8 phim về môi trường khiến ai xem cũng phải thốt lên: “Con người đúng là giống loài tàn nhẫn nhất”
Nếu không bảo vệ môi trường, những cảnh đẹp thiên nhiên dưới đây có lẽ sẽ chỉ còn được thấy trong phim mà thôi!
Ngày 23/9, Greta Thunberg – nhà hoạt động vì môi trường 16 tuổi khiến cả thế giới phải chú ý với bài phát biểu vô cùng đanh thép trước sự theo dõi của nhiều lãnh đạo các quốc gia lớn trên thế giới tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu. Thực ra, vấn đề môi trường không phải là một câu chuyện mới nhưng vẫn luôn gợi cảm.
Greta Thunberg – cô bé làm cả thế giới dậy sóng
Nhân dịp liên hoan phim Mountainfilm Festival được tổ chức vào năm 2019, nhà tài trợ truyền thông Grist đã nhắc đến danh sách những bộ phim được đánh giá là hay và ấn tượng nhất khi nhắc đến chủ đề bảo vệ môi trường. Có thể kể đến những nội dung chính gây nhức nhối nhất hiện nay như vấn nạn suy yếu nguồn gen cá hồi, nạn săn bắn động vật hoang dã hay một vụ nổ bùn đã tàn phá một ngôi làng ở Indonesia.
1. Patrimonio (Di Sản)
Bộ phim tài liệu dài một tiếng rưỡi Patrimonio xoay quanh “Tres Santos” – một khu khách sạn và nhà ở được xây dựng ở Baja California Sur. Nơi đây được ví như thiên đường với sự giao thoa giữa ánh hoàng hôn và những trang trại nhỏ. Hay theo đúng định nghĩa của người dân thì nơi đây thích hợp nhất cho việc tận hưởng một cuộc sống tự do và hòa mình với thiên nhiên.
Trailer Patrimonio (Di Sản)
Tuy nhiên mọi thứ không yên bình mãi, cho tới khi có một tập đoàn đang nhăm nhe hủy hoại môi trường sống của họ vì mục đích kinh doanh. Patrimonio sẽ kể lại cho người xem quá trình một cộng đồng đoàn kết đang chống lại một tập đoàn lớn để bảo vệ nguồn nước, bãi biển và cuộc sống của họ. Người xem sẽ cảm thấy rùng mình vì những thỏa thuận bí mật được thực hiện hay việc tập đoàn lớn kia “lật mặt” với người dân địa phương như nào.
Trước sự kháng cự quyết liệt của 150 gia đình địa phương sống và đánh bắt cá ở bãi biển tranh chấp Punta Lobos và sự lãnh đạo của luật sư John Moreno, người xem hoàn toàn có thể tin tưởng vào việc tiếng nói chung của đạo đức sẽ lấn át được sức mạnh của đồng tiền. Tuy nhiên đứng trước việc nguồn nước đang bị hạn chế, việc Tres Santos có thể phát triển bền vững được hay không luôn là câu hỏi đầy day dứt.
2. Kifaru (Tê Giác)
“Tại sao chúng ta chiến đấu và cướp bóc thế giới cho đến khi không còn gì? Câu hỏi khó hơn để trả lời là tại sao chúng ta đưa ra nguyên nhân cho mọi thứ mà dường như là vô vọng”. Đây là những dòng mở đầu của Kifaru – một bộ phim tài liệu về những người chăm sóc Sudan – con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên thế giới.
Trailers Kifaru (Tê Giác)
Bộ phim kể về câu chuyện của James Mwenda và JoJo Wachira, hai kiểm lâm viên tại Tổ chức bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya. Kirafu đan xen giữa một cốt truyện buồn thẳm pha trộn vài tình tiết ám ảnh nhưng lại có phút giây nhẹ nhàng như khoảnh khắc Wachira học cách thả diều.
Nhiều thập kỷ trước, hàng ngàn con tê giác trắng phương bắc đã lang thang ở Đông và Trung Phi. Nhưng do nghèo đói và chiến tranh cộng thêm việc thị trường nước ngoài coi trọng tê giác hơn vàng, đã khiến người ta săn lùng loài này đến gần tuyệt chủng. Sudan – chú tê giác được giữ trong một sở thú ở châu Âu đã “đen đủi” trở thành con đực cuối cùng trong đồng loại.
