8 tác dụng không ngờ từ vỏ trứng xem tác dụng cuối ai cũng giật mình
Vỏ trứng ai cũng nghĩ nó không có tác dụng gì nên thường hay vứt đi. Nhưng xem xong bài viết này chắc hẳn các bạn sẽ có cái nhìn khác về tác dụng của vỏ trứng.
1. Làm sáng bóng bình hoa
Nếu bạn có một lọ hoa thanh mảnh, dễ vỡ nhưng lại bị ố bẩn ở các góc hoặc kẽ khó chạm tay đến, hãy thử dùng vỏ trứng để làm sạch chúng. Nghiền nát vỏ trứng và cho vào trong lọ cùng với nước chanh, rồi để vài ngày và thỉnh thoảng xóc mạnh. Axit trong nước chanh sẽ tấn công dầu mỡ, trong khi các mảnh vỏ trứng cạo sạch vết bẩn khỏi thủy tinh hoặc sứ.
Bước cuối cùng, đổ bỏ toàn bộ phần vỏ và nước chanh trong bình, rửa nó bằng nước xà phòng nóng rồi để khô ráo.
Vỏ trứng xốp, nên chúng có thể hấp thu các vết ố bẩn dễ dàng. Một mẹo hay là bẻ vụn vỏ trứng, bỏ vào một chiếc túi nhỏ may bằng vải mút-xơ-lin và cho nó vào máy giặt cùng quần áo trắng. Một điều cần lưu ý là, bạn phải đảm bảo khóa chặt miệng túi vải để ngăn vỏ trứng rơi bám vào lồng máy giặt. Khi nước nóng ấm làm tới xốp các vết ố bẩn, vỏ trứng sẽ hấp thụ chúng, bảo vệ quần áo màu trắng khỏi ngả màu ngà ngà.
3. Vỏ trứng ủ phân bón
Dù là vỏ trứng sống hay vỏ trứng chín thì đó đều là nguồn phân bón hữu cơ vô cùng tuyệt vời cho cây trồng. Trước khi trộn vỏ trứng vào đất, bạn nên bóp vụn để chúng dễ dàng phân hủy, tạo nguồn khoáng chất bổ sung cho đất. Ngoài ra, vỏ trứng trung hòa độ pH, giúp đất luôn tơi xốp và cây trồng sinh trưởng, phát triển nhanh hơn.
4. Chống ốc sên
Video đang HOT
Vỏ trứng bóp nhỏ vụn, rắc quanh gốc cây sẽ tạo nên hàng rào hiệu quả giúp chống lại các loại thân mềm hại cây như ốc sên đến tấn công cây trồng. Nghiền nhỏ vỏ trứng để rắc xung quanh gốc cây cũng hạn chế được nhiều loại sâu bệnh nhạy cảm với cây trồng.
5. Làm nơi gieo hạt
Một ý tưởng khá phổ biến đó là bỏ giá thể vào nửa phần vỏ trứng để gieo hạt. Khi trồng, bạn chỉ cần đặt cả vỏ trứng và giá thể vào trong đất. Trước khi bỏ giá thể để gieo hạt, bạn có thể dùng kim chọc những lỗ nhỏ để khi tưới, nước được thoát ra dễ dàng hơn. Dùng vỏ trứng vừa tiết kiệm vừa giúp hạt nhanh nảy mầm, cây con nhanh lớn hơn.
6. Xoa dịu vết côn trùng đốt
Ngâm vỏ trứng vào nước giấm táo vài ngày, sau đó thoa hỗn hợp này lên vết côn trùng đốt hoặc các nốt mẩn ngứa. Cách làm này thực sự hiệu quả vì khi ngâm vào giấm táo, vỏ trứng bắt đầu phân hủy, cho phép canxi cácbonát trong chúng phản ứng với giấm để hình thành canxi axêtát. Đây là một chất làm se, giống như kem thoa bào chế từ oxit kẽm và oxit sắt, có thể giúp xoa dịu, làm cứng và bảo vệ làn da mong manh.
Hỗn hợp vỏ trứng và giấm táo có hạn sử dụng khoảng 1 tháng, nếu được bảo quản trong tủ lạnh.
7. Tăng năng suất của cây cà chua
Đặt một nắm vỏ trứng nghiền nát vào lỗ trước khi trồng cây cà chua. Chúng sẽ cung cấp nguồn canxi cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển. Việc thiếu chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến việc thối cuống hoa, khiến quả cà chua có màu nâu và ủng nước.
8. Giúp gà mái đẻ thêm nhiều trứng
Thêm một lợi ích khác, đáng kinh ngạc của vỏ trứng là giúp các con gà mái để thêm nhiều quả trứng nữa. Trước hết, bạn sấy khô vỏ trứng và dùng máy xanh sinh tố hoặc cối giã để nghiền nát chúng thành bột. Trộn một ít bột vỏ trứng này vào thức ăn cho gà. Đây sẽ là cách thay thế tuyệt vời, không mất tiền cho các sản phẩm bổ sung canxi từ vỏ sò, thường được bày bán trong các cửa hàng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bạn cũng có thể sử dụng bột vỏ trứng này cho chim ăn.
