8 món đồ phải loại bỏ ngay lập tức nếu bạn muốn được an toàn hơn trong căn nhà của mình
Nếu bạn không muốn căn nhà thân yêu của mình trở thành nơi chứa đựng rủi ro tiềm tàng đối với sức khỏe, hãy ngay lập tức loại bỏ những món đồ sau ra khỏi không gian sống.
Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của một ngôi nhà chính là sự an toàn. Cho dù căn nhà có đẹp đến đâu nhưng không thể là nơi trú ẩn yên tâm và an toàn cho các thành viên thì mọi thứ cũng trở nên vô nghĩa.
Nếu bạn không muốn căn nhà thân yêu của mình trở thành nơi chứa đựng rủi ro tiềm tàng đối với sức khỏe, hãy ngay lập tức loại bỏ những món đồ sau ra khỏi không gian sống.
1. Các món đồ có dây điện cũ
Những vật dụng có dây điện đã bị hỏng đều là mối nguy hiểm, có thể xảy ra điện giật hoặc hỏa hoạn. Nếu bạn thấy rằng món đồ điện tử của mình có sợi dây điện không thể sử dụng được nữa thì hãy ngay lập tức thay mới dây, hoặc bỏ đi trong trường hợp nó không thể sửa chữa.
2. Mũ bảo hiểm cũ hoặc đã bị nứt
Mũ bảo hiểm sẽ giảm chất lượng theo thời gian, đặc biệt là khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Các nhà sản xuất khuyến cáo bạn nên xem xét kỹ phần vỏ mũ để tìm ra các vết nứt nhỏ và không nên sử dụng lâu hơn 5 năm.
Ngoài ra bạn cũng cần nhớ mũ bảo hiểm là một thiết bị an toàn chỉ sử dụng cho một lần rủi ro. Nghĩa là nếu bạn đã bị ngã một lần khi đội nó thì chúng sẽ bị tổn hại, bạn cần thay thế một chiếc mới ngay.
3. Hóa chất dễ bắt lửa và ảnh hưởng đến chất lượng không khí
Bạn không bao giờ được để hóa chất dễ cháy như dầu, xăng trong nhà, càng cấm kỵ khi đặt chúng gần nguồn nhiệt. Bên cạnh đó, giẻ lau dính xăng dầu cũng rất dễ bắt lửa, cần hết sức lưu ý không để các món đồ tương tự trong không gian sống của mình.
Ngoài ra một số hóa chất như sơn còn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí. Đó cũng là thứ mà bạn phải loại bỏ ra khỏi nhà ngay. Hãy tìm một vị trí khác thích hợp để lưu trữ những món đồ tương tự.
4. Thớt và các đồ dùng bằng tre, gỗ đã cũ
Video đang HOT
Đồ dùng bằng tre, gỗ mang lại sự thoải mái, thân thiện với thiên nhiên cho căn nhà. Vậy nhưng khi các món đồ đó bị nứt, chúng dễ dàng tích tụ mảnh vụn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
Với các vết nứt nhỏ trên thớt gỗ, bạn có thể sửa được. Nếu vết nứt to hơn 2mm thì bạn nên bỏ chiếc thớt đó đi, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình.
5. Ghế ô tô cho trẻ em hết hạn sử dụng
Ghế ô tô cho trẻ em là một vật dụng thiết yếu khi cha mẹ muốn cho con ra ngoài chơi. Tuy nhiên một chiếc ghế đã hết hạn sử dụng sẽ gây ra nguy hiểm lớn với bé. Chính vì vậy bạn hãy kiểm tra kỹ lưỡng chiếc ghế ô tô mà con đang sử dụng, đảm bảo chất lượng vẫn còn tốt, nếu không hãy loại bỏ nó ngay lập tức.
6. Cũi trẻ em đã cũ hỏng
Tương tự như ghế ô tô, cũi cho trẻ nhỏ cũng là món đồ không thể thiếu khi bé ở nhà. Nếu chiếc cũi của con đã sử dụng quá lâu hoặc bạn xin được đồ cũ từ gia đình khác, hãy xác định lại kỹ lưỡng chất lượng của nó. Nếu nó không thể đảm bảo an toàn cho con bạn, hãy nhanh chóng thay thế bằng một chiếc mới.
7. Thực phẩm, gia vị hoặc mỹ phẩm hết hạn
Khi quá hạn sử dụng, các sản phẩm này sẽ bị biến chất, không giữ được công dụng ban đầu. Ở mức độ nặng hơn còn ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn vẫn chủ quan mà sử dụng.
