8 tháng, bắt hàng chục nghìn tấn xăng dầu xuất lậu trái phép
Tính riêng mặt hàng xăng, 8 tháng đầu năm lực lượng Hải quan đã bắt giữ hơn 12.299 tấn xăng, 6.500 lít xăng cùng hàng chục nghìn lít dầu các loại xuất lậu trái phép.
Tổng cục Hải quan (TCHQ) vừa có báo cáo tình hình chống buôn lậu và gian lận thương mại trong 8 tháng qua, trong đó nhấn mạnh số vụ bắt giữ buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép gia tăng, đề nghị khởi tố hình sự nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng.
Số vụ bắt giữ xăng dầu xuất lậu 8 tháng qua bị bắt giữ lên đến hàng chục nghìn tấn, gây bất ổn cho thị trường xăng dầu vì Việt Nam vẫn phải nhập khẩu mặt hàng này
Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm, Hải quan đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 10.759 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 323,3 tỷ đồng, thu ngân sách đạt hơn 88,9 tỷ đồng, trong đó, cơ quan Hải quan khởi tố 28 vụ, chuyển cơ quan khác đề nghị khởi tố 42 vụ.
Theo TCHQ, thời gian qua đã phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ việc đặc biệt nghiêm trọng như: vận chuyển 11 khẩu súng ngắn được cất giấu tinh vi trong 01 vỏ loa thùng; 03 vụ vận chuyển trái phép bộ phận vũ khí tháo rời, vụ vận chuyển 47 hộp đạn (mỗi hộp 500 viên đạn chì) trong lô hàng quà biếu, hay vụ xuất lậu vàng đi Hàn Quốc với số lượng 80 cây vàng….
Video đang HOT
Đặc biệt, số vụ vận chuyển xuất lậu trái phép xăng dầu 8 tháng qua bị phát hiện rất lớn, trong đó có 13 vụ vi phạm, tang vật vi phạm gồm: 6.502 lít và 12.299 tấn xăng; 46.741 lít và 229,043 m3 dầu; 3.517,22 tấn than bã xít.
Cụ thể, ngày 05/4/2016, tại vùng biển thuộc khu vực luồng hàng hải Hải Phòng – Quảng Ninh, Cục Điều tra chống buôn lậu đã phát hiện và bắt giữ 1 tàu đang vận chuyển khoảng 20.000 lít dầu DO không có hoá đơn, trị giá gần 200 triệu đồng.
Trong 02 ngày 9 và mùng 10/05/2016, tại vùng biển Hạ Long – Quảng Ninh lực lượng chức năng phát hiện 02 tàu, một tàu vận chuyển 12m3 dầu FO và 01 tàu vận chuyển 100 tấn than dạng bùn đều không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 160 triệu đồng.
TCHQ cho biết, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới thiết bị điện tử, điện gia dụng đã qua sử dụng tiếp tục diễn biến phức tạp, tại hai địa bàn có hai cảng nhập khẩu lớn là Tp. Hải Phòng và Tp Hồ Chí Minh.
Theo TCHQ, ngoài các vụ buôn lậu, gian lận thương mại có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thời gian qua lực lượng này đã bắt giữ nhiều vụ vận chuyển động vật hoang dã, động vật thuộc nhóm bảo tồn, cấm vận chuyển buôn bán dưới mọi hình thức.
Trong đó có 21 vụ liên quan đến mua bán, vận chuyển trái phép động, thực vật hoang dã và các sản phẩm từ động thực vật hoang dã đặc biệt quý hiếm, như: vụ vận chuyển trái phép 137,5 kg ngà voi và các sản phẩm chế tác từ ngà voi (vòng, hạt) từ Ăngola về Nội Bài; vụ vận chuyển trái phép 9.052 kg vỏ mai đồi mồi, 1.345 kg tắc kè, 16 kg đồi mồi sống từ Indonesia về cảng Hải An, Hải Phòng. Vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép 300 kg gỗ trắc từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu La Lay, Quảng Trị…
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Sắp điều chuyển, bãi nhiệm một số nhân sự chủ chốt tại Bộ Công Thương
Kế hoạch rà soát bộ máy hành chính nhân sự của Bộ Công Thương đang được triển khai. Dự kiến, một số vị trí chủ chốt đứng đầu vụ, cục sẽ được điều chuyển, bố trí công việc phù hợp hơn hoặc bãi nhiệm.
Nguồn tin tại Bộ Công Thương sáng 6/9 cho biết, danh sách một số nhân sự chủ chốt đứng đầu vụ, cục sẽ được điều chuyển, bố trí công việc phù hợp hơn hoặc bãi nhiệm sẽ được lãnh đạo Bộ chốt và công bố ngay trong tháng 9
Theo Bộ này, cải cách bộ máy hành chính là cấp bách cần làm ngay, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc cải cách nhân sự được tiến hành công khai, minh bạch đúng quy định nhằm đảm bảo bộ máy được vận hành hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
Ngoài việc cải cách bộ máy nhân sự, Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục rà soát một loạt các văn bản pháp luật, quy chế quản lý bị đánh giá là chưa thực sự thông thoáng, gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, tận dụng được cơ hội do hội nhập mang lại.
Đồng thời có những biện pháp thúc đẩy các ngành công nghiệp dịch vụ mạnh hơn, trong đó có công nghiệp khai khoáng. Khuyến khích, tập đoàn, tổng công ty và cả các doanh nghiệp tư nhân phải tập trung sản xuất, coi đây là giải pháp quan trọng để góp phần tăng trưởng.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng siết chặt quản lý đối với lĩnh vực kinh doanh đa cấp. Tiến hành kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan.
Đối với lĩnh vực quản lý thị trường, Bộ Công Thương thừa nhận việc quản lý còn tồn tại một số yếu kém. Việc chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng còn buông lỏng gây bức xúc trong nhân dân.
Do vậy, lĩnh vực này cũng được Bộ Công Thương mạnh tay cải cách trên cơ sở việc nào thị trường làm tốt hơn thì để thị trường tự vận động, Nhà nước chỉ tập trung vào những việc thị trường làm không tốt như tổ chức minh bạch, chống độc quyền, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chỉ đạo: "Thời gian không còn nhiều, chúng ta phải quyết liệt đổi mới. Chậm ngày nào, quyền lợi của người dân sẽ bị ảnh hưởng, doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn".
Theo Bizlive
Phát hiện, ngăn chặn kịp thời nhiều vụ việc Từ đầu năm đến nay, lực lượng hải quan đã phát hiện, xử lý 1.323 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 12,8 tỷ đồng. Bên cạnh các mặt hàng tiêu dùng nhập lậu, hàng loạt vụ buôn bán hàng quốc cấm như: ma túy, ngà voi, vẩy tê tê, sừng tê giác... với số lượng lớn. Phân tích hình ảnh qua...