Nhà sản xuất phim hy vọng thông điệp của Kirafu sẽ vượt xa chủ đề tê giác trắng phương Bắc, mà thực chất đây chỉ là những tin hiệu cảnh báo đỏ đầu tiên. Nghiêm trọng hơn, tình trạng săn bắt này đang xảy ra với những con sói ở Mỹ, cá voi Orca, thậm chí cả những con bướm và những con ong xung quanh chúng ta.
Bộ phim đã nhận được giải thưởng Mountainfilm của Moving Mountains vào năm 2019 – giải thưởng tiền mặt lớn nhất của lễ hội dành cho các tổ chức phi lợi nhuận. Giải thưởng trị giá 3.000 USD sẽ được quyên góp cho Tổ chức bảo tồn Ol Pejeta, nơi các kiểm lâm viên vẫn đang chăm sóc cho những con tê giác cái còn lại.
3. Artifishal (tạm dịch: Cổ Vật)
Artifishal – như đúng cái cách chơi chữ “fish” (cá) trong tên của bộ phim, những con cá hồi được đặc tả qua ống kính nhà làm phim dưới những trạng thái bị “tra tấn” không khác gì kẻ ngục tù. Bị phun ra từ một ống trắng với cái tên man rợn pháo hay bị ném rồi đông lạnh là tất cả những gì mà những chú cá hồi mình đầy thương tích, rỉ máu trong Artifishal đã phải trải qua. Bộ phim dài 79 phút để giúp khán giả trả lời câu hỏi liệu trại giống cá có thực sự giải quyết được vấn đề này bằng cách nhân giống bổ sung cho quần thể hoang dã hay không?
Trailer Artifishal (Cổ Vật)
Nhưng thực tế thì cá hồi đang suy giảm bất chấp những nỗ lực của các cơ sở trại giống cá. Bộ phim lập luận ở một góc nhìn mới mẻ và bạo dạn khi thẳng thắn cho rằng bên cạnh việc làm suy yếu nguồn gen, sự cạnh tranh về tài nguyên, trại sản xuất cá hồi tưởng chừng có ích nhưng cuối cùng có thể gây hại cho quần thể cá hoang dã.
4. The River and the Wall (Dòng Sông và Bức Tường)
Bộ phim tài liệu của Ben Masters đã ghi lại vẻ đẹp của biên giới Texas-Mexico trên màn ảnh. Biên giới được ví như một chuyến phiêu lưu với những góc quay trực quan tuyệt đẹp. Bộ phim dài 110 phút sẽ đưa người xem qua hẻm núi Boquillas và giới thiệu về những loài động vật thiên nhiên hoang dã khác nhau.
Trailer The River and The Wall (Dòng Sông Và Bức Tường)
Trong chuyến đi ngoài Masters còn có bốn người khác: Một nhà nghiên cứu về chim, một người dẫn đường trên sông, một nhà làm phim tài liệu và một nhà bảo tồn. Những người này đã thực hiện một hành trình dài 1.200 dặm (khoảng 1.931 km) từ El Paso đến Bờ biển vùng vịnh và đi qua toàn bộ biên giới Texas-Mexico bằng xe đạp, ca nô và cưỡi ngựa. Trên đường đi, họ gặp những người chủ trang trại – người đã chiến đấu với chính phủ liên bang để giữ đất của họ và phải trốn chạy vào các cửa khẩu biên giới vào giữa đêm.
The River and the Wall không chỉ đề cao việc cần bảo vệ môi trường sống mà còn nhắc đến vấn đề đa sắc tộc khi khéo léo đan xen vào những câu chuyện cá nhân của hai người bạn đồng hành của Masters – là con của những người nhập cư không có giấy tờ.
5. March of the Newts (Tháng Ba của Sa Giông)
Ngay từ những giây đầu, bộ phim đã gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem khi quay cận cảnh một “nhân vật” có làn da xù xì nhưng lại có một cuộc sống sinh động trong các khu rừng ở Tây Bắc Thái Bình Dương.
March of the Newts, một bộ phim ngắn từ tổ chức phi lợi nhuận Freshwater Illustrated, mở đầu bằng những cảnh quay điện ảnh của một người leo núi và con chó của nữ nhân vật trong một màn sương mờ ảo. Đối với những khán giả không thích loài sa giông cùng họ với kỳ giông thì chỉ cần bỏ ra 2 phút xem video mở màn đã có thể “phải lòng” cảnh đẹp thiên nhiên trong bộ phim ngay lập tức.