Hãy dọn dẹp nhà cửa định kỳ và loại bỏ những món đồ đã hết hạn. Đó là cách giữ cho nhà cửa được ngăn nắp, sạch sẽ, ngoài ra còn bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong nhà.
8. Thuốc cũ, thuốc hết hạn
Giống như các sản phẩm làm đẹp và thực phẩm hết hạn, những loại thuốc cũ mà bạn đã mở nắp trong thời gian dài hoặc thuốc hết hạn cũng cần loại bỏ. Khi thuốc không còn hạn sử dụng, chẳng những nó mất đi hiệu quả mà còn có thể gây ngộ độc nếu bạn sơ ý uống phải.
Tư vấn phong thủy: Giãn cách tại gia, trông ra ngó vào
Lại một đợt giãn cách xã hội do dịch bệnh, dù mức độ nào, cũng đang thành nỗi e ngại không còn tiềm ẩn. Khó có thể phát triển công việc, các mối quan hệ, không gian để tương tác... đã đành, mà còn nảy sinh nhiều hệ lụy về sức khỏe của người sử dụng nữa.
Đó là chuyện phát sinh các dạng bệnh từ sinh lý đến tâm lý của cư dân đô thị khi một thời gian dài chỉ "loanh quanh giữa mấy bức tường". Kiến trúc tạo nên môi trường sống, phong thủy góp phần định vị và điều chỉnh môi trường ấy theo hướng tăng tốt giảm xấu, đó là quan hệ đa chiều và cần nhìn nhận khoa học để có giải pháp phù hợp giúp không gian sống an yên và tiếp nạp đủ sinh khí hơn.
Quan tâm từ chất lượng không khí...
Khái niệm IAQ (Indoor Air Quality - chất lượng không khí trong nhà) là chỉ số quan trọng về kiến tạo và sử dụng không gian. Những căn bệnh do môi trường giao thông, do văn phòng đóng kín, do nhà xưởng độc hại... đôi khi làm người ta quên mất rằng môi trường ngôi nhà của mình cũng độc hại không kém.
Sự tích tụ, hòa trộn các thành phần đồ đạc, con người hít thở, bề mặt lưu bụi và phát tán bụi, thiết bị điện và từ tính... trong một khoảng không gò bó, ít không khí đối lưu là nguyên nhân đem đến vô số chứng bệnh tổn hại sức khỏe.
Cần ưu tiên cải thiện môi trường không khí thông qua giải pháp mở cửa linh hoạt, máy lọc, cây xanh khử mùi... cho bếp và phòng ngủ .
Khi mọi người phải làm việc tại nhà (chủ yếu qua mạng) thì càng làm gia tăng hơn nguy cơ xung sát giữa Kim và Mộc, trong đó tính Kim biểu hiện qua máy móc thiết bị (hầu như hiện nay đã trở thành phương tiện tất yếu) và tính Mộc (môi trường tự nhiên, chất liệu thân thiện, cây xanh và khả năng lọc khí xấu, cấp dưỡng khí...).
Nếu nhà nhỏ, nơi làm việc trộn lẫn với chỗ ăn ngủ, thì nguy cơ phát sinh ô nhiễm càng cao. Các cư dân đô thị luôn thấy dễ thở hơn nhiều khi được về quê, trong những nếp nhà đơn sơ, dù thiếu chút tiện nghi hiện đại nhưng lại đủ khoảng trống hít thở, chỗ ăn ngủ không có thiết bị từ tính, nơi làm việc (dù là thủ công hay máy móc) có thể là hàng hiên, sân sau, ngoài vườn... luôn có nắng gió ra vào, đối lưu không khí thuận lợi.
Do đó thời giãn cách cần nhìn nhận, đánh giá lại hiện trạng nhà để làm sao có thể mở nhiều cửa sổ, hoặc ít ra cũng có thể hút gió trong ngoài liên thông để tạo dòng khí đối lưu. Đừng cho rằng làm việc tại nhà chỉ tạm thời rồi bỏ qua sự quan tâm đến môi trường không khí, dẫn đến sắp xếp, bố trí tạm bợ. Cần hạn chế bố trí làm việc và sinh hoạt trong những phòng có hình méo mó, hoặc nhiều góc nhọn, nghiêng xéo, cạnh gầm thang, cũng như không gian hẹp hình ống dễ tạo bị hút gió lùa, khó bố trí vật dụng và thiếu điểm nhìn tốt. Việc mở cửa ra các tầm nhìn thoáng đãng còn giúp giải tỏa tâm lý tù túng, căng thẳng, giảm stress hiệu quả.
