8 sai lầm khi đắp mặt nạ
Mặt nạ nếu sử dụng không đúng và quá lạm dụng sẽ không tốt cho da.
1. Ngày nào cũng đắp
Nếu đắp mặt nạ thường xuyên, lớp biểu bì trên da sẽ mất sức đề kháng, dễ bị nhiễm khuẩn gây mụn và mẩn đỏ khi ra đường. Mặt nạ dưỡng ẩm chỉ dùng khi da bị khô hoặc trong thời tiết hanh, mặt nạ trắng da hoặc tẩy tế bào chết chỉ sử dụng 1 tuần 1 lần để tránh da bị tổn hại.
2. Vừa tắm vừa đắp
Cách này tưởng rất tiết kiệm thời gian song chỉ loại mặt nạ hoa quả là hiệu quả nhất, còn mặt nạ đắp trực tiếp lên mặt không nên dùng, bởi vì hơi nước sẽ ngăn cản dưỡng chất từ mặt nạ tiếp xúc với da, ảnh hưởng đến hiệu quả của mặt nạ. Khi tắm bạn có thể vừa tắm vừa bôi kem mat-xa mặt, vì hơi nước sẽ giúp làm mềm các tế bào chết của da, giúp tẩy sạch da chết dễ dàng hơn.
3. Không dùng mặt nạ cho da dầu
Mặt nạ rất cần cho da dầu. Những người có làn da này có thể chọn 3 loại sau: mặt nạ khống chế dầu, mặt nạ làm sạch tận sâu trong da và mặt nạ giữ ẩm do đặc trưng của làn da này là thường xuyên thiếu nước, bề mặt da thường vừa khô vừa dầu. Đối với loại da dầu thì thứ tự dùng mặt nạ phải có quy tắc, trong một tuần dùng mặt nạ khống chế dầu và mặt nạ giữ ẩm, cách tuần sau lại dùng mặt nạ làm sạch và mặt nạ giữ ẩm.
4. Mặt nạ tự nhiên luôn tốt nhất
Đây là một cách vừa đơn giản vừa tiết kiệm nhưng thực chất hiệu quả của chúng chỉ rất có hạn. Khi vừa làm xong, bạn cảm thấy ngay hiệu quả, da trơn mượt nhưng đến ngày hôm sau thì da lại trở về trạng thái cũ. Nguyên nhân là do thành phần loại mặt nạ tự chế này hoàn toàn tự nhiên, chưa được xử lý nên các phân tử vi chất trong nó rất lớn, da không thể hấp thụ. Vì vậy, mặc dù đơn giản, tiết kiệm nhưng lại không có hiệu quả nếu sử dụng không đều đặn.
5. Thường xuyên sử dụng mặt nạ dạng dính
Video đang HOT
Mặt nạ dạng dính là lợi dụng sự dễ dàng kết dính và tiếp xúc của mặt nạ với làn da, khi đắp xong, lúc bóc mặt nạ cũng là lúc mụn đầu đen, da chết và dầu mỡ đều lần lượt “bong” theo. Mặt nạ dạng dính có tác dụng làm sạch rất mạnh nhưng gây tổn thương cho da cũng rất lớn. Nếu dùng không đúng có thể làm hỏng da, to lỗ chân lông và dễ dị ứng da. Vì vậy, bạn nên thỉnh thoảng dùng mặt nạ dạng dính, có thể dùng mặt nạ bổ sung protein dạng đắp để thay thế.
6. Không sử dụng mặt nạ cho mắt
Độ dày da mắt chỉ bằng 1/4 da thường, vì vậy da mắt càng cần phải được bảo vệ. Rất nhiều mặt nạ, đặc biệt là loại làm sạch làm trơn da, thành phần trong đó sẽ gây kích ứng cho làn da yếu đuối ở vùng mắt, vì vậy nên tránh sử dụng. Nhưng nếu muốn tăng cường bảo vệ da vùng mắt, sử dụng mặt nạ mắt là cần thiết. Đặc biệt là trong trường hợp các vùng da quanh mắt thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, gây ra nếp nhăn thì cần phải tập trung “bảo dưỡng”. Mặt nạ mắt mỗi tuần đắp 1 – 2 lần là được và nên kết hợp dùng với kem mắt mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
7. Tiết kiệm tuyệt đối “tinh chất” trong mặt nạ
Nếu thời gian đắp mặt nạ quá lâu sẽ dẫn đến da mất nước, mất dinh dưỡng. Vì vậy ngoài tuân thủ chỉ dẫn ra, bạn có thể dựa vào các loại mặt nạ khác nhau để áp dụng cho từng thời gian khác nhau.
Những loại mặt nạ dạng bột, dạng đắp thì thường 15 – 20 phút sau là phải rửa đi để tránh mặt nạ khô, hấp thụ trở lại dinh dưỡng trong da. Nếu bạn thực sự “tiếc” những “chất tinh hoa” có trong mặt nạ thì bạn cũng có thể đắp nó lên các bộ phận khác của cơ thể.
8. Mặt nạ không nên quá dày
Mặt nạ cần phải dày một chút có đúng không? Đúng thế. Mặt nạ dày đắp lên mặt, nhiệt độ da tăng lên, đẩy mạnh tuần hoàn máu, làm cho thành phần dinh dưỡng trong tế bào thẩm thấu và khuyếch tán càng tốt hơn. Những chất protein trên bề mặt da sẽ “ngấm” sâu vào lớp biều bì da, được giữ lại, làm cho da trơn mịn, căng bóng. Nhiệt độ da tăng lên còn làm mềm các tế bào chết, lỗ chân lông nở to, làm cho những chất cặn bẩn tích lũy ở bên trong bị “đẩy” ra.
