8 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng cao nhất trong 2 tháng đầu năm 2019
Theo Tổng cục hải quan, trị giá xuất khẩu hàng hóa cả nước trong tháng đạt 13,91 tỷ USD, giảm 37% so với tháng trước, tương ứng giảm 8,17 tỷ USD về số tuyệt đối.
Hầu hết các nhóm hàng trong tháng 2/2019 đều giảm so với tháng trước, trong đó giảm mạnh nhất là các nhóm hàng: hàng dệt may giảm 1,99 tỷ USD; giày dép các loại giảm 915 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng giảm 686 triệu USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 595 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 580 triệu USD; hàng thủy sản giảm 368 triệu USD…
10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng về trị giá lớn nhất về trị giá trong 2 tháng/2019
Tuy nhiên, trong 2 tháng đầu năm 2019, trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 36,11 tỷ USD, tăng 4,2%, tương ứng tăng 1,47 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số nhóm hàng có trị giá tăng là: hàng dệt may tăng 488 triệu USD; giày dép các loại tăng 371 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng tăng 290 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 161 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 144 triệu USD…
Hàng dệt may: Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đạt 1,31 tỷ USD, giảm 60,3% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng/2019 lên 4,6 tỷ USD, tăng 11,9% so với 2 tháng/2018.
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam trong 2 tháng/2019 với trị giá đạt 2,14 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm 46,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; tiếp theo là thị trường Nhật Bản là 578 triệu USD, tăng 7,9%; thị trường EU (28 nước) là 570 triệu USD, tăng 3,8%;;…
Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng 2 đạt 1,77 tỷ USD, giảm 25,2% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng đầu năm đạt 4,23 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Trong 2 tháng/2019, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc dẫn đầu với trị giá đạt 1,04 tỷ USD, giảm 8,6%; xuất khẩu sang EU (28 nước) đạt 778 triệu USD, tăng 2,2%; sang Hoa Kỳ đạt trị giá 513 triệu USD, tăng 38,8%; sang Hàn Quốc đạt trị giá 447 triệu USD, tăng 6,3% so với cùng thời gian năm trước…
Giày dép các loại: xuất khẩu giầy dép các loại trong tháng 2/2019 đạt 854 triệu USD, giảm 51,7% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu giày dép của cả nước trong 2 tháng/2019 đạt 2,63 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng/2019 sang các thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 919 tỷ USD, tăng 14,9%; sang EU (28 nước) đạt trị giá 696 triệu USD, tăng 8,2%; sang thị trường Trung Quốc đạt trị giá 309 triệu USD, tăng 36,6%; sang thị trường Nhật Bản đạt 182 triệu USD, tăng 13,5% so với cùng thời gian năm 2018…
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 2/2019 đạt 945 triệu USD, giảm 42,1% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 2 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 2,5 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 2 tháng từ đầu năm 2019 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 622 triệu USD, tăng 73,1%; sang EU (28 nước) đạt trị giá 338 triệu USD, tăng 17,6%; Nhật Bản với 285 triệu USD tăng 10,6%; Trung Quốc với 204 triệu USD, giảm 4,2% so với cùng thời gian năm 2018…
Gỗ và sản phẩm gỗ: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt trị giá 401 triệu USD, giảm 59,1% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 2 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 1,39 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Gỗ và sản phẩm gỗ trong 2 tháng/2019 được xuất khẩu chủ yếu đến các thị trường Hoa Kỳ với trị giá 637 triệu USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước; sang Nhật Bản với 182 triệu USD, tăng 7,3%; sang Trung Quốc với 152 triệu USD, giảm 9,7%; …
Phương tiện vận tải và phụ tùng: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 491 triệu USD, giảm 42,7% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng/2019 đạt 1,35 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm gồm: Nhật Bản với trị giá đạt 408 triệu USD, tăng 11,9%; sang Hoa Kỳ đạt 228 triệu USD, tăng 31,7%; sang Singapore đạt trị giá 117 triệu USD, tăng 98,7% …
Hàng thủy sản: trị giá xuất khẩu trong tháng là 372 triệu USD, giảm 49,7% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng đầu năm nay đạt 1,11 tỷ USD, tăng 4% so với cùng thời gian năm 2018.
