8 sự thật về chiếc lưỡi khiến bạn có cảm giác như đã nhận phải “một cú lừa” bấy lâu nay: Nó có quá nhiều điều bất ngờ
Đừng coi thường chiếc lưỡi. Bạn dùng nó nhiều hơn mình tưởng, và ẩn chứa trong đó là những sự thật cực kỳ ấn tượng.
Trong số các bộ phận trên cơ thể, lưỡi là thứ chúng ta sư dụng rất thường xuyên, thậm chí là nhiều nhất. Thực vậy, bạn dùng lưỡi trên gần như mọi chức năng sống cơ bản nhất của một con người, từ ăn uống cho đến nói chuyện. Chi là bạn ít khi để ý đến nó mà thôi.
Chính vì không để ý đến, chúng ta không biết rằng lưỡi giấu cho mình những đặc điểm hết sức ấn tượng, chẳng hạn như việc nó nằm trong số những cơ quan bền bỉ và linh hoạt bậc nhất trong cơ thể người.
1. Lưỡi là cơ quan hiếm hoi không bao giờ mệt mỏi
Bạn có bao giờ để ý rằng dù bản thân lưỡi là một loại cơ, nhưng nó không bao giờ biết mệt mỏi dù bạn có để nó hoạt động nhiều cỡ nào – miễn là bạn không mắc phải vấn đề y tế nào đó.
Lý do đơn giản thôi, bởi lưỡi thực chất sở hữu đến 8 bó cơ. Điều này giúp lưỡi không những bền bỉ, mà còn cực kỳ dẻo dai và linh hoạt. Nhìn chung thì bạn có thể nhai mỏi miệng, có thể ăn đến no căng rốn, nhưng lưỡi chẳng thấy mệt đâu.
2. Lưỡi của mỗi người là độc nhất
Giống như mỗi con người là một thể độc nhất thì lưỡi cũng vậy, mỗi chiếc lưỡi đều là cá biệt. Thậm chí giống như ngón tay, lưỡi cũng có vân lưỡi, hoàn toàn có thể được sử dụng để định danh từng cá nhân dù có hơi bất tiện.
3. Không phải ai cũng có thể cuộn được lưỡi
Các nhà khoa học hiện tại vẫn đang đi tìm lý do tại sao có một bộ phận thiểu số trong xã hội không thể cuộn lưỡi thành hình chữ “U” giống trong hình trên.
Một giả thuyết phổ biến nhất được đặt ra có liên quan đến di truyền, rằng khả năng này được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy có những gia đình, cha mẹ không thể làm được mà con cái lại có khả năng đó.
Giả thuyết khác cho rằng nó liên quan đến ngôn ngữ – những nơi sử dụng ngôn ngữ có âm điệu rung và uốn nhiều sẽ có tỷ lệ uốn được lưỡi nhiều hơn. Dẫu vậy, chưa có bằng chứng cụ thể về vấn đề này.
4. Lưỡi có thể… béo phì
Video đang HOT
Lưỡi có thể không biết mệt dù bạn vận động nhiều thế nào, nhưng điều đó không có nghĩa nó sẽ mãi ở hình dạng ấy. Trên thực tế, lưỡi hoàn toàn có thể tích mỡ khi bạn tăng cân. Ngoài ra, các vấn đề về giấc ngủ – như ngủ ngáy, thiếu ngủ… được cho là có liên quan đến việc lưỡi bị tích mỡ.
5. Bản đồ vị giác là một cú lừa
Trong một khoảng thời gian dài, công chúng đã tin tưởng vào cái gọi là “bản đồ vị giác”. Theo đó, mỗi vùng trong lưỡi có các thụ thể vị giác chịu trách nhiệm cảm nhận cho một vị riêng, ví dụ như đầu lưỡi cảm nhận vị ngọt, vị đắng ở cuối lưỡi…
Nguyên nhân của tấm bản đồ này đến từ nhà khoa học người Đức David Hnig, với luận án tiến sĩ đưa ra vào năm 1901. Trong nghiên cứu của mình, Hnig cho rằng một số khu vực của lưỡi có độ nhạy cảm cao hơn phần còn lại, nhưng ông sử dụng một bản minh họa dễ gây hiểu lầm, và nó đã tạo tiền đề cho tấm bản đồ vị giác ra đời.