Cho dù bạn dùng bất cứ loại mặt nạ nào thì cũng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, không nên phạm vào các lỗi trên. Mặt nạ đắp mặt nên kết hợp dùng với mặt nạ mắt mới phát huy hết được tác dụng của nó. Dùng mặt nạ bổ sung protein và mặt nạ mắt chống nhăn là thích hợp nhất.
Theo Vzone
Những "khắc tinh" của bệnh tiểu đường
Tap chi sưc khoe Men's Health vưa công bô nhưng thưc phâm la "khăc tinh" cua bênh măc tiêu đương.
Nhơ tac dung gian tiêp cua nhưng loai thưc phâm nay, bênh tinh co nguy cơ thuyên giam va cơ thê co sưc đê khang tôt vơi bênh tiêu đương.
1. Tao
Nghiên cưu cua cac nha khoa hoc Phân Lan cho thây, ty lê nam giơi thường xuyên ăn tao va nhưng thưc phâm chưa nhiêu quercetin tư vong do măc bênh tiêu đương va bênh tim mach thâp hơn 20% so vơi nhưng ngươi măc bênh nhưng it hoăc không thương xuyên ăn tao.
Quercetin chưa nhiêu trong nhưng thưc phâm: hanh tây, ca chua, các loai rau xanh...
2. Nhuc quê (vi thuôc Đông y)
Trung tâm nghiên cưu Dinh dương My phat hiên, ăn nhuc quê thương xuyên va liên tuc se kich thich lương đương trong mau nhanh chong chuyên hoa thanh năng lương.
Ho đa tiên hanh thưc nghiêm trong suôt 40 ngay trên môt nhom tinh nguyên viên. Kết quả cho thấy việc dùng nhuc quê hằng ngày sẽ giúp đường huyết của người bệnh ổn định, đặc biệt là sau bữa ăn, lượng đường không tăng quá nhanh. Tinh trang tim mach cung đươc cai thiên ro rêt.
3. Cam, quyt
Cơ thê nhưng ngươi măc tiêu đương thương thiêu vitamin C do đo cân thương xuyên bô sung loai vitamin nay. Tuy nhiên, nên han chê viêc dung nhưng viên nen vitamin C đê bôi bô cơ thê mà nên tân dung nguôn vitamin C co trong nhưng thưc phâm tư nhiên như cam, quyt...
4. Ca biên
Nguy cơ phat bênh tim mach ơ nhưng ngươi măc tiêu đương thương cao hơn gâp 3 lân so vơi nhưng ngươi binh thương. Do vây, viêc nap nhiêu thưc phâm chưa axit beo Omega-3 sẽ giúp ngưa nguy cơ tim mach. Loai axit beo nay co tac dung lam giam đang kê lương cholesterol co hai, thay vao đo la nhưng cholesterol co lơi.
5. Thưc phâm nhiêu chât xơ
Nghiên cưu cua môt trương đai hoc thuôc bang Texas, My, cho thây, thương xuyên nap khoang 24-50g chât xơ môi ngay, lương đương trong mau se giam ro rêt.
Thưc phâm giau chât xơ: trai cây, rau xanh, cac loai ho đâu, gao nêp, banh mỳ, đai mach... Đăc biêt la cac loai ho đâu, chung chưa ham lương chât beo thâp, it calo, nhiêu chât xơ va protein, do đo co thê lam giam nguy cơ măc bênh tiêu đương va bênh tim.
6. Tra xanh
Nghiên cưu cho thây, ăn nhiêu thưc phâm giau chât beo, it rau xanh, lươi vân đông đêu la nhưng nguyên nhân cơ thê dê măc cac chưng viêm man tinh, tao cơ hôi cho bênh tiêu đương va tim mach gia tăng.
Tra xanh co chưa nhiêu flavnoids co tac dung hưu hiêu trong viêc tiêu viêm, nâng cao sưc đê khang cho cơ thê. Tư đo co tac dung han chê nguy cơ măc tiêu đương va bênh tim.
7. Thit bo
Thit bo (đăc biêt la thit nac) chưa nhiêu axit linoleic tông hơp (CLA) co tac dung cai thiên chưc năng chuyên hoa lương đương trong mau, ngoai ra con co tac dung chông ung thư.
Cac nha khoa hoc Anh đa tiên hanh thưc nghiêm vê tac dung cua thit bo vơi bênh tiêu đương trên 180 tinh nguyên viên. Kêt qua cho thây, nhưng ngươi thương xuyên ăn thit bo hoăc nhưng thưc phâm giau CLA sau môt năm cân năng co thê giam khoang 9%, nguy cơ măc tiêu đương cung giam 40%.
8. Socola đen
Trương ĐH Tufts ơ Boston, My đa tiên hanh nghiên cưu va phat hiên thây, trong socola co chưa loai chât đăc biêt phân nao giup ngăn ngưa va tri bênh tiêu đương tuýp 2. Ngoai ra, sư dung socola đen hơp ly cung co tac dung lam giam huyêt ap, giam lương cholesterol, cai thiên chưc năng cua huyêt quan.
Theo Dantri/People
Chữa bệnh thường gặp trong mùa hè Mùa hè đến, một số bệnh có thể phát sinh như: ngứa lở ngoài da, cảm nắng, zona, tiêu chảy, kiết lỵ, ho hen, sốt phát ban... Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng oi bức, khả năng điều tiết cũng như sức đề kháng của cơ thể có khi chưa đáp ứng kịp thời. Do đó một số bệnh có thể phát...