Cũng như các văn phòng tốt nhất hiện nay luôn đề cao tính thiên nhiên và thư giãn, cần tạo môi trường làm việc tại nhà nhiều khả năng đóng mở linh hoạt và sắp xếp hợp với tính chất Tĩnh của Nội khí nhà ở. Dựa theo Tương quan Ngũ Hành, bàn ghế phù hợp tính Mộc và Thủy là dạng mềm mại, chất liệu thiên về gỗ, vải, mây tre, có thể bo tròn các góc vuông và nhọn.
Với những hiện trạng phòng sẵn có dầm đà hoặc mảng xéo góc, nên tạo thế nhu hòa bằng cách đóng trần phẳng để che đà, và giấu bớt đi các nguồn sáng gay gắt, nên dùng đèn có ánh sáng dịu, hắt sáng gián tiếp để thư giãn. Dĩ nhiên, bàn làm việc phải có ánh sáng tập trung, nhưng chiếu sáng chung thì không nên quá rực rỡ hoặc trải đều kiểu văn phòng, mà cần giữ yếu tố chính phụ, cũng như tránh dùng các loại có ánh sáng màu hoặc chớp tắt, chói lọi.
Những không gian gần gũi thiên nhiên, dù đơn giản, vẫn luôn rất cần cho mọi người ở căn hộ chung cư hoặc nhà nhỏ.
Về màu sắc, cần tăng vẻ dịu mát nhờ nhóm màu thuộc Thủy (xanh, đen) có thể thêm tính Mộc như xanh ngọc, xanh lá mạ, xanh rêu, hạn chế màu chói lọi như đỏ tươi sẽ dễ gây cảm giác nóng và căng thẳng (cũng là những màu thuộc hành Hỏa, khắc Kim), hoặc gam màu tím gây u buồn, thụ động.
... đến các đối tượng dễ tổn thương
Trẻ em và người già, người sức khỏe yếu, người bệnh mãn tính, thai phụ... luôn là đối tượng chịu nhiều tổn thương khi không gian sống bị bó hẹp. Với độ tuổi thanh niên hay trung niên ưa hoạt động, khi ở nhà gò bó thì có thể xem như khoảng lặng cần thiết, là thời gian hồi phục, hướng nội... mà nhịp sống sôi động của họ lúc ngày thường vốn Động nhiều hơn Tĩnh. Nhưng người già đã vốn khá Tĩnh nay lại càng thêm lặng, còn trẻ em đang tuổi hiếu động, không quen gò bó thì sẽ rất khó thoải mái trong lúc giãn cách tại nhà.
Do vậy cần tạo khoảng thiên nhiên có đủ nắng mặt trời (Dương Quang) để có thể đón nắng trực tiếp và đối lưu không khí, đảm bảo cân bằng Âm Dương và hợp phép dưỡng sinh hơn. Với đặc thù Trường khí Tĩnh, thiên về Âm tính, đừng kết hợp chỗ ngủ nghỉ người cao tuổi với nơi sinh hoạt gia đình sôi động, và tránh đặt kề bên các lối giao thông đối ngoại hoặc trục cầu thang lên xuống ồn ào.
Nếu cần thì phải sắp xếp lại khi phạm vi hoạt động thời giãn cách bị gò bó hơn. Nội Khí Tù Hãm cũng nguy hiểm như Ngoại Khí Xung Sát (gió lùa, luồng người đi lại) do vậy cần mở thêm cửa sổ trên cao để thoát khí nóng luẩn quẩn, đặt máy lọc không khí và quạt hút, quạt thổi (ở hai chiều ngược nhau) để dẫn khí mới vào và thoát khí cũ ra.
Nếu có hàng hiên tiếp cận khoảng thiên nhiên thì rất tốt cho nhu cầu thư giãn của người cao tuổi, có thể làm thêm mái che nhẹ nhàng (lợp tôn, ngói hay dùng mái nhẹ di động để dễ điều chỉnh theo thời tiết) lại giảm được mưa tạt, nắng gắt vào phòng. Cũng cần tạo các góc làm việc cùng với nghỉ ngơi thoáng, sáng cho người già, vì đó chính là nguồn Khí Động bổ sung cho Khí Tĩnh. Việc đặt phòng người già gần thư phòng, nơi tâm linh cũng rất cần thiết cho quá trình giao tiếp của các cụ, giảm bớt cô đơn, vui vẻ đề huề với mọi người. Nguyên tắc chung là: luôn bố trí phòng người già, người bệnh phải được ít nhất một mặt tiếp xúc với thiên nhiên, tránh tù túng, ẩm thấp.
