8 thói quen có thể làm hỏng thận của bạn
Tổn thương hoặc suy giảm hoạt động của thận có thể không có biểu hiện cụ thể trong nhiều năm. Đây chính là lý do tại sao bạn làm hỏng thận của mình mà không biết.
Thận rất quan trọng với sức khỏe của chúng ta. Nhiệm vụ của thận là lọc máu, sản xuất kích thích tố, hấp thụ khoáng chất, sản xuất nước tiểu, loại bỏ độc tố và trung hòa axit. Tổn thương hoặc suy giảm hoạt động của thận có thể không có biểu hiện cụ thể trong nhiều năm nên nhiều người thường bỏ qua. Do đó bệnh thận thường được gọi là “bệnh im lặng”. Đó là lý do bạn nên chăm sóc thận trước khi quá muộn.
Dưới đây là danh sách 10 thói quen phổ biến có thể làm hỏng thận của bạn theo thời gian.
1. Không uống đủ nước
Chức năng quan trọng nhất của thận là lọc máu và loại bỏ độc tố, chất thải. Khi bạn không uống đủ nước trong ngày, các độc tố và chất thải ngày bắt đầu tích lũy và gấy áp lực cho thận trong việc thải lọc. Kết quả là thận phải làm việc nhiều hơn và có thể bị tổn thương nghiêm trọng.
2. Ăn quá mặn
Cơ thể bạn cần natri hoặc muối để hoạt động trơn tru. Tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và gây tổn thương cho thận. Một nguyên tắc nhỏ là không ăn quá 5 gam muối trong một ngày.
Ảnh minh họa
3. Thường xuyên nhịn tiểu
Nhiều người trong chúng ta bỏ qua yêu cầu này của cơ thể vì quá bận rộn hoặc muốn tránh nhà vệ sinh công cộng. Thường xuyên nhịn tiểu sẽ làm tăng áp suất nước tiểu lên thận, có thể dẫn đến suy thận, sỏi thận, và mất kiểm soát trong việc thải lọc. Vì vậy, bạn cần đi vệ sinh khi cảm thấy cần thiết.
4. Tiêu thụ quá nhiều protein động vật
Video đang HOT
Tiêu thụ quá nhiều chất đạm, đặc biệt là thịt đỏ, làm tăng tải về trao đổi chất của thận. Vì vậy, tiêu thụ nhiều protein trong chế độ ăn uống của bạn có nghĩa là thận của bạn phải làm việc vất vả hơn và điều này có thể dẫn đến tổn thương thận hoặc rối loạn chức năng theo thời gian.
5. Thiếu ngủ
Chúng ta đã biết về tầm quan trọng của một giấc ngủ ngon. Mất ngủ mãn tính có liên quan đến nhiều bệnh và bệnh thận cũng có trong danh sách này. Thiếu ngủ liên tục sẽ ảnh hưởng đến cơ chế sinh học, làm cho mô thận bị hư hỏng sẽ phục hồi, do đó hãy cho cơ thể của bạn thời gian để chữa lành và tự phục hồi.
Ảnh minh họa
6. Uống nhiều cà phê
Cũng giống như muối, caffein trong cà phê có thể làm tăng huyết áp và làm gia tăng căng thẳng tới thận của bạn. Theo thời gian, tiêu thụ quá nhiều cà phê có thể gây tổn thương cho thận của bạn.
7. Lạm dụng thuốc giảm đau
Nhiều người vẫn sử dụng thuốc giảm đau với bất kỳ đau nhức nhỏ có thể khỏi một cách hoàn toàn tự nhiên. Sử dụng quá nhiều hoặc lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn đến tổn hại nghiêm trọng của gan và thận.
8. Uống rượu
Mặc dù không có gì sai khi thưởng thức một ly rượu vang hoặc một cốc bia, nhưng hầu hết chúng ta thường không dừng lại ở mức đó. Rượu thực sự là một loại độc tố dẫn đến căng thẳng, tổn hại gan và thận.
Theo Màn ảnh sân khấu
Điểm mặt những thói quen gây hại cho thận
Những thói quen gây tổn hại cho sức khỏe mà bạn chưa biết,cùng khám phá tác hại gây tổn thương thận.
