8 nhóm thực phẩm dễ bị nhiễm độc gây sốc
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng có một số loại thực phẩm có xu hướng gây ra nhiều bệnh hơn so với các loại thực phẩm khác. Cụ thể là 8 nhóm thực phẩm dưới đây.
Cứ lâu lâu chúng ta lại được nghe nói đến vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra ở đâu đó qua báo chí và truyền hình, nhẹ thì ảnh hưởng đến ít người, nặng thì ngộ độc tập thể… Vấn đề ngộ độc thực phẩm được đặt ra là có liên quan đến việc xử lý thực phẩm một cách an toàn hoặc do các virus, vi khuẩn gây bệnh trú ngụ trong thực phẩm đã truyền bệnh sang cho người ăn.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng có một số loại thực phẩm có xu hướng gây ra nhiều bệnh hơn so với các loại thực phẩm khác. Cụ thể là 8 nhóm thực phẩm dưới đây:
1. Thịt và gia cầm chưa nấu chín
Ăn thịt nấu chưa chín, kể cả thịt gia cầm sẽ là một cách dễ bị ngộ độc nhất. Thịt và thịt gia cầm có chứa vi khuẩn như E. coli, salmonella và campylobacter, vì vậy nếu thịt bò hoặc thịt gà nấu chưa chín kĩ, các vi khuẩn này chưa bị tiêu diệt thì sẽ có cơ hội gây bệnh khi xâm nhập được vào cơ thể người. Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm với trẻ em, người già và phụ nữ đang mang thai vì những đối tượng này có hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu hơn.
Nếu bạn đang nấu ăn thịt bò, thịt lợn hoặc thịt nướng, hãy chắc chắn rằng các loại thịt này phải được chín ở nhiệt độ tới 145 độ. Tất cả các gia cầm khác nên được nấu đến nhiệt độ bên trong ít nhất là 165 độ.
2. Hàu sống
Giống như thịt và thịt gia cầm chưa nấu chín, nếu ăn hải sản sống hoặc hải sản chưa chín kĩ, đặc biệt là con hàu thì nguy cơ bị ngộ độc và mắc bệnh cũng có khả năng xảy ra rất cao. Hàu có thể mang một loại vi khuẩn có tên là Vibrio vulnificus, được chuyển qua nước biển hoặc các virus khác như Norovirus và gây bệnh viêm gan A. Cũng như sò và trai, nên được nấu chín cho đến khi vỏ của chúng mở ra. Nếu vỏ sò không mở sau khi nấu thì nên bỏ đi.
Video đang HOT
3. Cá ngừ
Cá ngừ tươi đôi khi có thể có chứa chất độc scombroid, gây bệnh scombroid. Các triệu chứng của bệnh scombroid bao gồm buồn nôn, chuột rút và chảy nước ngoài da. Những độc tố này cũng có thể được tìm thấy trong các loại cá nước ngọt và có thể xảy ra trong cá ngừ nếu ngâm trong nhiệt độ ấm quá lâu. Thật không may, chất độc scombroid có thể không bị tiêu diệt cho dù đã nấu chín, vì vậy nếu bạn nghi ngờ cá của bạn có thể bị nhiễm độc, nên vứt đi.
4. Cà chua
Trái cây và rau quả thường là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm bởi vì rất nhiều người có thói quen ăn sống rau củ quả. Cà chua không nằm trong ngoại lệ bởi cà chua thường bị nhiễm khuẩn salmonella (bệnh viêm dạ dày ruột).
5. Rau có lá
Rau diếp, rau bina và các loại rau lá xanh khác dễ bị nhiễm E. coli và salmonella từ các hóa chất dùng để bón và thúc đẩy phát triển. Những loại quả thì còn có vỏ bảo vệ bên ngoài chứ rau có lá thì sẽ nhiễm vi khuẩn trực tiếp trên lá là nhiều nhất.
6. Các loại rau mầm
Những rau mầm này thường được trồng trong điều kiện nóng, ẩm ướt. Đó cũng là điều kiện tốt nhất để vi khuẩn giống. E. coli và salmonella phát triển trên các mầm và thường lây lan và gây bệnh nếu không được “xử lý” triệt để.