Còn thực tế, tấm bản đồ ấy là một cú lừa thực sự. Năm 1974, nhà khoa học Virginia Collings xác nhận mọi bộ phận của lưỡi đều có thể cảm nhận được vị, chỉ là khác biệt ở độ nhạy cảm trên từng khu vực thôi.
6. Nếu chỉ dùng lưỡi, bạn không bao giờ cảm nhận được hương vị món ăn
Nếu không tin, hãy thử ăn một chiếc kẹo khi đang bịt mũi xem. Lưỡi của bạn sẽ biết viên kẹo có vị ngọt, nhưng không thể xác định được nó chính xác đó là kẹo chocolate hay kẹo dâu. Bởi lẽ đó là hương vị, mà hương vị thì cần cảm nhận bằng khứu giác chứ không phải vị giác.
Đó là lý do vì sao khi bị ốm, bạn hay có cảm giác nhạt mồm nhạt miệng. Bởi mũi lúc đó bị ngạt, có ngửi thấy gì đâu.
7. Bộ phận hồi phục nhanh nhất cơ thể
Bạn đã bao giờ cắn nhầm phải lưỡi chưa? Có lẽ là rất nhiều, nhưng thường thì sau vài phút là bạn quên luôn chuyện đã xảy ra. Đó là nhờ vào tuyến nước bọt và các mô bao phủ trên lưỡi, chúng giúp cho mô lưỡi hồi phục cực nhanh.
Nhưng dĩ nhiên là chúng tôi không khuyến khích bạn cắn thử đâu nhé. Dù sao thì nó vẫn rất đau đấy.
8. Màu sắc của lưỡi tiết lộ tình trạng của bạn
Thử thè lưỡi nhìn vào gương xem. Nếu lưỡi có màu hồng nhạt thì xin chúc mừng, thể trạng của bạn đang rất khỏe mạnh đấy. Còn nếu ra màu sắc khác mà không phải từ thực phẩm, có lẽ bạn nên cân nhắc ghé thăm bác sĩ một chuyến xem sao.
Sự thực là, màu sắc của lưỡi có thể thay đổi, và mỗi màu cho thấy một vấn đề khác nhau. Nếu nó đỏ rực, bạn có khả năng mắc một số vấn đề từ rất nhỏ – như viêm nhiễm nhẹ, đến rất nặng – như bệnh tim. Nếu là màu vàng, dạ dày hoặc gan của bạn đang có vấn đề. Còn nếu là màu trắng, bạn đang thiếu nước.
Kiếm tiền triệu mỗi tháng từ thú chơi cá ngoại giá rẻ
Nhiều người kiếm tiền triệu mỗi tháng từ thú chơi cá ngoại giá rẻ - cá Betta, giá chỉ vài chục nghìn đồng.
Có giá chỉ từ 20.000-50.000/con, cá Betta được nhiều khách hàng ưa chuộng bởi vẻ đẹp lộng lẫy nhiều màu sắc, nhỏ nhắn và rất dễ nuôi. Lang thang chợ online có thể thấy rất nhiều người rao bán loại cá này với giá dao động 20.000 đồng - 50.000 đồng/con.
Cá Betta dễ nuôi do xuất thân từ ao, hồ, đầm, lầy, không hề kén nước lại mang sức sống dẻo dai. Những người có quỹ thời gian và tiền bạc không nhiều như các bạn sinh viên cũng có thể kiếm được nguồn thu lên đến vài triệu đồng một tháng với thú chơi này.
Cá Betta được nhiều khách hàng ưa chuộng bởi vẻ đẹp lộng lẫy nhiều màu sắc, nhỏ nhắn và rất dễ nuôi.
