này để đạt được mục đích, hãy thử thay đổi cách bạn tiếp cận tình hình xem sao. Thay vì nói không, bạn nên giải thích cho con hiểu quyết định của mình. Có thể bé không hài lòng nhưng việc thông suốt sẽ ngăn chặn một cơn giận có thể bùng phát.
4. Ngoáy mũi
Tại sao xấu: Chọc ngoáy mũi sẽ dẫn đến một vài vấn đề sức khỏe như chảy máu mũi, cảm lạnh và nhiễm trùng.
Cách ngăn chặn: Thường xuyên nhắc nhở con là cách ngăn chặn tốt nhất, nhưng nếu con không nghe lời, hãy thử một số biện pháp khuyến khích tích cực. Ví dụ, tặng con một "ngôi sao" cho ngày nào con không chọc ngoáy mũi, và cho phép con đổi ngôi sao của mình để lấy một món quà đặc biệt con thích.
5. Cắn móng tay
Tại sao xấu: Việc cắn móng tay sẽ khiến ngón tay của bé bị tổn thương, thậm chí thói quen xấu này còn có thể làm nứt phần khía nhỏ ở cạnh răng.
Cách ngăn chặn: Loại bỏ tật xấu này đòi hỏi bạn phải kiên trì cùng con. Đừng để móng tay con bị gẫy và mấp mô để con không có cơ hội cắn chúng. Nếu vấn đề nghiêm trọng, hãy đầu tư một lọ bôi thuốc đắng vào móng tay con. Bé nhà bạn sẽ chán ghét, thậm chí khó chịu với hương vị của thuốc bôi, từ đó sẽ không đưa ngón tay vào miệng nữa.
6. Nghiến răng
Tại sao xấu: Ngoài việc răng bị mòn theo thời gian, một vài tác dụng phụ của thói quen này như đau hàm hay nhức đầu sẽ xuất hiện ngay lập tức.
Cách ngăn chặn: Nghiến răng thường do căng thẳng gây ra, vì thế bạn hãy dạy con một vài phương pháp thư giãn. Dù là yoga dành cho trẻ vào hay việc mát-xa trước khi đi ngủ, thì những hoạt động đó đều giúp giảm thói quen nghiến răng cho con. Nếu tật xấu của con vẫn còn, hãy nhờ bác sĩ nha khoa tạo một niềng răng bảo vệ, có thể không ngăn hẳn việc nghiến răng, nhưng sẽ giúp răng con được bảo vệ.
Theo Trí Thức Trẻ
10 thói quen xấu nhưng lại rất tốt cho sức khỏe Tất cả những thói quen tưởng chừng là xấu nhưng sự thật nó lại đem lại cho chủ nhân những lợi ích nhất định. 1. Dậy muộn sống lâu Thói quen nấn ná sáng sớm trên giường ngủ, bởi giấc ngủ sẽ dài hơn, làm ít hơn và ăn bớt thời gian tập thể dục - theo GS. BS Peter Axt, chuyên gia...