Theo www.phunutoday.vn
Mẹo tạo phân bón tự nhiên hoàn toàn từ vỏ trái cây
Thay vì sử dụng phân bón hóa học, các gia đình đều có thể tận dụng vỏ trái cây hoặc các đồ ăn thừa để làm phân bón cho cây, vừa đơn giản lại tránh lãng phí.
1. Phân bón từ vỏ chuối
Vỏ chuối là một loại phân bón chứa nhiều phốt pho và kali, những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của thực vật. Đối với cây sống trong không gian nhỏ như chậu, nếu bón vỏ chuối trực tiếp sẽ làm rễ bị thối.
Do vậy, vỏ chuối cần phải sơ chế bằng cách xay nhuyễn với một nhúm muối hạt (hoặc nước vo gạo) và vài mảnh vỏ trứng để bổ sung canxi cho cây. Hỗn hợp này cho ra sản phẩm phân bón nhuyễn mịn, đặc sệt. Người dùng đem chúng trộn với đất và để đất nghỉ khoảng một tuần.
Nên lưu ý đây là phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây nên chỉ dùng một lượng vừa đủ cho suốt cả mùa, không nên sử dụng quá nhiều.
2. Phân bón từ vỏ trứng
Vỏ trứng chứa 95% canxi cacbonat và lượng lớn magie, kali, sắt, phốt pho... Những chất này tốt cho sự sinh trưởng thực vật, kích thích rễ phát triển nên có thể tái sử dụng để làm phân bón.
Hai cách tạo loại phân bón này chị em có thể thực hành ngay:
Cách 1: Xay nhỏ (hoặc giã vụn) vỏ trứng (cả sống và chín) rồi trộn với đất để trồng cây hoặc ủ phân thông thường. Việc xay nhỏ giúp vỏ trứng dễ dàng phân hủy và trở thành nguồn khoáng chất bổ sung cho đất. Ngoài ra, chúng còn giữ cho đất tơi xốp, giúp cây trồng sinh trưởng tốt hơn.
Cách 2: Làm phân bón từ vỏ trứng kết hợp với vỏ chuối. Trong khi vỏ trứng chứa nhiều khoáng chất, canxi, thì vỏ chuối là nguồn cung kali và phốt pho dồi dào cho đất, giúp cây cứng cáp và ra quả ngọt. Bạn chỉ cần cắt nhỏ vỏ chuối, xay cùng vỏ trứng, thêm chút nước thường hoặc nước vo gạo nếu cần. Hỗn hợp này có thể dùng bón luôn cho cây hoặc dùng trộn với đất trồng cây mới.
3. Phân bón từ thực phẩm thừa
Sau khi sử dụng xong, các loại thực phẩm thừa như rau, vỏ trái cây, vỏ trứng, giấy, trà túi lọc, nước vo gạo... đều có thể giữ lại làm phân bón.
Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị một số loại chai nhựa, mọi người có thể sử dụng các chai nước uống bằng nhựa. Tốt nhất là bạn nên chọn loại lớn một chút để một lần làm ta có thể dùng được nhiều lần. Đổ nước vào 1/3 chai.
Sau đó chúng ta có thể tìm những loại hoa quả mà ta thường ăn, chỉ cần dùng vỏ quả là được, có thể sử dụng vỏ của tất cả các loại quả. Sau đó cắt vỏ thành nhiều mảnh nhỏ rồi để vào chai nước mà ta đã chuẩn bị là được, bạn hãy để phần vỏ đầy chai nhé. Đối với thức ăn chiên xào có dầu mỡ, người dùng đổ một lớp nước chắt hết dầu mỡ đi rồi mới đổ vào thùng.
Đem chai đựng đầy nước và vỏ quả ra phơi dưới ánh nắng mặt trời. Chủ yếu là đợi đến khi các chất trong bình lên men, bạn nhất định phải để lại chút không khí ở phần nắp chai bởi trong quá trình lên men các chất này sẽ sản sinh ra khí, làm như vậy để đề phòng bình bị nở ra.
Hỗn hợp trên có thể ủ trong một vài tuần hoặc lâu hơn. Cuối cùng, chị em chỉ cần chắt lấy nước sang một thùng khác để tưới cho rau, phần bã đã ủ dùng để bón cho cây với liều lượng vừa đủ.
Theo www.phunutoday.vn
13 mẹo vặt hay từ những vật dụng không ngờ trong cuộc sống Bỏ túi 13 mẹo vặt dưới đây sẽ khiến cuộc sống của bạn dễ dàng và đỡ tốn kém hơn nhiều Mẹo 1: Cách lấy bụi hoặc lông vương trên quần áo Dụng cụ lấy bụi, lông cầm tay thường dùng rất nhanh hết, mỗi lần khi cần dùng đến thì lại không đủ. Nhưng chỉ cần trong nhà bạn có một cuộn...