Xuất phát từ niềm đam mê với cá Betta, anh Lê Tú (Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội) từ lâu đã trở thành đầu mối có uy tín trong giới kinh doanh cá Betta ở Hà Nội. Với khoảng trống nhỏ ở sân, hàng trăm con cá Betta trong các bình nhỏ được anh kê ngay ngắn trên các kệ sắt.
Kinh doanh cá Betta có thể đem lại nguồn thu nhập chính
Hiện nay dòng cá Betta Halfmoon (đuôi dài) được anh bán đồng giá 30.000 đồng/con, các dòng Betta Dumbo, Koi cũng đồng giá 50.000 đồng/con. Một số dòng khác như Betta rồng, Samurai, Fancy,... giá giao động từ 100.000 đồng-500.000 đồng/con tùy vào kích cỡ và màu sắc. "Nhiều người không phải dân chơi cá nhưng họ thấy cá Betta có màu sắc độc đáo, lạ mắt, dễ nuôi mà giá lại rẻ nên mua về chơi thử cho biết", anh Tú chia sẻ.
Chỉ với không gian chưa đầy 10m2, anh Tú đã thiết kế được một "trang trại" nuôi cá Betta của mình
Anh Tú thường nhập cá betta từ các trại cá ở trong thành phố Hồ Chí Minh rồi về bán sỉ cho các cửa hàng cá cảnh ở Hà Nội. Vì loài cá này dễ vận chuyển xa, chi phí rẻ nên mỗi lần anh đều nhập số lượng lớn, có lần anh đã nhập cả nghìn con Betta. Trung bình mỗi ngày anh bán lẻ cho khách từ 20-30 con, chưa tính số lượng bán buôn còn lớn gấp nhiều lần, lên đến cả trăm con.
Anh Tú cho biết, gần đây có nhiều bạn trẻ yêu thích loài cá này thường hay lựa cá Betta cỡ nhỏ về nuôi rồi bán lại cho khách để kiếm lời. Trong khi đó, nhiều người lại chọn những con cá Betta đẹp, hiếm, xách tay từ Thái Lan về nước bán với giá cao hơn khoảng 200.000 đồng-300.000 đồng/con.
Ngoài những mối bán buôn, Anh Tú có lượng khách ghé qua thường xuyên để mua cá cũng như mua bán online trên mạng.
"Kinh doanh cá betta mất nhiều công sức vào việc chăm sóc cá con, kinh nghiệm chọn cá betta đẹp hay chọn giống tốt về thôi chứ chi phí vốn bỏ ra thì không đáng bao nhiêu. Thời gian gần đây việc kinh doanh cá Betta đã trở thành nguồn thu nhập chính" - Anh Tú chia sẻ.
Sở hữu trên mình bộ vây nhiều màu sắc nên được mệnh danh là "trang sức của phương Đông". Loài cá này được xem là một loài "độc quyền" của vùng Đông Nam Á, trong đó được nhân giống và nuôi dưỡng chủ yếu tại Việt Nam và Thái Lan. Trái ngược với sự dịu dàng, thướt tha, cá Betta lại là một loài cá rất hiếu chiến.
Thế nhưng chính sự hung hãn lại là một đặc ân của thiên nhiên dành cho loài cá này. Khi bị kích động hoặc chuẩn bị chiến đấu là lúc cá Betta đẹp nhất, vây xòe rộng giương oai, màu sắc trở nên sặc sỡ và lấp lánh hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, ngoài việc mua về để làm cảnh, nhiều người còn đem cá Betta tham gia các cuộc thi chọi.
Kinh doanh cá Betta không sợ lỗ vốn
Đam mê cá betta từ khi còn nhỏ nhưng mới chỉ bắt tay vào kinh doanh giống cá này từ đầu năm, Hoàng Anh (21 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: "Em hay nhập những con đẹp, lạ về để bán luôn cho khách chơi có nhu cầu hoặc là mua cá Betta nhỏ về nuôi tầm 1-2 tháng cho lên dáng đẹp hẳn rồi mới bán. Vì em thường chỉ chọn cá đẹp nên giá thành nhỉnh hơn so với các nơi khác, dao động từ 100.000-500.000 đồng/con, thậm chí Betta "vip" lên tới 5 triệu đồng".
