8 thói quen tưởng chừng sạch sẽ nhưng lại có thể gây hại
Bạn có bao giờ nghĩ những thói quen nhằm đảm bảo vệ sinh trong cuộc sống hàng ngày lại có thể âm thầm gây hại cho mình không?
Đôi khi những việc chúng ta làm hàng ngày với ý định đảm bảo vệ sinh lại trở thành nguyên nhân gây tổn hại tới sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng điểm danh 8 thói quen “sạch sẽ” phổ biến và tìm hiểu tại sao chúng lại có hại.
1. Dùng khăn lau bát đĩa, hoa quả
Nhiều người đã quen với việc lau dụng cụ ăn uống và trái cây bằng khăn. Thực tế, điều này không cần thiết vì đa phần nước máy khi sử dụng đã được khử trùng nghiêm ngặt nên đã đủ để rửa sạch sẽ.
Trong khi đó, chiếc khăn lau dù trông có vẻ sạch nhưng lại thường là nơi tích tụ vi khuẩn, nấm mốc nếu không được giặt sạch và phơi khô sau mỗi lần sử dụng. Những vi khuẩn này dễ dàng lây lan sang bát đĩa, thực phẩm, nhất là khi vỏ trái cây có vết trầy xước, khiến cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn.
Giải pháp an toàn hơn là để bát đĩa, hoa quả tự khô tự nhiên.
2. Lau mọi thứ trong nhà bằng khăn
Hầu hết mọi người dùng khăn để lau bụi, vết bẩn ở bất cứ đâu như bàn ghế, cửa, tường… Điều này khiến cho khăn lau trở nên cực kỳ bẩn.
Nguyên nhân lớn nhất là khăn lau thường không được giặt sạch đúng cách và được sử dụng nhiều lần. Điều này biến chúng thành ổ vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn… Khi dùng để lau đồ dùng, nội thất, vi khuẩn từ khăn dễ dàng lan truyền, gây nhiễm khuẩn chéo giữa các vật dụng.
Một điểm đáng lo nữa là khăn lau thường được các gia đình phơi khô tự nhiên. Trong quá trình khăn còn ẩm sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, dù bạn có lau kỹ đến đâu, việc dùng khăn không sạch có thể khiến các bề mặt đồ trong nhà trở nên mất vệ sinh hơn.
Để đảm bảo vệ sinh, bạn nên sử dụng khăn riêng biệt cho các phòng, các khăn được giặt sạch và sấy khô ngay sau mỗi lần sử dụng.
3. Bỏ phần hỏng của trái cây trước khi ăn
Hoa quả để lâu sẽ dần bị hỏng, từng phần nhỏ xuất hiện vết đen, mốc, thối. Bạn cứ nghĩ bỏ chỗ hỏng đi là tiếp tục ăn được nhưng thực tế, nấm mốc đã xuất hiện và lây lan trên cả quả.
Video đang HOT
Những chỗ không nhìn thấy được không có nghĩa là không hư hỏng. Vậy nên tốt nhất là bạn hãy vứt bỏ, đừng quá tiếc rẻ mà ăn tiếp.
4. Ngoáy tai thường xuyên bằng tăm bông
Ráy tai thực ra là một lớp màng bảo vệ tự nhiên của cơ thể, giúp ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn và côn trùng xâm nhập vào bên trong ống tai. Khi bạn lấy ráy tai quá thường xuyên, lớp bảo vệ này sẽ bị mất đi, khiến tai dễ bị nhiễm khuẩn hoặc viêm nhiễm hơn.
Lấy ráy tai là tốt, nhưng không nên làm thường xuyên và kỹ quá. Chưa kể dùng tăm bông có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây tắc nghẽn ống tai và ảnh hưởng đến thính lực.
5. Dùng lồng bàn đậy thức ăn
Đậy thức ăn bằng lồng bàn có thể giúp ngăn ruồi và một số côn trùng làm ô nhiễm thực phẩm. Tuy nhiên, lồng bàn không cách nhiệt được, khiến thức ăn dễ bị hỏng. Khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao, một số thực phẩm sẽ phản ứng với vi sinh vật trong không khí, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Nếu thừa thức ăn, tốt nhất bạn nên cất kín trong hộp đựng và cho vào tủ lạnh, vừa sạch sẽ lại vừa an toàn.
6. Gấp chăn sau khi thức dậy
Chúng ta thường có thói quen dọn giường và gấp chăn ngay sau khi thức dậy. Nhưng thực ra, thói quen này không hề tốt cho sức khỏe.
Mỗi đêm trong quá trình ngủ, cơ thể tiết mồ hôi và có cả da chết sẽ bong ra. Chăn trở thành môi trường lý tưởng cho mạt bụi, vi khuẩn sinh sôi. Nếu gấp chăn ngay sau khi thức dậy, mồ hôi và chất bẩn trên chăn sẽ không thoát ra được dẫn đến mạt bụi ngày càng nhiều, dễ gây ra các bệnh về da.
Thay vì gấp chăn ngay, bạn nên để chăn thoáng khí. Đồng thời phơi chăn thường xuyên hoặc mở cửa sổ cho thoáng để chăn khô và sạch hơn.
7. Dùng nước sôi tráng bát đũa
Khi ăn ngoài, nhiều người có thói quen dùng nước sôi hoặc trà nóng của quán để tráng bát đũa nhằm khử trùng. Thế nhưng hành động này gần như không có tác dụng.
