8 người tử vong vì tai nạn giao thông ngày đầu nghỉ lễ 30/4
Trong ngày đầu dịp nghỉ lễ 30/4, toàn quốc xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông. Đường dây nóng nhận được gần 40 cuộc gọi, tin nhắn phản về tăng giá vé, nhồi nhét khách…
Vụ tai nạn giao thông xảy ra tại Đồng Nai ngày 29/4. Ảnh Báo Giao thông.
Chiều 29/4, ông Nguyễn Trọng Thái – Chánh văn phòng ủy ban ATGT quốc gia cho biết, ngày đầu dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, toàn quốc xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông khiến 8 người chết, 11 người bị thương.
Đường dây nóng của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia nhận được gần 40 cuộc gọi và tin nhắn của người dân phản về việc: tăng giá vé, nhồi nhét hành khách, chở quá số người quy định, và tình trạng ùn tắc giao thông tại một số tuyến đường.
Sau khi nhận được điện thoại trên đường dây nóng, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý theo nội dung các thông tin được phản ánh.
Video đang HOT
Ông Thái cho hay, tại Hà Nội, bên trong bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm lượng hành khách dồn về rất đông, người dân xếp hàng mua vé kéo dài, nhiều tuyến xe có lượng người đi lớn như Thanh Hóa, Nam Định, Lào Cai, Quảng Ninh…. hành khách phải chờ đợi nhiều giờ mới lên được xe về quê.
Do người về quê quá đông, nên đã xuất hiện tình trạng ùn tắc nghiêm trọng tại một số tuyến đường cửa ngõ thủ đô như đường Giải Phóng, đường Phạm Văn Đồng, đường vành đai 3 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đi về Linh Đàm. Trong sáng 29/4, tuyến đường Pháp Vân – vành đai 3 – Giải phóng tiếp tục ùn tắc hàng giờ đồng hồ.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, bên trong bến xe Miền Tây và Miền Đông, lượng hành khách về quê cũng rất đông, khu vực bán vé luôn kẹt cứng người xếp hàng, hành khách ngồi la liệt để chờ xe khách. Cùng với đó là tình trạng ùn tắc nghiêm trọng tại các tuyến đường xung quanh các bến xe, cửa ngõ và sân bay Tân Sơn Nhất hành khách phải đi bộ vào sân bay làm thủ tục để kịp chuyến bay.
Trận mưa lớn rạng sáng 29/4 khiến Quốc lộ 1A đoạn qua quận Bình Tân, Bình Chánh, TP HCM nhiều khu vực ngập sâu hơn bánh xe khiến nhiều phương tiện chủ yếu là xe máy không thể lưu chuyển, nhiều xe bị chết máy phải dẫn bộ, không ít người bị ngã xe. Trong khi đó dòng xe ô tô kẹt cứng trên đường kéo dài đến vòng xoay An Lạc (quận Bình Tân) khiến các phương tiện về miền Tây bị tắc nghẽn.
Ông Nguyễn Trọng Thái – Chánh văn phòng ủy ban ATGT quốc gia cho biết thêm, trong ngày đầu của kỳ nghi lễ, lực lượng tuần tra kiểm soát toàn quốc đã lập xử lý 5.050 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, nộp vào ngân sách gần 4 tỷ đồng, tạm giữ 580 phương tiện, tước 187 GPLX các loại.
Theo Danviet
Đi làm ngày nghỉ lễ được tính lương như thế nào?
Do đặc thù công việc tôi phải đi làm trong dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5, luật sư cho hỏi lương và các chế độ phụ cấp cơ quan/công ty phải trả cho tôi như thế nào?
Luật sư Lại Văn Doãn, Giám đốc Công ty Luật TNHH Trung Nam Thái (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), trả lời độc giả Quỳnh Hoa (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) như sau:
Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 quy định người lao động phải làm việc vào ngày nghỉ lễ được hưởng lương ít nhất bằng 300% tiền lương, chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Khi phải đi làm vào dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5, ngoài việc được hưởng tiền lương ngày lễ thì bạn còn được hưởng thêm ít nhất 300% số tiền lương bạn được hưởng theo ngày thường. Tính tổng thì những ngày đi làm vào dịp nghỉ lễ, bạn được hưởng ít nhất 400% tiền lương so với ngày lao động bình thường tại nơi làm việc.
Cách tính tiền lương làm việc ngày nghỉ lễ theo Bộ luật Lao động 2012. Đồ họa: Phượng Nguyễn
Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH cũng đưa ra bảng tính chi tiết cách tính thu nhập của người lao động khi làm việc vào các ngày nghỉ lễ và làm thêm giờ, làm đêm, làm thêm giờ vào ban đêm. Trường hợp bạn làm thêm giờ vào ban đêm của ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5 thì số lương thực tế bạn sẽ được nhận cho thời gian làm thêm giờ này theo quy định là ít nhất = 490% tiền lương cho số giờ đó của ngày làm việc bình thường.
Bạn lưu ý, để tính thời gian làm việc vào ban đêm bảo đảm quyền lợi cho mình, theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động: Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22h đến 6h sáng ngày hôm sau.
Bên cạnh đó, pháp luật lao động cũng quy định: Để bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động phải cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc mà thời gian nghỉ này vẫn được tính vào thời giờ làm việc. Người lao động làm việc liên tục 8 giờ hoặc 6 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.
Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc. Đối với lao động nữ được nghỉ 60 phút mỗi ngày khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi và nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh và các trường hợp khác theo quy định của luật lao động.
Như vậy, dựa vào các phân tích như trên bạn chỉ được hưởng số tiền lương tăng lên do làm việc trong các ngày nghỉ lễ, còn phụ cấp bạn sẽ không được tính tăng lên theo cách tính lương như trên.
Khi bạn phải làm việc trong ngày nghỉ lễ vào các khoảng thời gian khác nhau và tính chất khác nhau sẽ có cách tính lương được hưởng khác nhau. Do vậy bạn cần phải xem mình lao động trong khoảng thời gian nào để có cách tính phù hợp với người sử dụng lao động.
Theo Luật sư Lại Văn Doãn (Đoàn luật sư Hà Nội) - Đồ họa: Phượng Nguyễn (Zing)
Nghịch đồ lạ, 2 anh em bị dập nát tay, chấn thương mặt Nghịch đồ lạ, 2 anh em trong một nhà bị dập nát bàn tay và chấn thương vùng mặt. 2 anh em đã được cấp cứu tại bệnh viện Ngày 28/3, bác sỹ Hoàng Quang Trung - Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh cho biết, bệnh viện đang tích cực chữa trị cho 2 anh em ruột bị nhiều vết...