Hàng thủy sản trong 2 tháng tính từ đầu năm 2019 chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường: Nhật Bản: 180 triệu USD; tăng 12,7%; EU (28 nước) với 166 triệu USD, giảm 9,9%; Hoa Kỳ: 178 triệu USD, tăng 8,7%; Trung Quốc: 121 triệu USD, tăng 12,1%… so với một năm trước đó.
Sắt thép các loại: lượng xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 2 đạt 459 nghìn tấn, với trị giá đạt 291 triệu USD, giảm 40,5% về lượng và giảm 39,9% về trị giá. Qua đó đưa lượng xuất khẩu mặt hàng này trong 2 tháng từ đầu năm 2019 đạt 1,23 triệu tấn, trị giá 774 triệu USD, tăng 34,4% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Tính đến hết tháng 2/2019 sắt thép các loại chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Campuchia là 291 nghìn tấn, tăng 72,7%; In-đô-nê-xi-a: 160 nghìn tấn, tăng 24,6%; Ma-lai-xi-a: 116 nghìn tấn, tăng 1,7%; Hoa Kỳ: 106 nghìn tấn, giảm 14,7%… so với cùng kỳ năm trước.
Theo tạp chí công thương
Thủy sản, dệt may, da giày sẽ hưởng lợi lớn sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực
CTCK Yuanta cho biết, ngành thủy sản sẽ hưởng lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực khi 90% dòng thuế đánh vào các mặt hàng thủy sản xuất khẩu qua EU sẽ giảm về 0% trong 3 - 4 năm (mức thuế nhập khẩu vào EU hiện tại khoảng 14%).
Vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu để chấp thuận ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến vào cuối năm 2018 và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn đầu năm 2019.
Theo đánh giá của CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN), EVFTA là một FTA thế hệ mới và khác với các FTA truyền thống mà Việt Nam đã từng ký kết, FTA với EU có quy mô cũng như độ phủ lớn hơn so với các FTA truyền thống. Cụ thể, bên cạnh những khía cạnh truyền thống như thương mại và đầu tư, EVFTA còn đề cập tới các khía cạnh khác như phát triển bền vững, doanh nghiệp Nhà nước, mua sắm của Chính phủ, quyền sở hữu trí tuệ,...
EVFTA sẽ loại bỏ hầu hết các dòng thuế giữa EU và Việt Nam. Khi Hiệp định có hiệu lực, thuế quan đối với 65% giá trị hàng hóa xuất khẩu từ EU sẽ được loại bỏ và phần còn lại sẽ được loại bỏ trong vòng 10 năm. Trong khi đó, 71% giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (84% các dòng thuế) vào EU sẽ được miễn thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, và tăng lên 99% trong 7 năm tiếp theo. Hiệp định sẽ mang lại những lợi ích to lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU. Theo số ước tính của Bộ Công thương, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 10 - 15% và xuất khẩu sang EU sẽ tăng từ 30 - 40% trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ. Theo Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU đạt 31,2 tỉ USD, tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017 và nhập khẩu gần 10 tỉ USD từ thị trường này. Như vậy, Việt Nam xuất siêu 21,2 tỉ USD vào thị trường EU.
Điện thoại, máy tính và các linh kiện chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vào EU 8 tháng đầu năm 2019, tiếp đến là các mặt hàng như giày dép, hàng dệt may, thủy sản, nông sản và gỗ, sản phẩm từ gỗ.
Theo đánh giá của Yuanta, thủy sản và dệt may, da giày được cho là những ngành sẽ được hưởng lợi nhiều nhất sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Ngành thủy sản sẽ hưởng lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực khi 90% dòng thuế đánh vào các mặt hàng thủy sản xuất khẩu qua EU sẽ giảm về 0% trong 3 - 4 năm (mức thuế nhập khẩu vào EU hiện tại khoảng 14%). Số liệu VASEP cho biết, 9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đạt khoảng 6,4 tỉ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng thị trường EU, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,1 tỉ USD và có thể cán mốc 1,6 tỉ USD trong năm nay.
Hiệp định sẽ có hiệu lực sau khi được Nghị viện châu Âu và Quốc hội Việt Nam thông qua. Dự kiến sẽ thông qua vào thời điểm đầu năm 2019.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán châu Á "đỏ lửa" sau loạt tin xấu Các thị trường chứng khoán chủ chốt của khu vực châu Á đồng loạt giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, khi dữ liệu xuất khẩu gây sốc của Trung Quốc thổi bùng nỗi lo về sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu. Giới đầu tư chứng khoán châu Á nói riêng và thế giới nói chung đang...