8 sai lầm khi nấu nướng khiến chảo chống dính nhanh bị vứt đi, lãng phí cả đống tiền
Những thói quen tưởng vô hại nhưng lại làm bong chóc lớp chống dính, khiến chảo vừa nhanh hỏng và gây độc hại cho cơ thể.
Chảo chống dính vô cùng tiện lợi, giúp việc xào nấu, chiên rán của bạn trở nên dễ dàng hơn. Nhờ lớp chống dính nên thức ăn không bị dính sát chảo là điều nhiều người vô cùng thích thú. Tuy nhiên do không biết cách sử dụng nên chảo này nhanh bị bong tróc lớp chống dính, khiến vừa phí tiền lại gây hại sức khỏe.
Dưới đây là những lỗi sai chị em nội trợ thường gặp khiến mất đi lớp chống dính:
1. Dùng dụng cụ kim loại để nấu ăn với chảo chống dính
Nhiều người có thói quen sử dụng dụng cụ kim loại để nấu ăn trên chảo chống dính như muôi, thìa, đũa, xẻng… kim loại. Tuy nhiên những dụng cụ này chỉ nhanh làm xước bề mặt và khiến lớp chảo chống dính dính vào thức ăn của bạn, vừa nhanh hỏng chảo lại gây độc hai. Do đó, tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng đồ gỗ hoặc xilicon khi nấu ăn với chảo chống dính.
2. Nấu thức ăn có tính axit bằng chảo chống dính
Khi chế biến thực phẩm có tính axit cao như cà chua, cam, quýt, chanh thì không nên nấu với chảo chống dính. Những thực phẩm này có thể đẩy nhanh quá trình “lão hoá” của bề mặt chảo chống dính, nguyên nhân bởi axit sẽ khiến lớp chống dính này phồng rộp một cách từ từ. Do đó, khi nấu ăn với những thực phẩm có tính axit tốt nhất chị em nên chuyển qua chảo gang hoặc nồi để nấu. Chẳng hạn, nếu làm sườn xào chua ngọt, lúc rán sườn có thể dùng chảo chống dính nhưng lúc cho sốt chua ngọt (có chanh) thì nên chuyển sườn sang nồi để đổ sốt chua ngọt vào.
3. Nấu ăn ở nhiệt độ quá cao
Đặc biệt với các món chiên, rán, xào hầu hết trong quá trình nấu nhiều người đều để lửa lớn tuy nhiên điều này không thể làm với chảo chống dính. Nhiệt độ quá cao sẽ làm giảm tuổi thọ của chảo và thải hóa chất độc hại từ khói của lớp chảo chống dính vào không khí.
4. Làm nóng chảo trước
Với nhiều người hay vào bếp sẽ quen với việc khi nấu một số món ăn hay phi thơm gia vị, chúng ta đều làm nóng chảo trước rồi mới cho dầu ăn. Với chảo gang, chảo thường thì điều này hoàn toàn hợp lý, nó giúp đồ ăn bớt dính chảo hơn nhưng điều này cũng không phù hợp với chảo chống dính. Với chảo chống dính, tuyệt đối không làm nóng chảo mà không có gì trong đó, nhất là dầu ăn. Nếu không, chảo chống dính sẽ toả ra khí độc hại. Hãy đảm bảo rằng, phải có một chất béo trong chảo khi chảo nóng lên.
Video đang HOT
5. Làm chảo bốc khói
Mặc dù đã cho dầu ăn vào chảo chống dính, nhưng bạn không nên làm nóng nó tới mức bốc khói. Nếu chảo bắt đầu bốc khói thì phải giảm nhiệt ngay, mở cửa sổ hoặc bật quạt. Hít nhiều khói này có thể gây bệnh cho bạn về lâu về dài.
6. Chà rửa chảo quá kỹ, sử dụng vật kim loại để cọ rửa
Việc sử dụng dụng cụ cọ rửa bằng kim loại để rửa chảo chống dính là sai lầm của một số người ít vào bếp. Ngoài ra, tránh sử dụng các chất tẩy rửa nặng hoặc chà rửa quá mạnh sẽ làm hỏng lớp chống dính. Bạn hãy coi lớp chống dính này như một lớp da để đối xử với nó một cách nhẹ nhàng nhất có thể.
7. Cho vào máy rửa bát
Máy rửa bát cũng có thể làm hỏng chảo chống dính do đó không nên cho nó vào máy rửa bát. Hoá chất và sự thay đổi nhiệt độ trong máy rửa bát có thể làm lớp chống dính bong ra. Cách đơn giản nhất để làm sạch chảo chống dính là rửa nó bên ngoài bằng nước rửa để loại bỏ thức ăn thừa. Dùng miếng bọt biển mềm mại nhất có thể. Cả mặt trong và ngoài chảo đều làm như vậy.
