8 thói quen gây đau lưng
Bạn thường phải chịu đựng những cơn đau lưng rất khó chịu mà không rõ nguyên nhân từ đâu. Hãy chắc chắn rằng bạn đã không phải mắc những sai lầm phổ biến có thể gây ra những cơn đau buốt ở lưng dưới đây.
1. Mang túi xách quá to
Nếu có thói quen mang những túi xách to để đựng được mọi thứ cần thiết (và cả không cần thiết) trên vai, bạn sẽ gây hại cho chiếc lưng của mình. Mang vác quá nặng một bên cơ thể sẽ làm cho đôi vai bị mất cân bằng và vì vậy, cột lống cũng sẽ bị lệch.
Giải pháp: thay đổi thói quen sang những chiếc túi xách nhẹ nhàng hơn là khuyến cáo từ các chuyên gia thuộc Hiệp hội phòng bệnh xương khớp của Hoa Kỳ. Theo đó, trọng lượng của chiếc túi xách mà bạn mang theo bên người không được vượt quá 10% trọng lượng của cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chia bớt vật dụng từ túi đeo vai to sang túi hoặc thay bằng túi cầm tay để tạo ra sự cân bằng giữa hai bên trên cơ thể.
2. Giày cao gót hoặc đế bằng
Gót giày quá cao sẽ buộc bạn phải tạo áp lực làm phần lưng bị uốn cong khi bước nhằm mục đích giữ thăng bằng cho cơ thể, khiến các khớp xương bị căng thẳng. Nhưng giày đế bằng cũng không tốt cho cơ thể, tùy thuộc vào từng loại chân khác nhau. Những kiểu sandal không có phần gót bọc phía sau có thể làm chân có xu hướng di chuyển sang hai bên (kiểu đi hai hàng) và phân bố trọng lượng cơ thể không đều.
Giải pháp: mỗi người sẽ phải tự lựa chọn và điều chỉnh độ cao của đôi giày mà mình mang cho phù hợp. Nếu không thấy cần thiết phải mang giày cao gót thì những đôi giày đế bằng luôn là lựa chọn tốt nhất dành cho đôi chân và sức khỏe của bạn.
3. Thói quen đố kỵ hay thường xuyên tức giận
Các chuyên gia thuộc trung tâm y khoa của trường ĐH Duke, Hoa Kỳ nhận thấy những người thường xuyên biết tha thứ sẽ ít đối mặt với cảm giác giận dữ, oán hận, trầm cảm và ít bị đau ở xương khớp hơn. Theo giải thích từ tiến sĩ James W.Carson, cảm xúc của chúng ta, những cơn đau ở cơ và suy nghĩ đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của các tín hiệu về các cơn đau do não bộ nhận và truyền đi.
Giải pháp: không phải mọi cảm giác bực tức, bức bối đều có hại cho cơ thể, tuy nhiên, bạn cũng cần học cách kiềm chế bớt những cảm xúc hay suy nghĩ tiêu cực của mình. Hãy bắt đầu học cách tha thứ bằng cách nghĩ đến những điều có thể khiến bạn căng thẳng hoặc tức giận rồi sau đó, bắt đầu nghĩ đến những cảm giác tha thứ nhỏ nhất, dần dần thay thế bớt những suy nghĩ tiêu cực bằng những thứ tích cực hơn.
Video đang HOT
4. Ngồi cả ngày
Ngồi cả ngày có thể không làm bạn mệt mỏi về sức lực như các công việc nặng nhọc, phải vận động thể lực nhiều, nhưng phần lớn chúng ta đều không giữ được tư thế đúng khi ngồi trước màn hình máy vi tính cả ngày. Đây là nguyên nhân khiến các cơn đau cơ ở lưng bị yếu do thiếu hoạt động. Ngồi còn khiến cho cột sống phải chịu áp lực nhiều hơn 40% so với tư thế đứng.
Giải pháp: cố gắng tìm kiếm cơ hội để đứng dậy thường xuyên khi bạn phải ngồi làm việc cả ngày. Ngoài ra, cần ngồi đúng tư thế để giữ cho các cơ ở lưng và cột sống được thẳng, hạn chế tạo áp lực lên cột sống. Cuối cùng, cần giữ cho đầu luôn thẳng, hướng về phía trước khi sử dụng máy vi tính.
5. Căng thẳng
Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể cũng sẽ bị stress theo, bao gồm cả các cơ ở lưng và cổ. Chúng sẽ co rút và siết chặt lại. Nếu tình trạng căng thẳng về tinh thần kéo dài, những cơ đang siết chặt này sẽ không có cơ hội được thư giãn, gây ra các cơn đau khó chịu.