Một chú cá Betta Koi Red Galaxy trưởng thành của Hoàng Anh được bán với giá khoảng 300.000 đồng.
"Em thường rao bán trên trang mạng cá nhân hoặc chợ online cá Betta trên facebook với khoảng hơn 10.000 thành viên. Kinh doanh loại cá này phải gặp được khách nên có ngày chẳng bán được con nào nhưng cũng có ngày bán được tận 50 con".
Hoàng Anh tiết lộ chi phí bỏ ra nuôi cá Betta rất rẻ, chỉ với vài mét vuông trống, người chơi đã có thể nuôi hằng trăm con cá Betta đựng trong từng bể kính mini hay lọ nhựa (5.000 đồng-30.000 đồng/cái). Thức ăn cũng chỉ hết khoảng 10.000 đồng là đủ cho 300 con cá Betta ăn trong vòng 4-5 ngày. Do đó, Hoàng Anh khẳng định kinh doanh cá Betta không sợ lỗ vốn.
Mặc dù chi phí nuôi cá Betta rẻ nhưng Hoàng Anh thừa nhận công sức bỏ ra chăm cá khá là vất vả vì phải cho cá ăn và thay nước thường xuyên. Phải là người có đam mê mới có thể kinh doanh loại cá này
Do sức sống dẻo dai, vận chuyển quãng đường xa mà không bị đuối sức hoặc chết nên loại cá Betta này có thể mua bán trao đổi dễ dàng trên phạm vi cả nước, thậm chí xách tay từ nước ngoài về.
Hoàng Anh chia sẻ thêm: "Betta có rất nhiều nguồn nhập từ trang trại trong miền nam hoặc bên Thái Lan. Em cũng thường nhập một số dòng Betta từ Thái về để bán hoặc giữ lại phối giống. Trung bình giá từ vài trăm nghìn hoặc lên đến hàng triệu đồng/con, tùy vào kích cỡ và màu sắc.Đã có lần em bán lại cá Betta của mình cho một khách hàng bên Thái Lan với giá 1.500 bath/con (khoảng 1.200.000 đồng)".
Góc nhỏ được Hoàng Anh tận dụng để các bể nước mini.
Kích thước trung bình của một con cá Betta trưởng thành chỉ khoảng 2 đốt ngón tay. Người nuôi có thể dễ dàng tìm kiếm từ nguồn tự nhiên, chỉ cần có bọ gậy, giun chỉ và các loài thủy sinh có sẵn trong nước là nuôi được. Không cần đến bình sục, đèn sưởi hay bể kính to cá Betta có thể sống tốt ở môi trường nước bình thường trong bể thủy tinh mini hoặc trong từng lọ nhựa với tuổi thọ trung bình từ 2-3 năm.
Nhỏ nhắn, mang màu sắc lộng lẫy lại vô cùng dễ nuôi nên loài cá này thu hút sự yêu thích của nhiều bạn trẻ hiện nay. Với việc chơi cá Betta đang phát triển trên toàn thế giới, màu sắc cũng được lai tạo và kết hợp vô cùng đa dạng khiến cho các con cá Betta cảnh trở thành loài độc đáo và đa dạng nhất trong thế giới cá cảnh./.
Những kẻ săn đầu người xăm mình cuối cùng Đây là những những thành viên cao tuổi cuối cùng của một bộ lạc Đông Bắc Ấn Độ cổ đại từng chặt đầu người và trưng bày các bộ phận cơ thể của họ như những chiến lợi phẩm. Một loạt các bức ảnh gây sốc cho thấy những đặc điểm khác biệt của người Konyak, giắc cắm ở mũi, cầm giáo trong...