8 sai lầm bạn tuyệt đối cần tránh khi cải tạo bếp
Với mong muốn tạo nên một căn bếp đẹp, ai cũng sẽ đưa ra kế hoạch được xem là hoàn hảo cho việc cải tạo khu vực nấu nướng. Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh những sai lầm dễ mắc phải khiến căn bếp sau khi “lột xác” không như mong muốn.
Cải tạo bếp luôn cần một khoản chi phí đáng kể đối với hầu hết các chủ nhà. Cải tạo bếp cũng là khoản đầu tư có thể kéo dài trong nhiều năm, thậm chí có thể làm tăng giá trị tổng thể của ngôi nhà bạn.
Do đó, có một số mẹo mà bạn cần ghi nhớ trước khi bắt tay vào hành trình cải tạo, cũng như một số sai lầm phổ biến mà bạn nên tránh. Bởi theo các chuyên gia, giảm bớt rủi ro sẽ giúp bạn sở hữu căn bếp đẹp hơn, tiết kiệm hơn.
1. Không lập kế hoạch tỉ mỉ
Để bắt đầu cải tạo, hãy lập kế hoạch phù hợp với nhu cầu sử dụng. Chúng tôi nghĩ bạn hãy dành thời gian để xem xét nhu cầu của gia đình và lối sống của mọi người. Điều này sẽ giúp đảm bảo mọi người có thể tận dụng tối đa không gian. Tần suất nấu ăn, những thiết bị nên đầu tư, dung lượng lưu trữ… luôn là những vấn đề cần chú ý.
Nhà bếp là không gian chính của gia đình bạn để giao lưu, giải trí, đôi khi còn đóng vai trò là khu vực làm bài tập sau giờ học. Vì thế, bạn có thể chú ý hơn đến lựa chọn chỗ ngồi để tạo nên không gian đa mục đích. Vì thế, lập kế hoạch tổng thể luôn là điều quan trọng để giúp mọi thứ diễn ra suôn sẻ và tránh sai lầm khi cải tạo bếp.
2. Tự làm mọi thứ
Ngay cả khi bạn thuộc tuýp người thích tự làm mọi thứ và lên kế hoạch kỹ lưỡng cho việc tự cải tạo, hãy nhớ tham khảo ý kiến chuyên gia thiết kế nhà bếp trước khi bắt đầu dự án của mình. Chuyên gia sẽ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, đồng thời có thể đưa ra các mẹo và lời khuyên, thậm chí đề xuất một số ý tưởng mà bạn chưa xem xét.
3. Chưa chọn vị trí thích hợp cho các khu vực sử dụng nhiều
Khi lên kế hoạch tu sửa, hãy nhớ những khu vực sử dụng nhiều nhất trong nhà bếp: bồn rửa, bếp nấu và tủ lạnh. Bạn cần đảm bảo rằng, các khu vực và thiết bị này ở vị trí hiệu quả, có sự liên kết phù hợp với nhau. Nhiều nhà thiết kế gọi đây là nhà bếp “tam giác”, bởi cần có sự liên kết hài hòa và tiện lợi giữa ba khu vực này.
4. Bỏ qua không gian đảo bếp
Không gian đảo bếp là một trong những vị trí quan trọng nhất trong bếp của bạn. Vì vậy đừng bỏ qua không gian này để mong muốn căn bếp trở nên rộng rãi hơn. Sự hiện diện của đảo bếp không chỉ giúp bạn tiện lợi hơn trong quá trình nấu nướng, chuẩn bị đồ ăn mà còn tăng không gian lưu trữ phía dưới.
Video đang HOT
5. Quên ngân sách dự kiến
Lên kế hoạch ngân sách dự kiến là một trong những bước quan trọng trong cải tạo bếp. Bạn cần quyết định xem tính năng nào của nhà bếp là quan trọng nhất và phân bổ tài chính của bạn cho phù hợp. Hãy nhớ rằng, tủ bếp thường chiếm khoảng 1/3 ngân sách cải tạo.
