8 sai lầm cực kỳ nguy hiểm khi sử dụng bao cao su khiến cánh mày râu “điêu đứng”, rất nhiều người mắc phải
Mặc dù sử dụng bao cao su là biện pháp tránh thai đơn giản được rất nhiều người sử dụng nhưng sử dụng như thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết. Rất nhiều người vẫn mắc phải những sai lầm tai hại sau đây:
Không để chừa ra không gian để chứa “tinh binh”
Hầu hết các loại bao cao su đều được thiết kế phần chứa tinh dịch nhưng nếu bạn sử dụng loại không có tính năng này thì nên nhớ để chừa ra 1 chút phần đầu bao. Chuyên gia cảnh báo, nếu không có không gian sẽ rất dễ gặp phải sự cố rách bao cao su khi quý ông xuất tinh. Đeo bao cao su đúng cách là chụm phần trên của bao cao su để tránh không cho không khí vào trong.
Đeo bao quá muộn hoặc quá sớm
Gần nửa số người quan hệ tình dục nghĩ rằng dương vật không cho vào âm đạo là an toàn, họ tiếp xúc với các cơ quan sinh dục của bạn tình trước, đợi đến khi “quan hệ” thật sự, thậm chí lúc muốn xuất tinh mới sử dụng bao cao su, như vậy rất nguy hiểm. Còn có những người đeo bao cao su từ sớm nhưng chưa giao hợp, điều này sẽ khiến cho bề mặt bao bị khô, dẫn tới khó đưa vào âm đạo. Thời gian thích hợp nhất là sau khi hai bên vuốt ve âu yếm, mức hưng phấn lên cao, trước khi bắt đầu tiếp xúc với bộ phận sinh dục thì đeo vào.
Không đẩy hết không khí ở phần trước của bao cao su ra ngoài
Video đang HOT
Túi tinh ở phần đỉnh của bao cao su có lưu đọng không khí, nếu trước khi đeo vào không cho không khí ra ngoài, rất dễ dẫn tới việc bao bị rách, đồng thời còn có thể khiến không gian túi tinh không đủ. Cách làm đúng là trước khi nới giãn bao nên dùng ngón tay vê nhẹ để loại bỏ không khí bên trong.
Bao cao su quá chặt hoặc quá rộng
Dụng cụ an toàn tình dục này cũng có các kích cỡ khác nhau, dùng bao quá nhỏ hoặc quá lớn không những ảnh hưởng đến khoái cảm tình dục, mà còn có thể ảnh hưởng đến chức năng cương cứng, gây rách hoặc tuột bao. Khuyến cáo người sử dụng trước khi chọn mua nên đo qua trước, sau đó căn cứ theo cảm giác để điều chỉnh kích cỡ.
Dùng răng xé vỏ bao cao su
Một số người thường dùng răng xé vỏ ngoài của bao cao su, họ cảm thấy hành động này đầy tính khiêu khích, nhưng điều này dễ dẫn tới rách lớp nhũ tương, xuất hiện vết nứt rạn. Ngoài ra, còn cần tránh dùng móng tay hay các công cụ có đầu nhọn khác để mở vỏ bao.
Sử dụng 2 bao cao su cùng lúc
Nếu bạn nghĩ rằng với cách đó sẽ làm tăng tác dụng của “áo mưa’ thì hoàn toàn sai lầm. Theo chuyên gia tình dục giải thích, sử dụng 2 cái cùng 1 lúc tạo ra nhiều ma sát giữa các lớp bao cao su, đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ rách 1 hoặc cả 2.
Sau “cuộc yêu” không tháo bao cao su ngay
Thời điểm thích hợp nhất để tháo bao cao su là ngay sau khi xuất tinh và dương vật vẫn còn cương cứng. Nếu không rất có thể chúng sẽ bị tuột khỏi “cậu nhỏ” và làm rớt tinh trùng vào bên trong.
Sử dụng sai kích thước
Nếu sử dụng bao cao su có kích thước quá nhỏ sẽ khiến quý ông gặp khó khăn khi sử dụng và làm tăng nguy cơ bị rách. Còn nếu sử dụng loại kích thước quá lớn sẽ dễ dàng tuột ra trong “cuộc yêu”. Vì vậy, việc sử dụng đúng kích thước là vô cùng quan trọng để đảm bảo chức năng bảo vệ.
Theo Phunutoday/emdep
Mỗi năm, có gần 4.000 phụ nữ nhiễm HIV mang thai
Đến cuối năm 2018, tỷ lệ nhiễm HIV từ mẹ sang con tại Việt Nam đã giảm xuống còn 1,93%.
Trong tháng 6-2019 vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai "Tháng chiến dịch truyền thông cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con" với hàng loạt hoạt động như: treo 200 banner thông điệp truyền thông trên các trục đường chính; truyền thông về chủ đề K=K (không phát hiện = không lây truyền); cấp phát 584.202 chiếc bơm kim tiêm cho 7.425 người tiêm chích ma túy, cấp phát 279.564 bao cao su cho 821 phụ nữ mại dâm và 1.724 người nam có quan hệ tình dục đồng giới...
Bác sĩ tư vấn cho một phụ nữ mang thai cách dự phòng lây truyền HIV sang con
Theo Ủy ban Quốc gia về Phòng, chống AIDS và Phòng, chống ma túy, mại dâm, từ khi triển khai "Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con" (tháng 6 hàng năm, bắt đầu từ 2009) đến nay, tỷ lệ nhiễm HIV từ mẹ sang con đã giảm mạnh. Cụ thể, năm 2010 là 10,8%; 5 năm sau (2015) tỷ lệ này giảm còn 2,8% và đến cuối năm 2018 chỉ còn 1,93%, đạt tiêu chuẩn loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Thông tin từ Vụ Sức khỏe bà mẹ, trẻ em (Bộ Y tế) cũng cho biết, mỗi năm Việt Nam có gần 2 triệu phụ nữ mang thai, trong đó tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai chiếm 0,19% (tương đương với hơn 3.800 trường hợp) và số trẻ sinh ra nhiễm HIV từ các bà mẹ nhiễm HIV mỗi năm vào khoảng 1.140 - 1.520 trẻ (chiếm 30% - 40%).
Để duy trì và giảm hơn nữa tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ, Bộ Y tế đề nghị cần tiếp tục truyền thông về lợi ích, hiệu quả của dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tăng cường tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; tăng cường điều trị dự phòng bằng ARV hiệu quả, quản lý tốt cặp mẹ con nhiễm HIV từ khi người mẹ được phát hiện; theo dõi tải lượng HIV thường quy cho phụ nữ mang thai; chăm sóc, điều trị dự phòng bằng ARV cho tất cả trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV...
Theo ANTĐ
Báo động bệnh giang mai tăng cao, trẻ hóa Thống kê tại BV Da liễu TP.HCM cho thấy số ca mắc bệnh giang mai tăng dần đều từ năm 2010 đến nay, đáng nói tỉ lệ tái nhiễm rất cao. Bệnh giang mai từ lâu được biết đến là căn bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Nếu phát hiện sớm, bệnh sẽ được chữa dứt điểm nhưng nếu để...