Nhiệt độ cao có thể diệt một số vi khuẩn, nhưng điều này chỉ xảy ra khi ở nhiệt độ và môi trường đặc biệt cũng như duy trì trong một thời gian nhất định. Ví dụ, vi khuẩn Salmonella cần ở môi trường khoảng 80 độ C trong 5 phút mới có thể bị diệt. Một số loại vi khuẩn khác thậm chí cần nước ở nhiệt độ trên 100 độ C.
Việc tráng bát đĩa qua loa bằng nước sôi trước khi ăn thường không đủ nhiệt độ và thời gian để diệt vi khuẩn, nên không mang lại hiệu quả khử trùng như mong muốn.
8. Dùng giấy báo, khăn giấy bọc thực phẩm
Khi không có dụng cụ phù hợp, nhiều người thường dùng giấy báo hoặc khăn giấy để bọc thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều loại giấy chứa huỳnh quang – một chất làm trắng. Đây là 1 loại hóa chất độc hại, khi tiếp xúc với thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm có dầu mỡ và ở nhiệt độ cao, chúng có thể chuyển hóa vào thực phẩm.
Khi cơ thể bạn vô tình hấp thụ, chất huỳnh quang khó hủy và có thể tích tụ độc tố trong gan nếu sử dụng lâu dài, gây hại sức khỏe.
Gia đình Tuyên Quang dọn nhà bằng nước lũ: Nhà sạch bóng, không tốn nhiều sức lẫn thời gian
Bí quyết dọn nhà sau lũ của bà con miền Trung thật là "đỉnh"!
Không ngồi im chờ nước lũ cạn hoàn toàn, mới đây, cặp vợ chồng ở Tuyên Quang đã chia sẻ cách dọn nhà lụt cực nhanh chóng và đỡ tốn sức chỉ bằng 1 bí quyết: tận dụng chính nước lũ để dọn rửa nhà cửa.
Theo chia sẻ của chị Như Thủy sống tại TP Tuyên Quang, trong trận lũ những ngày qua, có thời điểm nhà chị bị nước ngập cao 2 mét. Tốc độ nước tràn rất nhanh, 2 vợ chồng chỉ kịp sơ tán một số đồ dùng lên tầng trên, còn lại những đồ vật nặng như bàn ghế, tủ lạnh, tủ gỗ... hoàn toàn phải chịu cảnh ngâm nước.
Nước ngập cao, đồ đạc không thể sơ tán toàn bộ.
Vì muốn dọn nhà thật nhanh và hiệu quả, vợ chồng chị Thủy đã dậy từ sớm để canh nước rút, khi thấy mực nước có hiện tượng xuống dần, 2 vợ chồng tranh thủ kê cao đồ đạc để cọ rửa nhà. Chẳng cần lấy nguồn nước ở đâu xa, chị Thủy đã tận dụng luôn nước lũ để rửa sạch các vết bùn đất bám ở cửa, tủ bếp, cầu thang...
Gia đình chị Thủy tận dụng nước lụt để lau dọn nhà cửa.
Tiếp theo đó, nhà chị dùng chổi cước để khuấy mạnh cho bùn non tự tan và trôi theo nước lũ. Theo chia sẻ của chị Thủy, với cách làm này, nước lũ rút đến đâu thì bùn đất cũng được đẩy ra ngoài dần đến đó, hoàn toàn không bị đọng ứ trên sàn và tường nhà. Bước cuối cùng, khi nước rút khỏi tầng 1 thì 2 vợ chồng mới xối thêm nước sạch để rửa lại lần nữa, lúc này nhà đã sạch bóng và không còn dấu vết của bùn đất.
Việc dọn dẹp ngoài sân và đường cái cũng được 2 vợ chồng tiến hành theo cách tương tự. Chỉ sau vài giờ dọn dẹp, ngôi nhà của chị Thủy đã sạch thoáng và khô ráo trở lại.
Thành quả dậy từ 5h sáng dọn lụt của 2 vợ chồng chị Như Thủy.
Được biết, cách dọn nhà "nương nhờ" vào nước lũ mà gia đình chị Thủy áp dụng cũng chính là phương pháp dọn dẹp được rất nhiều bà con miền Trung công nhận tính hiệu quả. Trong những ngày bão lũ vừa qua, dân tình đều đồng loạt "mách nước" nhau sử dụng phương pháp này, đặc biệt chia sẻ và lan truyền rộng rãi đến các gia đình miền Bắc - khu vực không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc phòng chống mưa lớn, lũ ngập.
Bí quyết dọn nhà lụt của bà con miền Trung: tranh thủ lúc nước rút thì khuấy bùn liên tục để bùn rút cùng nước, sau đó tiến hành dọn dẹp sơ bộ nhà cửa. (Ảnh minh họa)
Một loại bột 30k sẽ giúp bạn tiết kiệm được cả triệu bạc lẫn nhiều tiếng dọn nhà mỗi tuần Loại bột này đang khiến việc dọn dẹp nhà cửa trở nên dễ dàng và kinh tế hơn! Chỉ với loanh quanh 30k cho 1 gói, bạn chắc chắn nên sắm baking soda bởi những công dụng "thần thánh" mà chúng tạo ra cho căn nhà của bạn: 1. Làm sạch bồn cầu - Đổ 1/2 hộp baking soda vào bồn cầu, rải...