Giải pháp: có rất nhiều cách đã được chứng minh có thể làm giảm stress hiệu quả như tập thể dục, ngồi thiền hay tắm nước ấm…
6. Không tập thể dục
Tập thể dục là cách để rèn luyện cho các cơ trở nên rắn chắc hơn, nâng đỡ phần lưng tốt hơn. Khi bạn không chú trọng đến việc vận động hay tập luyện thể dục thể thao, các cơ rất dễ bị suy yếu và cứng, thiếu độ dẻo dai, các đốt sống cũng nhanh bị thoái hóa.
Giải pháp: tập thể thao để tăng cường sự khỏe mạnh cho các cơ ở vùng lưng và bụng. Bạn có thể bắt đầu bằng những bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ rồi nâng dần mức độ và cường độ tập luyện lên theo khả năng chịu đựng của cơ thể.
7. Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vặt
Lượng calo dư thừa và ít chất dinh dưỡng – những đặc trưng của nhóm thức ăn vặt – sẽ làm bạn nhanh chóng bị tăng cân. Cân nặng dư thừa là một trong những nỗi ám ảnh cho chiếc lưng của bạn. Trọng lượng thừa sẽ tạo áp lực lên vùng chậu, gây căng thẳng cho phần phía dưới lưng. Những người thừa cân còn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương rất cao.
Giải pháp: chỉ cần giảm từ 5% đến 10% trọng lượng cơ thể là đã đủ để tạo ra những thay đổi tích cực cho sức khỏe của bạn. Hãy chia nhỏ bữa ăn thành 4 đến 5 bữa trong ngày để giảm bớt việc tiêu thụ thức ăn vặt, thay đổi thực phẩm theo hướng lựa chọn những thứ lành mạnh hơn cho sức khỏe và uống trà xanh mỗi ngày.
8. Ngủ trên chiếc nệm đã cũ
Theo Tổ chức chăm sóc giấc ngủ quốc gia của Hoa Kỳ, một chiếc nệm tốt thường có tuổi thọ từ 9 đến 10 năm. Vậy chiếc nệm mà bạn đang nằm đã bao nhiêu “tuổi”? Nếu không thể nhớ được thời gian cuối cùng mình thay nệm mới là bao nhiêu năm thì rất có thể, cơ hội để cột sống của bạn được nâng đỡ tốt trong lúc ngủ sẽ vơi dần theo năm tháng.
Giải pháp: thay thế chiếc nệm đã quá cũ của mình bằng một chiếc mới không quá cứng và cũng không quá mềm. Mặt phía trên của nệm phải đủ cứng để không làm lưng bị cong xuống và phần phía dưới của nệm phải có khả năng nâng đỡ tốt trọng lượng của cơ thể khi bạn nằm.
Theo Care2.com
Thảo dược chữa đau xương, khớp do ngồi nhiều
Viêm khớp là một trong những bệnh lý mạn tính và đang ngày càng có xu hướng tăng nhanh và trẻ hóa.
Ngồi nhiều dễ bị thoái hóa đốt sống
Chị Thu Thủy (Tôn Đức Thắng, Hà Nội) làm tại một công ty truyền thông. Sau giờ làm hành chính, tối về chị còn đi học văn bằng 2. Vì ngồi nhiều nên mặc dù còn trẻ nhưng chị đã gặp phải căn bệnh đau thắt lưng, vai gáy nhức mỏi không chịu nổi. Thậm chí, chị còn bị choáng váng, chóng mặt do thoái hóa đốt sống cổ, thiếu máu lên não.
Ảnh minh họa.
Ông Nguyễn Khắc Việt (62 tuổi), phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương còn bị nặng hơn. Cách đây 4 năm, ông bị viêm khớp, thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống lâu ngày, đã có gai đôi.
Trước đây, ông Việt từng học đại học ở miền Bắc rồi đi bộ đội ở miền Tây Nam bộ và định cư ở Bình Dương. Ông cũng là thương binh nên đây là lý do khiến bệnh khớp, thoái hóa đốt sống lưng nặng thêm. Ông Việt chia sẻ: "Tôi từng nằm ở nhiều viện, từng châm cứu, chích đủ thứ thuốc. Ai mách đâu tôi uống đó, cả thuốc Đông y và Tây y bệnh cũng có đỡ phần nào nhưng không hết".
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa nên đây cũng là lý do khiến nhiều người mắc bệnh phong tê thấp gồm viêm đa khớp, thoái hóa các khớp tứ chi và cột sống cổ, cột sống thắt lưng, thần kinh tọa, viêm đa khớp dạng thấp ...
Đối với bệnh viêm đa khớp dạng thấp, theo Tây y, đây là bệnh không dễ chữa khỏi, phải điều trị nhiều năm. Nó là một bệnh của hệ thống (tự miễn), tức là cơ thể tự sinh ra những chất chống lại chính khớp và gây đau. Vì là bệnh tự miễn nên việc điều trị dứt điểm thường rất khó khăn.
Khi mắc bệnh, cơ thể nóng sốt, các khớp viêm, sưng, nóng, đỏ, đau nhức mỏi, tê bì đau đớn. Bệnh nhân thường bị đau ở những khớp đối xứng trên 2 bàn tay, 2 bàn chân và dễ tái phát nên rất hạn chế vận động.
