8 món cần ăn uống ngay trong tháng 11 để mùa đông này không bị ốm
Mùa đông 2018 dự báo có nhiều đợt rét đậm, rét hại. Nếu trong tháng 11 ăn uống đúng theo hướng dẫn của các danh y sẽ có sức khỏe thể lực tốt để mùa đông này không bị ốm.
Mùa đông năm nay nhiều rét đậm, rét hại
Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, 3 năm gần đây, miền Bắc đều có mùa đông ấm. Vao nhưng thang chinh đông, nhiêt đô trung binh vân cao hơn so vơi trung bình nhiêu năm. Nguyên nhân là do thời tiết nước ta đang chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino ( nóng).
Theo lịch khí hậu, các đợt không khí lạnh thường xuất hiện ở miền Bắc từ khoảng tháng 10 trở đi. Nhưng năm 2018 đợt không khí lạnh đầu tiên tràn về hôm 7/9, và đợt tiếp theo tràn về vào ngày 27/9, chủ yếu gây mưa và giảm nhiệt độ ở miền Bắc.
Ảnh minh họa.
Theo dự báo khí tượng thủy văn, từ tháng 11/2018 đến những tháng đầu năm 2019 thời tiết sẽ chuyển sang trạng thái El Nino (lạnh) với xác suất trong khoảng 60-70%. Hiện tại, mùa đông ở bắc bán cầu đến sớm, nhiệt độ có nơi giảm xuống còn -4 độ C. Ở Việt Nam mùa đông 2018 sẽ tương đối rét. Các đợt rét đậm, rét hại cũng sẽ xảy ra tương đối nhiều so với 5 mùa đông gần đây. Ở vùng núi Sa Pa, Hoàng Liên Sơn có thể xảy ra một vài đợt có tuyết, băng giá.
Chuẩn bị sức khỏe đón mùa đông lạnh giá
Từ tháng 11 nhiệt độ đã xuống thấp, sức đề kháng cơ thể của nhiều người không thích nghi kịp nên đã bị ốm với các chứng bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp, đau bụng tiêu chảy… Thời tiết hiện ngày ấm, đêm lạnh, tiêu hao nhiều năng lượng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe do các chứng bệnh thời khí gia tăng nên người dân cần tự nâng cao sức đề kháng. Cách đơn giản và cần thiết nhất là ăn uống đúng và đủ dưỡng chất để có sức khỏe, tăng sức đề kháng chống chọi với giá lạnh và bệnh tật khi vào đông.
Bảng Nhãn – Danh y Đào Công Chính (nhà dưỡng sinh học đầu tiên của Việt Nam) trong cuốn sách “Tổng hợp điều dưỡng 3 tháng đông” (NXB Thông tấn xã Việt Nam), đã hướng dẫn các kinh nghiệm quý cho người dân phòng ngừa bệnh, dưỡng sức khỏe chuẩn bị chống chọi với mùa đông giá lạnh, lắm bệnh tật. Cần ăn những món sau để tăng sức đề kháng, miễn dịch, phòng bệnh để mùa đông không bị ốm.
Ảnh minh họa
Cụ thể:
- Tháng 11 tạng thận đang vượng, hai tạng tâm và phế yếu đi. Vì vậy khi ăn uống nên thêm chất đắng, giảm nhiều chất mặn để bổ dưỡng phế vị.
- Nên ăn uống các vị bổ dưỡng. Nên ăn sớm, ăn thịt cần đun lâu, đun kỹ.
Video đang HOT
- Nên ăn cháo củ cải: Lấy 2 chén gạo tẻ, nấu cháo ăn vừa ấm trung tiêu, nuôi dưỡng khí lạc.
- Cháo đậu đỏ, ngày Đông chí lấy đậu đỏ nấu cháo, cả nhà cùng ăn có thể miễn khỏi dịch khí.
