8 tháng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới chỉ đạt hơn 35%
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn ngân sách nhà nước hết tháng 8 ước đạt gần 35,5% kế hoạch, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải tăng tốc thời gian tới.
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, ước tỷ lệ giải ngân 8 tháng năm 2022 đạt 35,49% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao thì tỷ lệ giải ngân của cả nước đạt 39,15%. Tỷ lệ này giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (40,6%). Trong đó, vốn trong nước đạt 40,87%; vốn nước ngoài đạt 14,02%.
Bộ Tài chính cho biết, có 7 bộ và 12 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 45%. Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (73,17%); Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (51,91%); Tiền Giang (63,5%), Thái Bình (57,9%), Phú Thọ (57,2%), Long An (55,1%)…
8 tháng qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới chỉ đạt hơn 35% (Ảnh minh họa: KT)
Ngoài ra, vẫn có 35 bộ và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35%, trong đó có 27 bộ và 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20% như: Hội Nhà văn (5,42%); Văn phòng Trung ương Đảng (8,96%); Bộ Ngoại giao (11,87%); Bộ Giáo dục – Đào tạo (13%), tỉnh Cao Bằng (17,4%); tỉnh Hà Giang (19,12%)…
Cũng theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hiện vẫn còn trên 50.326,9 tỷ đồng chưa được phân bổ chi tiết, chiếm 9,28% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó, có trên 49.915,3 tỷ đồng là vốn trong nước và trên 411,5 tỷ đồng là vốn ODA.
Video đang HOT
Cụ thể, số vốn chưa được các bộ, cơ quan trung ương phân bổ chi tiết là trên 7.124,3 tỷ đồng; chiếm 6,44% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Nguyên nhân là các bộ, cơ quan Trung ương chưa phân bổ chi tiết kế hoạch vốn dự kiến bố trí cho các dự án khởi công mới chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư hoặc chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025.
Số vốn do các địa phương chưa phân bổ là trên 43.202,5 tỷ đồng; chiếm trên 10% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Nguyên nhân là một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1, một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư và nguồn bội chi sẽ được phân bổ sau.
Đối với nguồn vốn kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), Theo Quyết định số 653/QĐ- TTg ngày 28/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương là cơ quan chủ quản CTMTQG thực hiện việc phân bổ và giao dự toán thực hiện các CTMTQG cho các đơn vị, các cấp sử dụng ngân sách trực thuộc trước ngày 1/7/2022 đảm bảo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.
Nhưng theo báo cáo từ Bộ Tài chính, đến thời điểm báo cáo, Bộ mới chỉ nhận được 36/52 địa phương báo cáo giao kế hoạch vốn thực hiện cho các đơn vị trực thuộc, tuy nhiên, mới chỉ có 9/36 địa phương phân bổ vốn chi tiết theo danh mục dự án đầu tư làm cơ sở giải ngân kế hoạch vốn là: Bến Tre, Bình Phước, Điện Biên, Quảng Ngãi; Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai và Kon Tum.
Thủ tướng phân công các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022
Ngày 16/8, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hỏa tốc số 727 /TTg-KTTH về việc phân công các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại một số Bộ, cơ quan, địa phương.
Thủ tướng phân công các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Ảnh: TTXVN.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao 6 Tổ công tác được thành lập theo Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 2/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại 41 bộ, cơ quan trung ương và 18 địa phương có kết quả giải ngân đến ngày 31/7/2022 dưới mức trung bình của cả nước (34,47%), cụ thể:
Tổ công tác số 1 do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc, Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; các địa phương là Quảng Trị, Quảng Bình.
Tổ công tác số 2 do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Văn phòng Trung ương Đảng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam; các địa phương là Thành phố Cần Thơ, An Giang.
Tổ công tác số 3 do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động-Thương binh và Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam; các địa phương là Cao Bằng, Bắc Kạn.
Tổ công tác số 4 do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Tổ trưởng kiểm tra các Bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Hội Nông dân Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc; các địa phương là Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, Đắk Lắk, Gia Lai.
Tổ công tác số 5 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng, kiểm tra các địa phương là Bắc Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lạng Sơn.
Tổ công tác số 6 do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Tổ trưởng, kiểm tra các địa phương là Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa, Sóc Trăng.
Công văn cũng nêu rõ, các đồng chí Tổ trưởng Tổ công tác sắp xếp thời gian để tập trung cho việc này từ nay đến cuối tháng 8/2022, phải lựa chọn đi trực tiếp kiểm tra tại một số Bộ, cơ quan, địa phương thuộc Tổ công tác của mình và có hình thức kiểm tra phù hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương còn lại.
Các Tổ phải rất cụ thể khi xây dựng kế hoạch kiểm tra, làm việc tìm hiểu kỹ thực trạng tình hình, xác định rõ các vướng mắc, điểm nghẽn ở cơ sở, thẩm quyền xử lý tháo gỡ, thời hạn xử lý. Các đồng chí Tổ trưởng phải chỉ đạo trực tiếp giải quyết các vướng mắc và tổng hợp các vướng mắc vượt thẩm quyền để báo cáo cấp có thẩm quyền; bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thuộc đối tượng kiểm tra báo cáo bằng văn bản, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ trước ngày 20/8/2022; tổng hợp chung báo cáo của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phục vụ các Tổ công tác do Lãnh đạo Chính phủ làm Tổ trưởng, gửi Lãnh đạo Chính phủ (Tổ trưởng) ít nhất 1 ngày trước khi làm việc theo Chương trình công tác của Lãnh đạo Chính phủ.
Đồng thời xây dựng đề cương để các Tổ công tác báo cáo kết quả kiểm tra, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung, báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2022.
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Thường trực các Tổ công tác do Lãnh đạo Chính phủ làm Tổ trưởng, có trách nhiệm giúp Tổ trưởng xây dựng đề cương kiểm tra tại các Bộ, cơ quan, địa phương và xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất, kiến nghị của Tổ công tác.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thuộc đối tượng kiểm tra khẩn trương xây dựng báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ trước ngày 20/8/2022 (theo mẫu báo cáo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn).
Tiếp tục duy trì hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của 6 Tổ công tác đã được thành lập theo Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 2/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian thực hiện kiểm tra, đôn đốc từ ngày 20/8/2022 đến hết ngày 30/8/2022.
Đầu tư công năm 2022 có tiền phải giải ngân được Chiều nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với 17 bộ, ngành và một số địa phương để đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, sau khi kiểm tra, đôn đốc, các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đã...