6. Grit (tạm dịch: Sạn)
Dù đã hơn một thập kỷ, nhưng Dian – một thiếu niên ở Indonesia, nhớ rất rõ vào buổi sáng năm 2006 khi vẩy bùn và khí nổ dữ dội bùng lên từ mặt đất ở làng cô ở East Java. Vụ nổ bùn này đã phá hủy nhà của gia đình cô và hơn một chục ngôi làng lân cận. Kinh khủng hơn nó đã chôn vùi những ngôi nhà, xí nghiệp và những con đường và khiến hàng chục ngàn người phải rời khỏi nhà của họ. Trong Grit, các nhà làm phim Sasha Friedlander và Cynthia Wade đã nắm bắt được sự “nhầy nhụa” của một thảm họa môi trường, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Trailer Grit (Sạn)
Những hình ảnh ám ảnh khi bùn đất vương vãi khắp nơi, chỗ khác thì nứt nẻ khô hạn – được ghép nối với những câu chuyện về các nạn nhân chiến đấu để đòi bồi thường từ những kẻ phải chịu trách nhiệm. Từ đây các nguyên nhân dẫn đến thảm họa được đưa tranh cãi quyết liệt. Theo các nhà khoa học, thủ phạm có khả năng là Lapindo, một công ty dầu khí đang khoan khí tự nhiên cách vết vỡ khoảng 800 feet. Nhưng các nhà nghiên cứu của công ty lại đổ lỗi cho một trận động đất đã xảy ra cách đó 180 dặm. Đây dường như là một vòng luẩn quẩn mà không chỉ trong phim, khán giả còn có thể thấy thực trạng này ở ngoài đời.
7. Treeline (tạm dịch: Mạch Cây)
Một số “nhân vật” chính của Treeline: A Story Writing in Rings đã có hàng trăm hoặc hàng nghìn năm tuổi. Lần đầu tiên những cái cây xanh không chiếm “spotlight” của bộ phim mà thay vào đó là gỗ tuyết tùng đỏ phương Tây, cây thông Bristlecones và cây thông lim. Bên cạnh những nhân vật chính vô tri vô giác là người trượt tuyết trên cây, một bác sĩ cây và một linh mục Shinto.
Trailer Treeline (Mạch Cây)
Suzanne Simard – một nhà sinh thái rừng làm việc trong các khu rừng phát triển lâu đời ở British Columbia, đã phát hiện ra rằng những cây gỗ giao tiếp với nhau và chia sẻ carbon với nhau thông qua mạng lưới nấm khổng lồ dưới mặt đất. Trong phim, cô luôn cố gắng giải thích về việc con người hoàn toàn có thể liên hệ được với thiên nhiên khi chứng minh rằng các loài sinh vật cũng có mạng lưới thần kinh như một bộ não.
Với một bản nhạc êm dịu đan xen với âm thanh tự nhiên và những bức ảnh đầy cảm hứng về bóng cây khổng lồ so con người nhỏ bé, Treeline sẽ mang cho người xem cảm hứng tự tìm kiếm “mầm cây” trong con người mình.
8. On a Wing and a Prayer (tạm dịch: Trên Một Cái Cánh và Một Lời Cầu Nguyện)
Bộ phim xoay quanh câu chuyện về Ben Depp khi anh chụp đường bờ biển từ trên trời. Tuy nhiên điều đặc biệt ở chỗ anh không bay lên với một chiếc máy bay hay máy bay không người lái – thay vào đó, anh tự làm một con diều khổng lồ và tự đẩy mình bằng một cái quạt. Depp là một con người bạo dạn khi anh cố gắng ghi lại vùng Louisiana đầm lầy đang bị biến mất giữa những vùng đất ngập nước ven biển và các đảo chắn. Bộ phim là phần đầu tiên của loạt phim gồm năm phần tập trung vào vùng đất ngập nước đang bị thu hẹp ở Vùng Vịnh Bờ Biển.
Điểm ấn tượng của On a Wing and a Prayer là khung cảnh thiên nhiên nhìn từ trên không xuống rất hùng vĩ: hàng trăm hòn đảo nhỏ màu xanh lá cây rải rác trên biển, nơi sinh sống của các loài chim và cá heo. Những hòn đảo và đầm lầy ven biển này cũng bảo vệ các thị trấn và thành phố ven biển khỏi lũ lụt và bão.