Về vấn đề này, Lương y Đào Phan Toàn (Thanh Hóa) cũng chia sẻ, có nhiều thực phẩm ngừa bệnh mùa đông khác giúp giữ ấm cơ thể, phòng tà khí, cảm cúm… và việc ăn uống đủ dưỡng chất để chống chọi với giá lạnh và bệnh tật khi vào đông rất cần thiết. Các lương y khuyên nên ăn các món bổ dưỡng sau:
1. Canh gà (cả món xào nấu) trị cảm cúm tốt, độ mặn của canh gà làm giảm, tiêu đờm… hiệu quả hơn khi canh gà có hành tây, tỏi.
2. Canh xương hầm nóng bổ dưỡng, giàu chất béo, dinh dưỡng cao. Ngoài ăn có thể uống.
3. Trà nghệ và gừng, nước rau quả xanh có gừng rất tốt cho tăng cường hệ miễn dịch.
4. Thịt bò, nấm nên ăn nhiều, vì giúp phòng ngừa cảm cúm.
5. Cá, các loại sò, hàu, tôm cua… tăng cường miễn dịch, thanh lọc vi khuẩn cúm. Cá hồi giàu Omega-3 giúp máu sản sinh tế bào chống cảm cúm, nâng cao khả năng miễn dịch.
6. Ngày lạnh rất dễ bị chuột rút, cần ăn thực phẩm giàu canxi phòng chuột rút (có trong sữa tươi, sữa chua, phó mát, sữa đậu nành, hạt đậu, thịt cá, tôm, cua). Riêng với phụ nữ mang thai, người sau ốm, trẻ nhỏ muốn dùng những món này thì cần có bác sĩ tư vấn .
7. Uống đủ nước là bí quyết để có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nếu cảm thấy ốm, càng cần uống nhiều nước hơn.
8. Bổ sung nhiều vitamin, nhất là với người già, trẻ nhỏ:
-Vitamin C (hoa quả, rau tươi giàu vitamin C hơn các loại nước ép) để tăng đề kháng và miễn dịch, chống cảm lạnh, bảo vệ thành mạch, phòng tránh nhiễm vi rút do cảm lạnh.
-Vitamin D (trứng, sữa, bơ, gan cá…) giúp chuyển hóa miễn dịch, Vitamin D3 giảm nhiễm cảm cúm và chứng trầm cảm theo mùa.
Một số hoa quả tươi tăng cường thể lực, kích thích thần kinh khứu giác rất tốt như chanh (nhưng không uống khi đói), nước táo làm giảm nhẹ đau đầu, giảm căng thẳng. Trà gừng nóng giảm đầy bụng do lạnh (nhưng không lạm dụng).
Tháng 11 nên ăn nhiều rau củ quả tăng cường vitamin cho cơ thể. Ảnh minh họa.
Lưu ý:
Tháng 11 nên ăn các thực phẩm tự nhiên, giàu dưỡng chất, vitamin nhưng tốt nhất là thực phẩm từ thực vật, bột từ thực vật xanh. Các loại hoa quả, rau xanh rất tốt cho hệ miễn dịch, làm cơ thể ấm hơn. Chất dinh dưỡng từ thực ph ẩm thực vật đa dạng màu còn giúp giảm căng thẳng, viêm nhiễm, tăng cường hệ miễn dịch ngừa cảm cúm, lỡ bị nhiễm thì cũng bình phục nhanh hơn.
Giảm ăn đồ chế biến sẵn vì nạp nhiều hóa chất, đường, dầu ăn vì vào cơ thể không tốt, còn làm hệ miễn dịch quá tải, gây viêm nhiễm. Giảm đồ uống có cồn, bởi dùng nhiều sẽ suy yếu hệ miễn dịch, dễ bị bệnh hơn.
Lương y Đào Phan Toàn cho hay thêm, cả Đông y và Tây y cũng khuyên người dân nên ngủ đủ (7-8 giờ/ngày) mới giúp cơ thể khỏe, tăng khả năng miễn dịch.