7. Trứng
Trứng là một nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc salmonella. Trong khi các vi khuẩn có thể được tìm thấy bên ngoài của vỏ trứng là nhiều những không có nghĩa là không có bên trong trứng. Các vi khuẩn này thường được truyền từ gà mái mẹ sang trứng từ trước khi vỏ trứng hình thành.
8. Pho mát
Bởi vì làm pho mát sẽ mất rất nhiều công đoạn nên cũng có rất nhiều cơ hội để các vi khuẩn xâm nhập vào trong pho mát, nhất là vi khuẩn salmonella gây ra các bệnh về đường ruột.
Trong thực tế, hầu hết các loại thực phẩm nói trên bản thân chúng không phải là nguyên nhân gây độc hại mà thường là do các vi khuẩn lây lan và tích tụ trong đó, nếu không được “xử lý” triệt để sẽ có cơ hội vào cơ thể con người và gây bệnh. Vì vậy, nếu thấy có bất kì dấu hiệu nghi ngờ trên thực phẩm nào thì nên bỏ đi, và đặc biệt khâu xử lý thực phẩm sống, thực phẩm chín phải hết sức cẩn thận.
Theo PNO
Những đồ ăn, uống không được để qua đêm
Một số món ăn, đồ uống nhằm tránh lãng phí bạn có thể để qua đêm và dùng lại vào ngày hôm sau, nhưng không phải thực phẩm nào cũng dùng được như vậy, bởi nó không những không tốt cho sức khoẻ mà còn có tác dụng ngược.
Trà xanh
Theo ThS Nguyễn Thị Huyền, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam, chè xanh có tác dụng chống ô-xy hóa, kéo dài tuổi thọ và làm cho làn da nhuận sắc hơn.
Tuy nhiên, uống chè xanh cũng phải đúng cách, nếu không sẽ dẫn đến một số hậu quả không mong muốn.
Buổi sáng khởi đầu cho một ngày, bạn nên hãm ấm chè xanh mới và chỉ thưởng thức chúng trong ngày mà thôi.
Không uống nước chè xanh để qua đêm, bởi khi để lâu như vậy nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong nước chè sẽ bị phân hủy, còn sản sinh nhiều vi khuẩn, nấm độc hại, do vậy rất nguy hại cho sức khoẻ nếu bạn uống trà xanh thừa của ngày hôm trước.
Vì vậy, tốt hơn hết, buổi sáng khởi đầu cho một ngày, bạn nên hãm ấm chè xanh mới và chỉ thưởng thức chúng trong ngày mà thôi.
Trứng luộc
PGS.TS Phan Thị Sửu, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, trứng gà để qua đêm có nên ăn hay không còn tùy thuộc vào quả trứng đó đã luộc chín hay chưa, bạn có luộc lại trước khi ăn hay không, và bảo quản ở đâu.
Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì cũng không có vấn đề nhiều, một số vi chất sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu để ở ngoài thì với nhiệt độ từ 10oC trở lên sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển, khi ăn vào rất có hại cho dạ dày, đường ruột, gây đầy hơi, nóng, thậm chí tiêu chảy.
Nếu lần đầu bạn đã luộc chín trứng, lần sau, trước khi ăn bạn luộc lại một lần nữa thì sẽ không vấn đề gì, vẫn có thể ăn được.
Nhưng đối với những quả trứng luộc chưa chín hẳn (hay còn gọi là "lòng đào") thì tốt nhất là không nên ăn.
Những món gỏi
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết thêm, những món gỏi như gỏi cá, gỏi bò, gỏi tôm...
Khi làm gỏi bạn cho rất nhiều gia vị như giấm, ớt... nếu để qua ngày hôm sau kể cả khi bạn cất trong tủ lạnh, món ăn cũng dễ sinh nấm mốc, gây ngộ độc, vì vậy, tốt nhất là ăn hết trong ngày.
Theo dân trí
Tìm ra "bệnh da lạ" ở Quảng Ngãi Căn bệnh khiến nhiều người dân ở huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi bỗng nhiên bị tổn thương da, nhiễm độc gan và tiến triển nhanh nếu không được điều trị, thậm chí dẫn đến tử vong đã được các nhà khoa học "gọi tên" và chỉ ra phác đồ điều trị. Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế qua nhiều lần khám...