8 người trong một gia đình bị ngộ độc khi ăn nấm hái trong vườn nhà
8 người trong một gia đình tại Hà Giang đã bị ngộ độc phải nhập viện nghi do ăn nấm dại hái ở vườn nhà.
Ngày 13/5, thông tin từ Chi cục ATVSTP Hà Giang, tại xã Niêm Tòng, huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, xảy ra 1 vụ ngộ độc nghi do ăn nấm dại làm 8 người phải nhập viện, may mắn không có trường hợp tử vong.
Theo anh Sùng Mí Sính 31 tuổi, trú tại thôn Nà Pinh, xã Niêm Tòng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, là người nhà của 8 trường hợp nghi do ăn nấm là Sùng Thị Pà 6 tuổi, Sùng Thị Liên 5 tuổi, Sùng Thị Ánh Mai 4 tuổi, Giàng Thị Minh 7 tuổi, Sùng A Thắng 22 tháng tuổi, Giàng Thị Lía 42 tháng tuổi, Giàng Thị Xia 5 tuổi, Sùng Sính Ná 60 tuổi.
Nấm mọc vườn ngô nơi các cháu nhỏ đã hái về ăn.
Trước đó, ngày 11/5/2024, 4 cháu nhỏ rủ nhau ra nương chơi, thấy có ít nấm màu trắng, hình tán ô mọc ở đất cạnh cây ngô nên 4 cháu đã hái 3 cây nấm đem về cho ông nội là Sùng Mí Ná 60 tuổi, để nấu canh ăn. Bữa ăn gồm có 8 người ăn, thức ăn chỉ có canh nấm nấu với rau ngót và cơm ngô.
Sau ăn khoảng 2 giờ 4 cháu nhỏ là Sùng Thị Pà 6 tuổi, Sùng Thị Liên 5 tuổi, Sùng Thị Ánh Mai 4 tuổi, Giàng Thị Minh 7 tuổi, có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt. Gia đình đã đưa các cháu đến Bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc cấp cứu và điều trị trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc tốt, các chỉ số sinh tồn trong giới hạn bình thường.
Các bệnh nhân sau đó được chuyển tuyến về Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang tiếp tục điều trị. 4 trường hợp còn lại là Sùng A Thắng 22 tháng tuổi, Giàng Thị Lía 42 tháng tuổi, Giàng Thị Xia 5 tuổi, Sùng Sính Ná 60 tuổi được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh lúc 9 giờ 30 phút ngày 12/5/2024.
Ông Nguyễn Văn Trân, Phó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP và cán bộ Chi cục đến thăm hỏi, động viên bệnh nhân ngộ độc tại BVĐK tỉnh.
Video đang HOT
Hiện tại, cả 8 trường hợp nghi ngộ độc do ăn nấm dại đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh, các chỉ số xét nghiệm trong giới hạn bình thường, tiên lượng tốt.
Ngay sau khi nhận được thông tin ngộ độc xảy ra Trung tâm Y tế huyện Mèo Vạc đã cử cán bộ đến truyền thông trực tiếp tại Trường học và cho bà con về cách phòng tránh ngộ độc do ăn nấm.
Vào mùa mưa, là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các loại nấm. Do đó, các loại nấm có thể xuất hiện nhiều hơn trong môi trường tự nhiên, tăng nguy cơ cho người dân khi thu thập và sử dụng nấm mà không biết chúng có độc hay không.
Cách phòng tránh ngộ độc nấm:
- Chỉ sử dụng khi biết chắc chắn nấm ăn được.
- Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại, kế cả nấm mầu trắng.
- Không ăn thử nấm, dứt khoát không ăn nấm khi còn nghi ngờ (đặc biệt, tất cả các hình thức thử độc tố của nấm trước khi ăn trong dân gian đều không đúng).
- Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết cây nấm nên khó nhận dạng nấm độc.
- Nấm tươi tự trồng ăn được mới hái, nên nấu ăn ngay, nếu để ôi, dập nát có thể hình thành độc tố mới sẽ gây ngộ độc.
- Không ăn nấm đã bị thối rữa, ôi thiu.
Cách xử trí khi bị ngộ độc:
- Sau khi ăn nấm nếu thấy khó chịu, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, đau bụng, nhìn không rõ phải báo ngay với người nhà và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất (nếu tự đi được).
- Khi phát hiện người nghi là bị ngộ độc do ăn nấm phải bình tĩnh, nhanh chóng tìm mọi cách làm cho bệnh nhân nôn ra hết thức ăn như: móc họng, lấy lông gà rửa sạch ngoáy họng, cho uống thật nhiều nước đến khi nôn ra nước trong, sau đó đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, điều trị.