Hàng ngày nên tập thể dục khoảng 30 phút/ngày, 5 ngày mỗi tuần để cơ thể khỏe mạnh, đào thải độc tố, bạch huyết lưu thông. Việc nghỉ ngơi điều độ, năng ra ngoài trời tiếp xúc với không khí trong lành còn giảm được chứng căng thẳng mùa đông.
- Không nên uống các thuốc quá nóng.
- Yên tĩnh điều độ, gìn giữ để đón khí dương.
- Ngày Đông chí nên trải cỏ dưới vách phương Bắc mà nằm để tiếp thụ nguyên khí. Nên đốt lửa sưởi tránh mắc bệnh ôn dịch.
- Các ngày 10, 15, 16 lấy lá câu kỷ đun nước tắm gội, làm cho người tươi mượt không già.
Danh Y Đào Công Chính sinh năm 1623, người Hội Am (huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương), nay là thôn Hội Am (Cao Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng). 13 tuổi ông đã đậu Hương cống. Năm 1656 ông đậu Bảng nhãn.
Năm 1673, ông được cử đi sứ sang Trung Quốc, khi trở về được phong chức Lại bộ Hữu thị lang, được chọn giảng sách cho vua.
Ông để lại sách Bảo Sinh Diên Thọ Toản Yếu rất giá trị lớn cho nền y học nước nhà, dạy cách giữ gìn sức khỏe bằng dưỡng sinh, khí công, điều dưỡng, rèn luyện tâm thần, trị bệnh.
Uyển Hương
Theo Gia đình & Xã hội
Lợi ích bất ngờ của hoa phong lữ
Phong lữ, còn gọi là thiên trúc quỳ, là một loại cây kiểng có nguồn gốc Địa Trung Hải, thường ra hoa vào mùa đông và được ưa chuộng ở Việt Nam.
Hoa phong lữ - SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, nó không chỉ có hoa đẹp mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết, theo trang The Health Site.
Kiểm soát mụn trứng cá
Dầu hoa phong lữ có thể giúp kiểm soát việc sản xuất dầu của da và vì thế có thể đắc dụng trong việc ngăn ngừa mụn trứng cá và nổi mụn.
Giảm stress và đau
Dầu từ hoa phong lữ giúp đối phó stress và trầm cảm cũng như giảm nhẹ các vấn đề liên quan đến hoóc môn. Bạn cũng có thể giảm đau đầu gối, đau cơ và đau lưng.
Khắc phục da khô trong thai kỳ
Việc thoa dầu gỗ đàn hương và hoa phong lữ cùng với dầu hoa hồng và ngọc lan tây, dầu mầm lúa mạch và dầu mè mang lại tác dụng tốt cho cơ thể. Bạn thậm chí có thể thoa dầu này lên nhũ hoa và kéo nhẹ về phía trước để giữ cho chúng mềm, tránh cho chúng bị thụt vào trong và nứt trong quá trình cho con bú.
Trì hoãn nếp nhăn
Dầu hoa phong lữ trực tiếp thẩm thấu qua da và có tác dụng cải thiện nhan sắc của bạn. Nó có những đặc tính dưỡng ẩm giúp cho da sáng và không bị nếp nhăn.
Đuổi muỗi
Cây hoa phong lữ cũng được biết đến như một cây đuổi muỗi. Chống muỗi cũng đồng nghĩa với những vết chích khó chịu cũng như nguy cơ mắc phải các bệnh do muỗi lây truyền.
Theo thanhnien
Làm ngay 6 cách đã được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng bệnh, nhất là trong thời tiết "ẩm ương" này Bạn có lo sợ mùa ốm bệnh sắp đến? Đừng dựa dẫm vào những cách chữa bệnh tức thì. Thay vào đó, hãy lựa chọn hướng tiếp cận chậm và chắc, có cơ sở khoa học vững vàng, trước hết là tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Kiểm soát tốt nguy cơ mắc cảm, cúm và các bệnh khác trong mùa...