1. Lạm dụng thuốc giảm đau
Sử dụng lâu dài hoặc liều lượng lớn các loại thuốc kháng viêm giảm đau như các thuốc giảm đau, indomethacin, acetaminophen và aspirin sẽ gây hại cho thận rất nhiều.
2. Uống quá nhiều nước ngọt và nước có ga
Mức độ pH bình thường của cơ thể con người là 7,2 trong khi đó những thức uống nói chung có độ axit cao và mức độ pH của cơ thể sẽ thay đổi đáng kể sau khi hấp thụ các loại đồ uống như vậy. Thận là cơ quan chính để điều chỉnh độ pH của cơ thể, vì thế khi mà cơ thể phải hấp thụ quá nhiều nước ngọt và nước uống có ga trong một thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và làm tăng xác suất gây tổn thương thận.
3. Ăn rau quả không phù hợp
Chúng ta đều biết rằng ăn nhiều rau quả có lợi cho sức khoẻ. Kali có trong rau thường được coi là chất hỗ trợ tốt giúp giảm huyết áp tự nhiên ,tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài nó lại có thể làm tổn thương thận đối với những người có vấn đề về chức năng thận.
Người có vấn đề về chức năng thận, nên chú ý trong việc ăn rau quả: nên có chế độ ăn nhạt, không nên dùng nước rau quả quá nồng hay nước canh quá đậm.
4. Nhịn tiểu
Một số người vì quá bận rộn với công việc mà quên không đi tiểu, không có thói quen đứng lên đi tiểu hoặc cố nhịn để làm nốt việc khiến nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang quá lâu. Các chuyên gia cho rằng việc nhịn tiểu quá lâu có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm đài bể thận. Một khi bệnh nhiễm trùng này bị tái đi tái lại thường xuyên, nó sẽ dẫn đễn nhiễm trùng mãn tính và rất khó để phục hồi sức khỏe của thận.
5. Không uống đủ nước
Lượng chất thải thận phải tiếp nhận luôn nhiều hơn so với các bộ phận khác. Thận có chức năng cân bằng lượng nước và các chất điện giải trong cơ thể, loại bỏ qua đường nước tiểu các chất độc hại sinh ra trong quá trình hoạt động sinh lý của cơ thể. Để thực hiện các chức năng đó, thận cũng cần được cung cấp đủ nước.
Vì thế, bạn cần tập thói quen uống nhiều nước giúp nước tiểu nhanh chóng được bài tiết ra ngoài. Điều này không chỉ giúp phòng chống bệnh sỏi thận, mà còn có tác dụng bảo vệ thận nếu bạn có chế độ ăn quá nhiều muối.
6. Ăn quá nhiều thịt
Hiệp hội Thực phẩm Hoa kỳ khuyến cáo một người nặng 50kg chỉ nên nạp 40g protein một ngày , tức là không quá 300g thịt,/ngày để tránh gây tổn hại nặng cho thận.
7. Uống trà đặc sau khi uống rượu
Một số người nghĩ rằng trà đặc có thể "giải" rượu. Thực tế nó sẽ gây tác hại đến thận thay vì hiệu quả như mọi người thường nghĩ. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng chất theophylline trong trà có tác dụng làm lợi tiểu và nó có thể ảnh hưởng khá nhanh đến thận. Rượu không có thời gian để phân hủy do đó gây ra kích thích ethanol làm ảnh hưởng nghiêm trọng cho thận.
8. Lạm dụng muối
Một chế độ ăn mặn có thể dẫn đến cao huyết áp. Lượng máu trong thận không thể duy trì lưu thông được bình thường, do đó dễ gây tổn hại cho thận.
9. Bánh mỳ ngọt
Có một loại phụ gia thực phẩm được gọi là kali bromat trong bánh mỳ và bánh ngọt làm cho bánh mềm và thơm ngon hơn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất này có thể gây ra tổn hại cho hệ thống thần kinh trung ương, máu và thận.
phunutoday
Ngủ ngáy: Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh ngủ ngáy có thể dẫn đến những nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch thậm chí đột quỵ... Nhiều người vẫn lầm tưởng, ngủ ngáy mới sâu giấc và tốt cho sức khỏe. Thực tế, ngủ ngáy là một dấu hiệu của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu...