8 nơi công cộng bạn bắt buộc phải giữ an toàn
Ngay sau khi nới lỏng cách ly xã hội, mọi thứ không thể trở lại bình thường ngay lập tức, vì nguy cơ lây nhiễm Covid-19 vẫn còn. Do vậy, khi đến những nơi công cộng, bạn bắt buộc phải giữ an toàn.
Tại sân bay, khi xếp hàng, hãy giữ khoảng cách với người khác và đeo khẩu trang, trừ phi nhân viên an ninh yêu cầu tháo ra – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Leana Wen, từ Đại học George Washington (Mỹ), mỗi lần chỉ nên đến một nơi, và hạn chế tiếp xúc với người khác. Ví dụ, nếu đi ăn tối thì không đi cắt tóc.
Càng đến nhiều nơi công cộng cùng một lúc, nguy cơ bị nhiễm bệnh hoặc lây nhiễm cho người khác càng cao, theo CNN.
1. Nhà hàng
Đeo khẩu trang rõ ràng là không khả thi trong khi ăn. Tuy nhiên, khi không ăn uống, thì nên đeo khẩu trang.
Ngồi ngoài trời.
Nếu nhà hàng có chỗ ngồi ngoài trời, hãy chọn chỗ ngoài trời, cách người khác ít nhất 2 mét. Virus phát tán hiệu quả hơn trong không gian kín có nhiều người trong thời gian dài, tiến sĩ Wen nói.
Kiểm tra các quy trình an toàn của nhà hàng.
Tiến sĩ David Aronoff, từ Đại học Vanderbilt (Mỹ), đề nghị nên tìm hiểu quy trình an toàn của nhà hàng. Như nhân viên có đeo khẩu trang đúng cách không? Bàn sắp xếp đủ xa nhau? Nếu không cảm thấy an toàn hãy đi về hoặc mua về, theo CNN.
Rửa tay.
Nhớ rửa tay khi đến, trước khi ăn và sau khi ăn, ngay cả khi hết đại dịch.
Cần đảm bảo an toàn khi đến những nơi thư giãn này, tiến sĩ Aronoff nói.
Duy trì khoảng cách.
Nhiều bãi biển đang mở cửa trở lại và vẫn ổn để bạn đến đó, miễn là bạn có thể duy trì khoảng cách với người khác.
Đừng đến nếu quá đông.
Nếu chật cứng người, bạn sẽ không thể duy trì khoảng cách 2 mét.
Tránh các trò chơi.
Tránh chơi các môn thể thao đồng đội như bóng chuyền bãi biển, tiến sĩ Aronoff khuyên, theo CNN.
Video đang HOT
3. Phòng tập thể dục
Chắc chắn có những rủi ro khi tập ở phòng tập.
Mọi người thở rất nhiều trong khi tập trong một không gian kín, đổ mồ hôi và chạm vào thiết bị dùng chung.
Chọn máy cách xa những người tập khác.
Kiểm tra xem máy chạy bộ có được để cách xa nhau 2 mét không, tiến sĩ Wen gợi ý. Chủ phòng tập nên giới hạn số lượng thành viên tập cùng lúc.
Lau sạch mọi thứ.
Hãy lau sạch tạ nâng và máy tập trước và sau khi sử dụng. Nếu phòng tập không có khăn lau, hãy mang theo khăn.
Tránh tập nhóm.
Nên tránh tập nhóm. Nếu phải tập nhóm, tốt nhất là nên tập ngoài trời để có thể duy trì khoảng cách, theo CNN.
4. Tiệm làm móng, tóc
Không thể giữ khoảng cách 2 mét từ nhà tạo mẫu tóc hoặc thợ làm móng, vì vậy hãy cân nhắc điều này trước khi đi, vì nó khiến bạn và nhân viên có nguy cơ cao hơn.
Kiểm tra các thủ tục an toàn.
Các giường gội tại tiệm tóc có cách xa nhau không? Nhân viên có đeo khẩu trang, đeo găng tay và áo bảo hộ không? Có khử trùng các dụng cụ sau mỗi khách hàng không?
5. Giao thông công cộng và đi chung xe
Tự hỏi có thực sự cần không?
Có cần phải đi xe buýt hay taxi không? Có nhất thiết phải đi không? Nếu câu trả lời là không thì đừng đi, tiến sĩ Wen nói.
Cố gắng sử dụng xe máy hoặc xe nhà.
Tránh đi giờ cao điểm.
Chú ý những thứ chạm vào.
Và hãy chú ý đến mọi bề mặt bạn chạm vào, như tay vịn hoặc tay nắm cửa xe. Cẩn thận không dùng tay chạm tay lên mặt khi chưa rửa tay, theo CNN.
6. Sân bay
Khi xếp hàng, hãy giữ khoảng cách với người khác và đeo khẩu trang, trừ khi nhân viên an ninh yêu cầu tháo ra.
Tránh tiếp xúc.
Hạn chế tiếp xúc ở sảnh chờ. Nếu có thể, hãy ngồi xa những hành khách khác. Mang theo thức ăn nếu cần.
Mang theo khăn lau.
Có thể mang theo khăn lau khử trùng và chất khử trùng tay trong hành lý xách tay, để lúc nào cũng có sẵn. Cần lau bàn khay, khóa an toàn, gát tay, bất cứ thứ gì mà hành khách trước đó có thể đã chạm vào, theo CNN.
7. Phòng khám
Chú ý đến môi trường xung quanh.
Hãy chú ý trong phòng chờ. Cố gắng ngồi cách người khác 2 mét và tránh chạm vào sách báo dành cho khách, bất cứ thứ gì mà người khác có thể chạm vào.
Nếu không cần thiết thì đừng dắt người nhà theo.
Gọi cho bác sĩ trước.
Luôn gọi cho bác sĩ để hẹn trước. Bác sĩ có thể hỏi về các triệu chứng của bạn để khám trực tiếp hoặc có thể tư vấn từ xa trong thời gian này, theo CNN.
8. Đi siêu thị
Lập kế hoạch.
Mang theo danh sách các loại thực phẩm cần mua, theo vị trí các mặt hàng để không mất nhiều thời gian. Một số mặt hàng có thể hết, nên cần có kế hoạch hàng thay thế.
Lau sạch tay cầm xe đẩy và giỏ hàng.
Sử dụng khăn lau khử trùng để làm sạch tay cầm xe đẩy hoặc giỏ hàng.
Đi theo đúng chiều quy định trong siêu thị.
Nhiều siêu thị quy định chiều đi để tránh chật chội, theo CNN.
Vì quá sợ lây nhiễm COVID-19, người đàn ông khiến mình gặp họa khi áp dụng cách phòng bệnh cực đoan
Sau 2 tuần, anh Thiệu bắt đầu xuất hiện triệu chứng mất vị giác, rát lưỡi, đau họng.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nỗi sợ lây nhiễm dịch bệnh bao trùm toàn bộ tâm lý người dân. Một người đàn ông họ Thiệu (35 tuổi), sống tại Đài Loan, toàn thân trùm kín, mang kính bảo hộ và khẩu trang đến bệnh viện khám, anh tự nhận là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Nguyên nhân là từ lễ Thanh minh, anh Thiệu đến nhiều thắng cảnh nổi tiếng nơi có khách du lịch đông đúc. Sau 2 tuần, anh Thiệu bắt đầu xuất hiện triệu chứng mất vị giác, rát lưỡi, đau họng. Nỗi sợ nhiễm Covid-19 khiến anh Thiệu mất ăn mất ngủ nên anh nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa tai mũi họng, bệnh viện Taichung Armed Forces General Hospital.