Nếu không được điều trị bằng thuốc sớm và liên tục, để lâu ngày sẽ gây cứng khớp hay teo cơ, dị dạng các khớp ngón tay, ngón chân. Tiếp đến, bệnh sẽ ảnh hưởng đến màng bao hoạt dịch do khí huyết tắc nghẽn bởi các yếu tố phong, hàn, thấp. Đến giai đoạn cuối, nếu bệnh phong tê thấp không được chữa trị, lục phủ ngũ tạng dễ bị hủy hoại. Khi đó, Đông y gọi là chứng tý lâu ngày không khỏi.
Còn thoái hóa khớp là bệnh mãn tính theo nghề nghiệp, tuổi tác, đặc thù lao động có thể gây ra ở bất cứ khớp nào ở cơ thể nhưng phổ biến ở cột sống chỗ thắt lưng, đốt sống cổ, ở khớp háng, gối... Thương tổn có thể hủy hoại sụn khớp, đặc biệt với đĩa đệm, cột sống, gai xương và sụn xương. Khi cột sống bị thoái hóa, đi lại sẽ khó khăn, thậm chí nằm liệt. Để lâu không chữa trị, không uống thuốc dễ bị teo cơ, cứng khớp.
Thảo dược kháng viêm, chống thoái hóa khớp, không tác dụng phụ
Theo bác sỹ Lương Quốc Chính, Bệnh viện Bạch Mai, người sáng lập trang bacsinoitru.vn cho biết: "Viêm khớp là một rối loạn phổ biến được đặc trưng bằng tình trạng viêm trong khớp. Curcumin được chiết xuất từ nghệ vàng là chất chống viêm mạnh, điều này có nghĩa rằng nó hữu ích cho bệnh nhân viêm khớp. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rõ điều này"
Từ các nghiên cứu cho thấy Curcumin có hoạt tính kháng viêm, chống oxy hóa mạnh, giúp ức chế các chất trung gian gây viêm và tác nhân tiền viêm. Trên bệnh nhân viêm khớp, có nhiều bằng chứng lâm sàng cho thấy Curcumin ở liều 1200mg có tác dụng giảm triệu chứng sưng đau cứng khớp nhanh chóng và có khả năng ức chế một trong những nguyên nhân gây phá hủy sụn khớp mà các loại thuốc giảm đau thông thường không có. Mặt khác, không giống các thuốc kháng viêm steroid curcumin không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa cho bệnh nhân khi sử dụng lâu dài.
Các nghiên cứu cũng cho thấy hoạt tính của curcumin tùy thuộc rất nhiều vào nồng độ curcumin tại mô viêm, do đó không phải mọi sản phẩm chứa curcumin đều mang lại lợi ích lâm sàng như nhau.
GS. TS Đào Văn Phan, Nguyên trưởng bộ môn Dược lý ĐH Y Hà Nội cho biết: "Curcumin tuy uống với liều cao nhưng hàm lượng trong máu và nơi tác dụng lại vẫn thấp. Là do Curcumin không tan trong nước, dễ bị phá hủy ở ruột, dễ bị chuyển hóa và thải trừ ở gan, nên chỉ hấp thu vào máu được 2-5%. Vì vậy để đạt được liều lượng điều trị (1200mg) đòi hỏi phải sử dụng dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất nghệ Curcumin, trong đó nổi bật là Nano Curcumin, Curcumin kích thước siêu nhỏ, hấp thu tới 95%, mang lại hiệu quả cao ngay tại liều 4-6 viên mỗi ngày
Mới đây, sau 8 năm nghiên cứu, Viện hóa học - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam là đơn vị đầu tiên tại VN và đưa VN trở thành nước thứ 10 trên thế giới sản xuất thành công Nano Curcumin với kích thước tiểu phân 50-70nm, độ tan trong nước đạt 10%, đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương chế phẩm của Mỹ, phát huy tối đa tác dụng chống viêm, giảm đau khớp của Curcumin
Hiện, nguồn nguyên liệu Nano Curcumin do viện sản xuất được chuyển giao cho công ty dược mỹ phẩm CVI phân phối tại các nhà thuốc với tên gọi CumarGold, với giá thành bằng 1/5 các chế phẩm Nano Curcumin của nước ngoài.
Theo Kiến thức
Cách chữa bệnh mất ngủ Ho, đau lưng, khó thở... là những triệu chứng khiến ta mất ngủ ban đêm. Hiệp hội giấc ngủ (Anh) đã đưa ra lý do và cách chữa trị để ta được ngon giấc, theo Mirror. Ảnh: Shutterstock Ho Nguyên nhân: Thường là do trào ngược dạ dày vào ban đêm. Trào ngược dạ dày vào ban đêm là tình trạng trào ngược...