6. Chọn thiết bị cuối cùng
Nếu bạn đang thay đổi toàn bộ căn bếp của mình, hãy tránh chọn các thiết bị của bạn ở bước cuối cùng. Sẽ dễ dàng hơn nhiều khi chọn tủ và mặt bàn để vừa với các thiết bị như tủ lạnh, máy rửa bát, lò nước… thay vì làm ngược lại.
7. Không cân bằng giữa tính thuận tiện và vẻ đẹp
Một căn bếp đẹp nếu chỉ đẹp thôi vẫn chưa đủ mà cần phải đảm bảo được sự thoải mái cho người đứng nấu. Đừng tiếc tiền đầu tư vào kiểu tủ bếp có thiết kế thuận tiện, cho phép bạn nấu ăn nhanh chóng và dễ dàng hơn.
8. Chọn gạch ốp lát không phù hợp
Những viên gạch ốp lát không phù hợp sẽ tạo cảm giác phòng bếp của bạn giống một khách sạn rẻ tiền. Vì thế, hãy đầu tư thời gian và công sức để lựa chọn được đúng loại gạch mình mong muốn cho căn bếp.
Những thiết kế nhà bếp dành riêng cho các căn hộ chung cư có diện tích dưới 60m
Nếu bạn vẫn còn chưa thể tự mình chọn lựa một mẫu nhà bếp cho gia đình mình thì đây chắc chắn là một quyết định khiến bạn không bao giờ thất vọng.
Tại các thành phố lớn diện tích nhà ở hoặc chung cư không được rộng rãi như ở nông thôn nên diện tích nhà bếp thường khá nhỏ. Nhưng dưới bàn tay của các kỹ sư có thể thiết kế nhà bếp diện tích nhỏ đẹp, sang và tiện nghi không thua kém các nhà bếp diện tích lớn.
Những căn bếp có diện tích nhỏ hẹp được thiết kế theo phong cách mở là đại diện rõ nhất cho nhà bếp kiểu Mỹ. Dù không có diện tích rộng rãi nhưng những căn bếp kiểu Mỹ luôn đảm bảo cho người dùng cảm thấy thoải mái, thuận tiện khi sử dụng.
Chính vì vậy mà những sản phẩm có thiết kế thông minh, đa tính năng luôn là một phần không thể thiếu được bên trong mỗi căn bếp kiểu Mỹ. Đảo bếp nhỏ luôn được tận dụng làm nơi dùng bữa sáng hoặc sử dụng như quầy bar là một trong những sự tiện ích mà căn bếp mang lại. Còn có rất nhiều thú vị về một căn bếp kiểu Mỹ đang đợi bạn khám phá bên dưới đây.
Khái niệm "căn bếp kiểu Mỹ" ngày càng trở nên gần gũi, quen thuộc với nhiều chị em nội trợ.
Căn bếp kiểu Mỹ nổi bật với thiết kế nhỏ gọn và mang tính tiện ích cao với người dùng.
Do vậy, không có gì là khó hiểu khi những căn bếp kiểu Mỹ ngày càng được các gia đình lựa chọn nhiều đến vậy.
Những căn bếp kiểu Mỹ đặc biệt thích hợp với những gia đình sở hữu căn hộ chung cư với diện tích vừa và nhỏ.
Những căn bếp của Mỹ luôn đề cao tính tiện ích với người dùng trong từng thiết kế.
Những căn bếp Mỹ thường được thiết kế theo kiểu chữ L hoặc chữ U.
Bàn ăn gia đình đôi lúc được dùng như đảo bếp vô cùng đa năng.
Đảo bếp cũng có thể được thiết kế thành quầy bar và cũng là nơi dùng bữa sáng lý tưởng cho mỗi thành viên trong gia đình.