Nhưng bờ biển Louisiana đang chìm vào đại dương do đường ống dẫn dầu độc hại gây ra. Hiện nay, khoảng mỗi giờ sẽ có một khu vực diện tích khoảng sân bóng đá của vùng đất ngập nước ven biển Louisiana bị ăn mòn. Những bức ảnh của Depp có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu sự mất môi trường sống, hoặc đơn giản là lưu lại cảnh đẹp của thiên nhiên trước việc thế hệ sau không còn có thể thấy được nữa.
Theo helino
5 thảm họa diệt vong trong phim sẽ xảy ra nếu không bảo vệ môi trường: Số 3 có bé nhện Tom Holland!
Tương lai của Trái Đất, có lẽ nào đã được dự đoán trong những bộ phim thảm họa?
Dòng phim thảm họa là một đề tài hấp dẫn bởi sự đa dạng trong nội dung, hành động đầy kịch tính lại có kỹ xảo đẹp mắt, đặc biệt là ở kinh đô điện ảnh Hollywood. Tuy nhiên, những bộ phim thể loại này không chỉ thỏa mãn khán giả về mặt giải trí, mà còn ngầm nêu thông điệp, nhắc nhở mọi người hãy cùng nhau bảo vệ môi trường nếu không muốn bản thân là nhân vật chính trong những thước phim đó.
1. The Day After Tomorrow (Ngày Tận Thế)
Mở đầu bộ phim, nhà khí tượng học Adrian (Dennis Quaid) trình bày những lo lắng về việc thế giới có nguy cơ trở lại thời kỳ kỷ băng hà do trái đất nóng dần lên và băng bắt đầu tan, khối nước lạnh này đổ xuống phía nam sẽ khiến khí hậu toàn cầu bị thay đổi. Ban đầu mọi người đều không tin cho đến khi những biến động đầu tiên xuất hiện: mưa đá, băng trôi, bão lũ, triều cường... xảy ra khắp nơi trên thế giới. Ông cùng người cộng sự và chính quyền các nước cùng nhau giải cứu nhân loại khỏi nạn diệt vong, trong đó có cả cậu con trai Sam (Jake Gyllenhaal) ra khỏi New York, khi thành phố này đang chịu những trận mưa to khủng khiếp, trận sóng thần cao tận 50 mét và cả sự thay đổi thời tiết đột ngột đến kinh hoàng?
Dù phim thảm hoạ The Day After Tomorrow là giả tưởng, thế nhưng nó cũng đủ nhắc nhở người ta về sự nóng lên của trái đất và nguy cơ lụt lội toàn cầu do băng tan, những nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra bởi hàng ngày con người vẫn đang hủy hoại môi trường sống của mình bằng lượng khí thải công nghiệp khổng lồ.
2. 2012
2012 là bộ phim rất nổi tiếng vào khoảng chục năm về trước, bởi nó được lấy cảm hứng từ lời tiên tri trong lịch Maya cổ, cho rằng 21/12/2012 sẽ là ngày chấm dứt sự tồn tại của loài người. Bộ phim cũng tập trung vào lời giải thích của "sấm truyền" này, tái hiện hình ảnh một cơn đại hồng thủy nhấn chìm nhân loại.
Bộ phim bắt đầu từ năm 2009 ở Ấn Độ, tiến sĩ địa lý Hemsley (Chiwetel Ejiofor) vô tình được chứng kiến lớp vỏ Trái Đất đang từ từ nóng lên ở dưới một hầm mỏ của người bạn. Ở độ sâu 850 mét, nước trong bể đã sôi sùng sục. Tiếp theo đó là hàng loạt nơi trên thế giới xuất hiện những cơn động đất kinh hoàng, làm nứt vỡ toàn bộ lục địa, kèm theo đó là núi lửa đồng loạt hoạt động. Trong lúc đó, Jackson (John Cusack) phải tìm đủ mọi cách, mọi nơi trú ẩn để cố gắng giữ mạng sống cho gia đình của mình. Bộ phim không chỉ xây dựng thảm họa ở một quốc gia mà xuất hiện cảnh ở những vùng đất khác nhau, các bức tượng, kiến trúc nổi tiếng thế giới bị phá hủy như một minh chứng cho bức tranh rộng lớn về tận thế của loài người.
