8 năm và 9 vòng trừng phạt, EU vẫn tiếp tục gia hạn thắt chặt kinh tế Nga
Gói trừng phạt về kinh tế của EU nhằm vào Nga bao gồm một loạt biện pháp như: hạn chế đối với thương mại, tài chính, công nghệ và hàng hóa lưỡng dụng, công nghiệp, vận tải và hàng xa xỉ.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/1 đã quyết định gia hạn các lệnh trừng phạt về kinh tế đối với Nga thêm 6 tháng (tới ngày 31/7/2023).
EU đưa ra lệnh trừng phạt đối với Nga lần đầu tiên vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
8 năm và 9 vòng trừng phạt, EU vẫn tiếp tục gia hạn thắt chặt kinh tế Nga. (Nguồn: Reuters)
Video đang HOT
Các lệnh trừng phạt này được gia hạn thường xuyên trong 8 năm qua và được mở rộng đáng kể vào tháng 2/2022, liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Tính đến nay, EU đã áp đặt 9 vòng trừng phạt đối với Nga.
Gói trừng phạt về kinh tế của EU nhằm vào Nga bao gồm một loạt biện pháp như: hạn chế đối với thương mại, tài chính, công nghệ và hàng hóa lưỡng dụng, công nghiệp, vận tải và hàng xa xỉ.
Ngoài ra còn có lệnh cấm nhập khẩu hoặc vận chuyển dầu thô bằng đường biển và một số sản phẩm dầu mỏ từ Nga sang EU, loại bỏ các ngân hàng của Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông tài chính Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) và đình chỉ hoạt động phát sóng cũng như giấy phép của một số cơ quan truyền thông do chính phủ Nga tài trợ.
Bên cạnh đó, EU cũng đã áp dụng nhiều biện pháp như: hạn chế về quan hệ kinh tế với bán đảo Crimea, thành phố Sevastopol…, đóng băng tài sản và hạn chế đi lại đối với nhiều cá nhân và tổ chức, cùng các biện pháp ngoại giao khác.
Về tình hình trong nước, phát biểu trong cuộc họp trực tuyến với các thành viên chính phủ ngày 24/1, Tổng thống LB Nga Vladimir Putin cho biết, gần đây giá thuốc ở nước này đã tăng và đã có tình trang thiếu hụt một số loại thuốc, mặc dù thực tế là sản xuất tân dược ở Nga đang phát triển.
Tổng thống Putin nói: “Trước tiên, thực tế là giá gần đây đã tăng lên. Và có một sự thiếu hụt nhất định đối với một số loại thuốc, bất chấp thực tế chúng ta gia tăng sản xuất, các sản phẩm dược phẩm trong 3 quý năm ngoái, và sản lượng tăng khoảng 22%”.
Tổng thống Nga cho biết thêm rằng, 60% số thuốc trên thị trường được sản xuất ở trong nước. Ông Putin lưu ý: “Tuy nhiên, đã có việc thiếu hụt một số loại thuốc và giá đã tăng lên”. Theo ông Putin điều này được thể hiện rõ qua kết quả các cuộc kiểm toán chọn lọc, được thực hiện tại các mạng lưới nhà thuốc bán lẻ.
Liên quan đến các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga, Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 27/1 tuyên bố nước này sẽ không cho phép mở rộng các biện pháp trừng phạt của EU đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga.
Phát biểu trên đài phát thanh Kossuth, ông Orban nói: “Chúng tôi sẽ không cho phép các biện pháp trừng phạt làm gia tăng lạm phát của Hungary. Điều quan trọng nhất ở đây là giá năng lượng. Do đó, chúng tôi sẽ không cho phép kế hoạch mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với năng lượng hạt nhân”.
Thủ tướng Orban lưu ý rằng 97% người dân nước này được hỏi ý kiến đều phản đối việc kéo dài các lệnh trừng phạt đối với năng lượng hạt nhân của Nga. Hungary đang vận hành nhà máy điện hạt nhân Paks, được xây dựng theo thiết kế của Liên Xô cũ. Nhà máy này có 4 lò phản ứng loại VVER-440 công suất 2.000 MW. Theo nhiều nguồn khác nhau, cơ sở này sản xuất hơn một nửa tổng lượng điện của Hungary.
Kinh tế Nga có thể phải mất một thập niên để quay trở về mức của năm 2021
Đây là nhận định được ông German Gref, Giám đốc điều hành Sberbank - ngân hàng hàng đầu nước Nga, đưa ra ngày 17/6, trong bối cảnh các hạn chế kinh tế khiến thương mại của nước này giảm tới 50%.
Biểu tượng Ngân hàng Sberbank của Nga tại trụ sở ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2022 đang diễn ra tại thành phố cùng tên, ông Gref ước tính các nước áp đặt trừng phạt đối với Nga chiếm khoảng 56% kim ngạch xuất khẩu và 51% kim ngạch nhập khẩu của Nga.
Theo ông, đây là mối đe dọa đối với 15% Tổng sản phẩm quốc nội của Nga. Nếu không có biện pháp gì, Nga có thể cần khoảng một thập niên mới có thể đưa kinh tế trở về mức của năm 2021. Do đó, Giám đốc điều hành Sberbank đã kêu gọi tái cơ cấu nền kinh tế Nga.
The ông Gref, các chuyến hàng đã giảm 6 lần, trong khi vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không cũng bị cản trở do các biện pháp trừng phạt, không cho các hãng hàng không Nga bay theo hướng Tây và các tàu treo cờ Nga không được cập cảng Liên minh châu Âu (EU).
Dù thừa nhận kinh tế Nga đối mặt với những trở ngại lớn, song giới chức nước này vẫn khẳng định nền kinh tế đang vận hành tốt hơn dự kiến ban đầu, một phần do giá năng lượng cao hơn giúp đảm bảo nguồn thu. Khi EU chuẩn bị loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027, Nga đã chuyển hơn 50% lượng dầu sang châu Á.
Theo ông Dmitry Pankov, Giám đốc điều hành Tập đoàn Delo vận hành công ty vận chuyển hàng hóa đường sắt hàng đầu của Nga là Transcontainer và Global Ports và nhiều cảng biển, hiện việc vận chuyển hàng vẫn tiếp tục, các khách hàng châu Á bắt đầu tăng lên.
Nhân tố giúp kinh tế Nga trụ vững trước 'bão trừng phạt' của phương Tây Nền kinh tế tương đối biệt lập trước thời điểm nổ ra chiến sự cùng với nguồn lợi thu được từ xuất khẩu năng lượng tăng vọt là tiền đề để kinh tế Nga chống chọi trước các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Đồng rúp của Nga đã phục hồi mạnh mẽ bất chấp trừng phạt của phương Tây. Ảnh:...