Tiếp nhận trường hợp của anh Thiệu là bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa tai mũi họng, bệnh viện Taichung Armed Forces General Hospital, Đài Loan, chia sẻ: "Khi bệnh nhân há miệng, tôi vô cùng sửng sốt, bởi lưỡi của bệnh nhân bị kích ứng dẫn đến viêm lưỡi. 1/3 gốc lưỡi thiếu máu, hình thành vết sẹo, không giống lưỡi người bình thường là hồng hào. Lớp tưa lưỡi bảo vệ lưỡi bị bào mòn nghiêm trọng, dây thần kinh bị ảnh hưởng nên bệnh nhân mất cảm giác mùi vị. Cộng thêm bệnh nhân lo lắng quá độ khiến hệ miễn dịch suy yếu dẫn đến tình trạng viêm lưỡi và các dấu hiệu như rát lưỡi, ảnh hưởng khẩu vị".
Lưỡi của bệnh nhân tổn thương nghiêm trọng do cạo tưa lưỡi quá mạnh.
Khi hỏi thăm thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, anh Thiệu cho hay, dạo gần đây, sau khi sử dụng phương tiện công cộng, anh Thiệu liền thực hiện công tác khử trùng cho bản thân. Ngoài việc mang kính bảo hộ, khẩu trang và rửa tay thường xuyên, trở về nhà anh lập tức đánh răng, súc miệng, lúc tắm rửa còn cạo tưa lưỡi rất mạnh. Mỗi ngày, anh cạo tưa lưỡi ít nhất 20 lần do tâm lý lo sợ lây nhiễm Covid-19.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan căn dặn anh Thiệu ngừng ngay hành động cạo tưa lưỡi quá mạnh, đồng thời kê đơn thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc bôi Steroid và vitamin B giúp cải thiện giấc ngủ. Bác sĩ kêu gọi người dân cần tỉnh táo và bình tĩnh trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, ngủ đủ giấc để tăng cường hệ miễn dịch. Khoang miệng là nơi có nhiều vi khuẩn, mọi người cần vệ sinh khoang miệng sạch sẽ nhưng chỉ nên cạo tưa lưỡi một lần mỗi ngày, không nên cạo tưa lưỡi quá mạnh.
"Lưỡi là bộ phận mềm và chứa tổ hợp các dây thần kinh vị giác, nếu bạn gây thương tổn hoặc kích ứng quá mạnh sẽ khiến lớp bảo vệ lưỡi suy yếu trước vi khuẩn, thời gian dài kích ứng quá độ sẽ biến chứng thành ung thư lưỡi", bác sĩ Ngô Chiêu Khoan nhấn mạnh.
Bệnh viêm lưỡi là gì?
Viêm lưỡi là một vấn đề do lưỡi bị sưng và viêm. Điều này thường làm cho bề mặt lưỡi trông trơn nhẵn.
Có nhiều loại viêm lưỡi khác nhau bao gồm:
Viêm lưỡi cấp tính là tình trạng viêm lưỡi xuất hiện đột ngột và thường có các triệu chứng nghiêm trọng. Đây là loại viêm lưỡi thường phát triển với một phản ứng dị ứng.
Viêm lưỡi mãn tính là tình trạng viêm lưỡi liên tục tái phát. Loại viêm lưỡi này có thể bắt đầu với triệu chứng của một tình trạng sức khỏe khác.
Viêm lưỡi teo, còn được gọi là viêm lưỡi Hunte, dẫn đến những thay đổi về màu sắc và kết cấu của lưỡi. Đây là loại viêm lưỡi thường làm cho lưỡi bóng lên.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm lưỡi gồm:
- Đau hoặc nhạy cảm ở lưỡi.
- Sưng lưỡi.
- Thay đổi màu sắc của lưỡi.
- Không có khả năng nói chuyện, ăn uống hoặc nuốt.
- Mất nhú trên bề mặt của lưỡi.
Hé lộ cách ăn uống giúp cơ thể khỏe mạnh trong mùa dịch Corona đang khiến nhiều người lo lắng Mùa dịch Corona đang hoành hành, mọi người cần chú ý hơn trong việc ăn uống. Đây là thời điểm nhạy cảm nên việc lựa chọn thực phẩm, bố trí các bữa ăn để tăng sức đề kháng 1. Giữ an toàn vệ sinh thực phẩm - Mọi người chỉ nên mua đồ ăn tươi sống dùng trong 2-3 ngày. Không nên dự...