3. The Impossible (Thảm Họa Sóng Thần)
Bộ phim được giới phê bình đánh giá cao, nhận được nhiều giải thưởng cao quý, một phần vì diễn xuất tự nhiên của Naomi Watts, Tom Holland, một phần vì kịch bản được xây dựng dựa trên câu chuyện hoàn toàn có thật. Điều đó chứng tỏ rõ sự đáng sợ của thiên nhiên có thể nhanh chóng đánh quật con người.
4. Into The Storm (Cuồng Phong Thịnh Nộ)
Cốt truyện xoay quanh nhóm nhân vật gồm Pete (Matt Walsh) có biệt danh "nhà săn bão", trưởng nhóm người chuyên đi săn hình ảnh của các cơn bão, đi vào tâm bão bất chấp sự nguy hiểm nhằm ghi lại những khoảnh khắc dữ dội nhất phục vụ cho các nghiên cứu của mình. Ngoài ra còn có bộ đôi Donk (Kyle Davis) kỳ quặc, vì muốn nổi tiếng trên Youtube nên tìm mọi cách di chuyển theo những cơn lốc, dùng điện thoại để quay lại tất cả những diễn biến của cơn bão kinh hoàng. Không thiết bị bảo hộ, không máy quay, không có bất kỳ kiến thức gì về thời tiết ngoài ước muốn nổi tiếng có phần quá mạo hiểm và điên rồ. Bộ đôi này đại diện cho rất nhiều thanh niên trong thời buổi công nghệ, quay lại tất cả những gì diễn ra bất chấp hậu quả như thế nào.
Into the Storm không có kỹ xảo phô trương nhưng lại chân thực đến nổi da gà, điều đó làm cho khán giả thấy được rằng con người dù thông minh, tính toán đến đâu, hay thiết bị tối tân như thế nào cuối cùng trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên, tất cả sẽ trở lên nhỏ bé và yếu đuối.
5. Pompeii (Thảm Họa Pompeii)
Khác với những bộ phim trên, Pompeii nói về thảm họa cách đây từ 2.000 năm, khi ngọn núi lửa Vesuvius tự nhiên phun trào đã xóa sổ Pompeii - thành phố của Đế quốc La Mã cổ đại.
Cậu bé Milo (Kit Harington) may mắn thoát chết sau vụ tàn sát man rợn ngôi làng người Celt của binh lính La Mã. Song cậu cũng bị những tay buôn bán nô lệ bắt được khi đang trốn trong rừng rồi biến thành một võ sĩ giác đấu trong suốt gần 20 năm sau đó. Trên đường tới Pompeii, Milo có dịp chạm mặt và phải lòng với tiểu thư Cassia (Emily Browning) của một gia đình quyền quý. Tuy nhiên, lão nghị sĩ Corvus (Kiefer Sutherland) không để cho Cassia được yên khi truy đuổi và quyết tâm cướp Cassia về làm thê thiếp. Milo đã chống lại Corvus ra mặt để giành lấy tự do và tiểu thư xinh đẹp. Chỉ có điều, mọi toan tính của con người sớm đi chệch khỏi dự kiến khi ngọn núi lửa Vesuvius đang chầu chực nuốt chửng cả thành Pompeii rộng lớn.
Thực chất, Pompeii không đơn thuần là phim thảm họa thiên nhiên mà còn nhắc đến nhiều vấn đề khác như thù hận, tình yêu,... Tuy nhiên, vì kịch bản được xây dựng dựa trên sự kiện có thật thời cổ đại, cộng thêm kỹ xảo mãn nhãn, khán giả có thể hình dung được sức mạnh khủng khiếp của tự nhiên khi nhanh chóng xóa sổ hoàn toàn cả một đế quốc hùng mạnh, phát triển như La Mã. Cho đến ngày nay, điều này hoàn toàn vẫn có thể tái diễn.
Theo helino
Làn sóng phẫn nộ dâng cao khi bộ phim tài liệu của Beyonce bị khinh rẻ tại Emmy! Mới đây, bộ phim tài liệu của Beyonce là 'Homecoming: A Film by Beyoncé' nhận được 6 đề cử tại Creative Arts Emmy Awards, nhưng lại trượt mất cả 6. Điều này dấy lên nghi vấn Beyonce bị khinh rẻ tại lễ trao giải này. Emmy là giải thưởng công nhận những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc trong lĩnh vực truyền hình...