8. Xếp vào tủ một cách bừa bãi, chồng lên nhau
Sau khi làm sạch chảo, bước tiếp theo là bảo quản chảo. Nếu có thẻ, hãy tránh xếp chồng chúng lên nhau. Sự cọ xát có thể xảy ra khi chồng lên như vậy sẽ làm xước mất lớp chống dính. Nếu thật sự phải xếp chồng lên nhau, hãy lót một chiếc khăn mềm hoặc giấy lên mặt chảo để chống xước.
Điểm danh các thói quen sai lầm khi dùng chảo chống dính, điều số 2 hầu hết chị em nào cũng mắc phải!
Chảo chống dính khi nấu ăn không làm dính cháy thực phẩm vào đáy chảo, rất tiện lợi và dễ dàng trong chế biến. Tuy nhiên có những thói quen sử dụng sẽ gây hại cho lớp chảo chống dính, bạn nên lưu ý nhé!
Chảo chống dính được là nhờ phủ lớp Teflon trơn bóng. Phần keo dính chất Teflon với chảo chính là chất độc hại khiến nhiều người e dè khi sử dụng chảo chống dính. Phần keo này dễ phân hủy khi nấu nướng ở nhiệt độ cao, tạo ra các chất nguy hại cho sức khỏe.
1. Sau khi chế biến, chảo chưa kịp nguội đã rửa ngay
Hành động quen tay mà ta thường làm, là để chảo vừa nấu xong vào bồn rửa và vặn nước cái xèo. Với các loại chảo khác thì không sao, nhưng với chảo chống dính là tối kỵ đấy.
Vì chảo còn nóng, gặp nước lạnh sẽ bị sốc nhiệt, làm chảo biến dạng hay bong tróc lớp chống dính.
Chảo bị bám cặn bẩn khó rửa trôi, bạn thử ngâm chảo trong nước ấm pha với xà phòng, tránh ngâm cả ngày hoặc qua đêm.
2. Làm nóng chảo chống dính
Với các loại chảo nhôm hay chảo gang thì khi chảo nóng mới cho dầu vào chảo.
Còn với chảo chống dính thì hoàn toàn ngược lại, nên đổ dầu vào chảo trước rồi mới đặt lên bếp lửa. Để chảo rỗng trên lửa to, khi chưa có dầu mỡ hay đồ ăn sẽ rút ngắn tuổi thọ của chảo hơn rất nhiều.
Lưu ý: Khi nấu nướng, sử dụng nhiệt ở mức thấp đến trung bình để bảo vệ lớp chống dính của chảo.
3. Dùng dụng cụ kim loại để đảo thức ăn
Kim loại là kẻ thù số một của chảo chống dính, cho dù chảo làm bằng nhôm nguyên chất dày dặn cỡ nào hay được tráng nhiều lớp chống dính thì lớp chống dính vẫn có thể bị bong tróc.
Hạn chế dùng muỗng, nĩa, xẻng bằng kim loại để đảo thức ăn hoặc dùng dao, kéo cắt thức ăn trực tiếp trong chảo. Thay thế bằng dụng cụ từ gỗ, silicon, tre.
4. Sử dụng sai mục đích của nồi, chảo
Chứa đựng thức ăn
Chúng ta thường có thói quen để nguyên thức ăn vừa nấu trong nồi chảo cả ngày, vì tiện lợi và nhanh gọn trong việc hâm nóng.
Nồi chảo là dụng cụ để chế biến món ăn và không phù hợp để chứa đựng thức ăn, đặc biệt những thức ăn có tính axit cao từ cà chua, cam chanh... sẽ làm giảm độ bền của thiết bị và ảnh hưởng chất lượng món ăn.
Nướng thức ăn
Nướng ở nhiệt độ cao, lớp chống dính dễ bị tổn hại, bong tróc, để lộ lớp keo kết dính mặt kim loại chảo với lớp chống dính. Tốt nhất, bạn nên sử dụng chảo đúng chức năng là chiên xào.
Nếu muốn nướng trên chảo chống dính, bạn phải để lửa nhỏ, không để chảo trống trên bếp quá lâu, không nướng với các thực phẩm không tiết mỡ như cá biển, tôm cua, rau củ.
Chế biến món kho
Lượng lớn mắm muối, gia vị trong món kho sẽ ảnh hưởng lớp chống dính trên chảo, khiến bề mặt chảo dễ bị rỗ, hư hại lớp chống dính. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, bạn cũng không nên nêm mắm muối trực tiếp khi đang sử dụng chảo.
Cuối cùng, khi chảo bị trầy xước hoặc tróc lớp sơn màu đen thì bạn đừng chần chừ mua thay thế ngay cái chảo mới nhé!
Chiên rán "cả thế giới" mà không lo sát chảo chỉ với 1 tờ giấy thần thánh này - đảm bảo thành công 100%! Chỉ với một tờ giấy nến là các chị em có thể chiên rán thức ăn ngon lành mà không lo bị sát chảo nữa! Trong nấu ăn thì chiên rán là cách làm được khá nhiều người yêu thích vì thành phẩm món ăn giòn ngon rất hấp dẫn. Thế nhưng công đoạn thực hiện việc chiên rán thức ăn đôi khi...