Về ngũ hành, đặc trưng không gian dành cho người cao tuổi (có thể đi cùng không gian tâm linh) là yếu tố Thổ nổi trội, Thủy-Hỏa tương giao, giảm Kim tăng Mộc, bớt đi tính máy móc công nghiệp, thêm vào yếu tố cây cỏ, gỗ đá. Để hạn chế sự tù túng ngột ngạt giữa mấy bức tường, rất cần khả năng đóng mở chủ động thông qua hệ thống cửa linh hoạt, rèm hoặc vách ngăn có thể trượt, gấp xếp...
Nội thất cần kiểm tra xem có những bài trí kiểu "lên bờ xuống ruộng" hoặc nhiều ngóc ngách gây va chạm hay không thì phải chỉnh lại để an toàn hơn cho trẻ em và người già. Chất liệu hoàn thiện chủ yếu nên là gỗ, thuộc Mộc, liên quan đến tính chất che chở, chăm sóc, thân thiện. Ngoài ra, các bề mặt mềm mại như bọc vải, thảm, nhựa, mây... cũng khá phù hợp với tính Mộc.
Điều tiết ánh sáng, màu sắc nội thất qua hệ rèm, hắt sáng gián tiếp, treo cây cảnh... để tăng sự tĩnh tại, dịu nhẹ cho chốn thư giãn tại gia (ảnh trái) Dù nhà mới hay cũ, nên tạo ra những không gian chuyển tiếp âm dương như hàng hiên, sân nhỏ... làm những góc dưỡng sinh lý tưởng.
Xu hướng thiết kế mở hiện nay cũng góp phần giảm bớt sự bó hẹp trong phạm vi một căn phòng. Yếu tố liên thông, co giãn theo sinh hoạt dẫn đến bỏ bớt các vách ngăn cứng, cũng là tinh thần Kết Nối Khí của truyền thống Đông phương trong ngôi nhà xưa. Dĩ nhiên, điều kiện tiện nghi hiện đại luôn giúp cho phòng riêng của mọi thế hệ được tiện dụng hơn, thỏa sức bày biện hơn. Nhưng tiện nghi cao vẫn cần tuân theo quy luật tâm sinh lý của nhóm người yếu thế, và không ảnh hưởng sinh hoạt chung của cả gia đình.
Hành Mộc là yếu tố chủ đạo để biến các không gian nửa trong nửa ngoài thành "lá phổi" hay "bộ lọc" hữu ích, mà khoa học đã chứng minh là giúp cải thiện 20% sự tập trung và trí nhớ. Nhà phố hoặc ban công chung cư thích hợp với các loại cây có lá, hoa đa dạng màu sắc như hoa hồng, sim Thái, lan ý... hoặc các cây ít tốn công chăm sóc như hoa giấy, mười giờ, trúc Nhật...
Ngay nơi hành lang phơi đồ, chỗ máy giặt cũng có thể đặt các chậu lan chi, lưỡi hổ, thiết mộc lan... Một số loại cây có trái trồng trong chậu cũng khá thú vị như chanh, cóc, cà chua... hoặc phối kết thêm với giàn cây leo bên trên như bầu, bí, mướp, khổ qua... để vừa tận dụng diện tích (sân thượng, sân sau) lại vừa thêm chút rau trái cho bữa ăn. Thêm bộ bàn trà, vài chiếc ghế dựa giúp tạo nên góc thư giãn mang chất thiên nhiên, chút nắng sớm để xương chắc khỏe, chút khí xanh cho phổi an lành.
Thủy Mộc tương sinh, nên bể cá hay bể thủy sinh, lu nước chảy cũng hỗ trợ đắc lực việc tạo không khí sống động cho nhà cửa. Tất cả là những điểm nhấn Gia Tăng Khí, thư giãn và giải tỏa tâm lý gò bó trong mùa giãn cách rất hiệu quả.
Ảnh: Khánh Phương
Những người giàu có không bao giờ đặt ba món đồ này trong nhà, lý do rất đơn giản Nếu cây trong nhà chết vì sự thiếu quan tâm, chăm sóc của bạn, hãy bỏ chúng đi, mua những cây mới và chăm sóc chúng cẩn thận. Khi trang trí nhà cửa, nhiều người không chú ý đến việc bài trí đồ đạc trong nhà, thực tế điều này rất quan trọng, nhất là trong vấn đề phong thủy. Dưới đây là...