- Đưa cả những người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế gần nhất.
- Mang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn chế biến từ nấm còn lại tới cơ sở y tế để sơ bộ xác định loại nấm và gửi đi xét nghiệm.
Sở An toàn thực phẩm TP.HCM lên tiếng sau các vụ ngộ độc tập thể
Đến hiện tại, Sở An toàn thực phẩm nhận định các vụ nghi ngộ độc tập thể ở TP.HCM có quy mô tương đối nhỏ, dưới 30 ca.
Thông tin này được bà Bùi Thị Hồng Vân, đại diện Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết trong họp báo về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, chiều 9/5.
Theo bà Vân, vụ ngộ độc mới nhất là 19 sinh viên sống tại ký túc xá ĐHQG TP.HCM nhập viện với các triệu chứng nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, nghi ngộ độc cấp. Sau khi nhận được báo cáo, Sở đã yêu cầu UBND TP Thủ Đức khẩn trương điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc bữa ăn nghi ngờ và lấy mẫu kiểm nghiệm.
Hiện tình hình sức khỏe của 19 sinh viên đều ổn định, dự kiến xuất viện trong hôm nay.
Trước đó, tại TP Thủ Đức cũng ghi nhận 15 học sinh ở 4 trường tiểu học nghi bị ngộ độc sau khi ăn sushi từ quán hàng rong trước cổng trường.
Bà Bùi Thị Hồng Vân, đại diện Sở An toàn thực phẩm TP.HCM trả lời trong họp báo chiều 9/5. Ảnh: Nguyễn Thuận.
Nói thêm về tình trạng liên tiếp xảy ra vụ nghi ngộ độc tập thể, bà Vân cho hay ở TP.HCM giai đoạn này thời tiết nắng nóng, nhiệt độ từ 37-40 độ C rất thuận lợi cho sự phát triển theo cấp số nhân của vi khuẩn gây bệnh đường ruột, so với thời tiết bình thường. Trẻ em và người lớn đều dễ ngộ độc thực phẩm trong thời tiết này.
Việc đẩy mạnh công tác quản lý an toàn thực phẩm trong tháng này là đúng đắn. Ở TP.HCM đến giờ này các vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm tương đối nhỏ, dưới 30 ca. Các vụ việc ở các tỉnh thành khác như Khánh Hòa, Đồng Nai cực kỳ nghiêm trọng.
Lý giải nguyên nhân hầu hết vụ ngộ độc đều xảy ra ở trường học, bà Vân nói rằng các em học sinh có hệ tiêu hóa yếu hơn người lớn, sức đề kháng yếu hơn nên rất dễ bị các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm. Thêm nữa, phụ huynh vẫn còn thói quen mua thức ăn từ hàng rong bán trước cổng trường cho con, với lý do chính là tiện lợi.
"Chúng ta nhìn là biết mức độ an toàn thực phẩm của những hàng rong như thế nào, nhưng có vẻ như phụ huynh còn chủ quan, họ nghĩ việc ngộ độc chưa xảy đến với con thì vẫn tiếp tục cho ăn không sao", bà Vân nói.
Chính sự chủ quan này cũng góp phần làm tăng nguy cơ ngộ độc cho trẻ.
Bà Vân cho hay các loại thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm bởi vì đây là hộ kinh doanh nhỏ lẻ, không có điều kiện chuẩn để sản xuất, bảo quản thực phẩm, các thiết bị che chắn cũng hạn chế nên rất dễ nhiễm vi khuẩn.
Bên cạnh đó, kinh doanh thức ăn đường phố linh hoạt về thời gian và địa điểm, nên việc quản lý rất khó khăn trong việc kiểm tra giám sát.
Cách tốt nhất để phòng ngừa là người dân hạn chế sử dụng thực phẩm đường phố, ăn chín uốn chín, dùng thực phẩm sau khi chế biến không quá 2 tiếng.
Các cơ sở bán hàng quán rong cần tuân thủ đúng quy định an toàn thực phẩm, nếu có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền rất nặng. Thậm chí, cơ quan chức năng sẽ truy tố trách nhiệm hình sự nếu hành vi đe dọa đến tính mạng con người.
Ba người ngộ độc nặng sau khi ăn sâu ban miêu Ngày 8/5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện đã tiếp nhận 3 trường hợp bị ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, nhiều người cho rằng loại sâu này lành vì này có nhiều ở rau ngót,...