Để không mang đến người dùng cảm giác bức bí, chật hẹp nên các căn bếp kiểu Mỹ thường có thiết kế mở.
Lối thiết kế khu vực lưu trữ của những căn bếp kiểu Mỹ là một điểm khiến rất nhiều chị em yêu thích.
Những căn bếp kiểu Mỹ luôn có cách xử lý thông minh để có được một không gian lưu trữ thoải mái nhất với người dùng.
Bên cạnh tủ bếp, những chiếc kệ mở nhỏ gọn thường xuyên xuất hiện trong những căn bếp kiểu Mỹ.
Với một căn bếp kiểu Mỹ thì chỉ một đảo bếp khiêm tốn thế này cũng đủ để đảm nhận nhiều chức năng khác nhau rồi.
Hãy thử cân nhắc đến một căn bếp kiểu Mỹ cho ngôi nhà mình, chắc chắn bạn sẽ không phải thất vọng đâu.
Những lưu ý khi thiết kế một căn bếp nhỏ:
- Thiết kế phải gọn gàng, ngăn nắp: Tiêu chí đầu tiên trong thiết kế nhà bếp diện tích nhỏ. Nên chọn thiết kế tủ bếp đơn giản hình chữ I hoặc chữ L và đặt tủ bếp sát tường để tiết kiệm không gian cho căn bếp của gia đình. Ngoài ra, tủ bếp cần được thiết kế tối ưu hóa từng ngăn để vừa thuận tiện trong quá trình sử dụng, vừa giúp căn bếp luôn được gọn gàng sạch sẽ.
- Lắp đặt máy hút mùi phải tinh tế: Vì diện tích bếp khá nhỏ nên việc sử dụng máy hút mùi là điều rất cần thiết. Nó giúp mùi thức ăn được chuyển ra bên ngoài và không lan rộng ra cả căn nhà, ám mùi vào đồ đạc và đôi khi gây ức chế cho 1 số thành viên trong gia đình. Khi chọn và lắp đặt máy hút mùi các bạn cần tạo được sự thoải mái cho người đứng bếp. Nên chọn loại máy hút mùi mỏng, chiếm ít diện tích.
- Tận dụng không gian trên cao của bếp: Vì diện tích mặt sàn hạn hẹp, các bạn cần tận dụng tối đa phần không gian phía trên. Nên thiết kế tủ bếp kịch trần để có thêm không gian cất giữ đồ đạc và các dụng cụ nhà bếp.
- Lựa chọn màu sắc và ánh sáng: Màu sắc và ánh sáng là 1 trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà bếp diện tích nhỏ. Các bạn nên chọn các gam màu sáng giúp đem đến cảm giác không gian thoáng mát cho nhà bếp. Màu sắc tối ưu nhất trong trường hợp này là màu trắng. Ngoài ra, các bạn cũng nên phối hợp màu sắc của tủ bếp và ánh sáng đèn điện sao cho phù hợp để vừa kích thích thị giác vừa tạo được sự ấm cúng cho căn bếp.
- Dựa vào cấu trúc của nhà: Có rất nhiều mẫu thiết kế nhà bếp đẹp dành cho diện tích nhỏ. Tuy nhiên, không phải ngôi nhà nào cũng phù hợp với thiết kế đó. Vì vậy các bạn nên tham khảo ý kiến của các kỹ sư để bố trí bếp sao cho phù hợp với cấu trúc của căn nhà.
Biến góc nhỏ 7 m2 thành căn bếp đẹp mê ly Góc nhỏ chỉ rộng 7 m2 trong một căn nhà đã được nhà thiết kế người Mỹ Kim Lewis biến hóa thành căn bếp đẹp, hiện đại. Góc nhỏ chỉ rộng 7 m2 này được nhà thiết kế Kim Lewis biến hóa thành căn bếp đẹp, hiện đại nhờ những ý tưởng thông minh. Ấn tượng nhất trong số đó là hệ kệ...