8 nguyên liệu thêm vào dầu gội giúp làm đẹp tóc
Thêm vài giọt nước cốt chanh vào dầu gội giúp trị gàu còn thêm chút mật ong sẽ giúp tóc sáng bóng, khỏe mạnh hơn.
Liệu dầu gội thảo mộc đang siêu hot có khả năng "cứu rỗi" mái tóc xác xơ như lời đồn?
Không như những dầu gội hóa chất có chứa silicon tráng một lớp màng bọc làm tóc trông mềm mượt sau mỗi lần gội nhưng không giúp ích bên trong, các loại thảo dược với công dụng làm mượt và giúp chân tóc chắc khỏe nhưng phải trải qua một quãng thời gian dài.
Hãy cùng tớ nhận diện xem, có phải tóc của bạn đang trong tình trạng cần "cấp cứu" không nhé!
1. Lấy một vài sợi tóc, làm ướt và cẩn thận, nhẹ nhàng kéo dãn ra. Tóc bạn không co lại mà còn bị đứt gãy?
a. Có
Video đang HOT
b. Không
2. Bạn có thường xuyên nhìn đám tóc rơi theo cây lược?
a. Có
b. Không
3. Túm ngọn tóc lại và quan sát, liệu tóc bạn có xuất hiện những sợi tóc hai đầu và những chấm trắng không?
a. Có
b. Không
Nếu đa số câu trả lời của bạn là có thì hãy nhanh chóng "giải cứu" mái tóc của mình nhé! Còn với tớ, tớ tìm đến dầu gội thảo mộc để "trị liệu" cho tóc theo rất nhiều review tán dương đọc được trên mạng.
Bạn cần phải chuẩn bị những gì cho công cuộc "đi tìm" mái tóc "như mơ"
Hành trang 1: Tìm hiểu kỹ công dụng thảo dược và tình trạng tóc trước khi dùng
Mỗi loại thảo dược đều mang một công dụng riêng, chẳng hạn như bồ kết và tinh dầu quế tăng độ suôn mượt, nhân sâm kích thích mọc tóc, lá bạc hà trị gàu hiệu quả, trà xanh ngăn rụng tóc, tinh dầu rau má chống lão hóa tóc. Hãy căn cứ xem tóc của bạn hiện đang ở mức độ nào để chọn loại dầu gội phù hợp nhé. Đối với các bạn gặp phải tóc xơ, chẻ ngọn thì dầu gội chứa hương nhu, mần trầu, tinh dầu chanh sẽ phù hợp hơn. Trong trường hợp của tớ vướng phải mái tóc yếu, mỏng, rụng nhiều thì nên tớ sẽ lựa chọn dầu gội có chứa các thành phần như vỏ bưởi, vỏ dâu tằm, cỏ mần trầu.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải đề phòng trước những loại dầu gội không rõ nguồn gốc, xuất xứ và tìm hiểu kỹ càng trước khi bắt tay lựa chọn cho mình loại dầu gội mình muốn "gắn bó" nhé!
Hành trang 2: Kiên nhẫn cho "hành trình" lâu dài
Không như những dầu gội hóa chất có chứa silicon tráng một lớp màng bọc làm tóc trông mềm mượt sau mỗi lần gội nhưng không giúp ích bên trong, các loại thảo dược với công dụng làm mượt và giúp chân tóc chắc khỏe nhưng phải trải qua một quãng thời gian dài.
Trong những lần đầu gội, tớ cứ thắc mãi sao tóc mình "khô và rít quá!", lại còn "bết ơi là bết" nữa. Có thể bạn cũng sẽ gặp phải tình huống tương tự nhưng đừng lo quá nhé! Đây chỉ là quá trình thảo dược cân bằng lại lượng dầu trên da đầu mình và đào thải hóa chất ra khỏi tóc, qua một thời gian là tóc lại mềm mượt ngay liền! Cũng vì vậy mà "kiên nhẫn" là câu thần chú dành cho bất kì tín đồ nào của thảo mộc cần "nằm lòng" đấy.
Hành trang 3: Chỉ được dùng dầu gội trước khi chuyển sang dầu gội thảo dược
Silicon chứa trong các loại dầu gội, dầu xả chính là kẻ thù không đội trời chung của mái tóc. Việc kết hợp dùng gội và xả sẽ tạo nên lớp vỏ bọc silicon thật dày trên mái tóc và khiến cho quá trình tác động của thảo dược lên tóc mất thêm nhiều thời gian. Cho nên trước khi chuyển qua sử dụng dầu gội thảo dược thì tớ chỉ sử dụng dầu gội thôi. Bên cạnh đó, khi quyết định dùng thảo dược để trị tóc hư tổn thì nên từ bỏ những sản phẩm khác như serum, tinh dầu dưỡng tóc... Chính vì chứa những chất hóa học ở trong đấy nên chúng sẽ làm giảm hiệu quả của thảo dược. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng những sản phẩm thảo dược cùng loại hoặc chăm sóc tóc tự nhiên gắn nhãn #handmade, #organic như Garnier Hair Food, Collagen Karseell Maca...
Đừng quên, không chỉ kết hợp cùng dầu gội mà chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ cũng là những yếu tố quan trọng góp phần tạo thêm vẻ đẹp của mái tóc đấy. Tớ thường xuyên ăn những thực phẩm giàu Omega 3, các loại vitamin B,E,C... như cá, các loại hạt, đậu, rau xanh, trái cây và cũng luôn "tâm niệm" phải ngủ sớm để da đẹp, tóc khỏe.
Vì sao bạn tuyệt đối không nên dùng vòi sen rửa mặt khi tắm Vừa tắm vừa rửa mặt rất có thể gây ra tổn hại cho làn da bạn vì các lý do này. Nước tắm quá nóng không nên dùng để xối lên mặt Trước hết, tất cả đều phụ thuộc vào độ nóng của nước. Bạn có thể thích tắm bằng nước nóng, nhưng điều đó không thực sự tốt cho làn da mặt...