8 món ăn vừa tươi ngon, giòn mát chống ngán cực tốt cho bữa cơm ngày Tết Dương lịch 2025
Tết Dương lịch, bạn có thể làm thêm các món ăn này để cả nhà thưởng thức nhé, đảm bảo chúng sẽ giúp bữa cơm đỡ ngán ngấy rất nhiều.
1. NỘM BÒ RAU MUỐNG
Cách làm gỏi bò rau muống không khó:
Nguyên liệu:
- 200g thịt bò diềm thăn/u vai.
- 1 muỗng cà phê hành tím băm.
- 1 muỗng cà phê hạt nêm rau củ.
- 1 muỗng cà phê tỏi băm.
- 1/2 muỗng cà phê đường.
- 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu xay.
- 1 muỗng canh nước tương.
- 300g cọng rau muống.
- Rau kinh giới, bạc hà thái nhỏ.
- 1 quả ớt sừng, bỏ hạt, thái nhỏ.
- 3 tép tỏi, băm nhỏ.
- Dầu ăn.
- Lạc rang, giã dập vừa.
- Hành phi, tỏi phi.
Nguyên liệu nước trộn nộm:
- 2 muỗng canh nước lọc.
- 2 muỗng canh đường.
- 1/2 muỗng cà phê muối.
- 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu xay.
- 1 muỗng cà phê hành tím băm.
- 1 muỗng canh giấm gạo.
- 1 muỗng canh dầu ăn.
Nguyên liệu nước chấm chua ngọt:
- 1 muỗng canh đường.
- 1 muỗng canh nước mắm.
- 5 muỗng canh nước.
- 1 muỗng cà phê ớt băm.
- 1 muỗng cà phê tỏi băm.
- muỗng canh giấm gạo.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế bò
Thịt bò rửa sạch, thấm ráo nước, thái mỏng ngang thớ để thịt bò được mềm.
Bước 2: Ướp thịt bò
Ướp thịt bò với hành tím băm, hạt nêm, tỏi băm, đường, hạt tiêu, nước tương và một chút dầu ăn. Để sang một bên trong khoảng 30 phút cho thịt bò ngấm gia vị.
Bước 3: Xử lý rau muống
Rau muống nhặt hết lá, giữ lại cọng, rửa sạch. Chẻ cọng rau nhỏ ra. Ngâm vào bát nước lạnh có pha một chút nước cốt chanh. Như vậy rau muống sẽ trắng, giòn và tạo độ cong cho cọng rau rất đẹp. Sau khi ngâm khoảng 5 phút, vớt ra, rửa qua nước lạnh. Sau đó xắt khúc khoảng 5 cm để có thể dễ dàng trộn nộm. Cho vào tô và dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lạ. Cho vào ngăn mát tủ lạnh. Như vậy giúp rau muống giòn và ngon.
Bước 4: Xào thịt bò
Đun nóng chảo, cho dầu ăn vào đun ở mức nhiệt vừa. Khi dầu nóng, cho 3 tép tỏi băm vào phi thơm. Khi tỏi vàng, cho thịt bò đã ướp vào đảo đều, nhanh tay. Xào ở mức nhiệt cao để thịt bò chín mềm. Khi thịt bò vừa chín tới thì tắt bếp và cho ngay ra đĩa, để nguội.
Bước 5: Pha nước trộn nộm
Trong một bát nhỏ, trộn các nguyên liệu làm nước trộn nộm: nước, đường, muối, hạt tiêu, hành tím. Khuấy đều cho đến khi đường tan hết. Sau đó cho giấm gạo và dầu ăn vào.
Bước 6: Pha nước chấm
Trong một bát nhỏ khác, pha các nguyên liệu làm nước chấm chua ngọt. Khuấy đều cho tan hết.
Bước 7: Trộn
Trong một âu lớn, trộn các nguyên liệu: Rau muống chẻ, thịt bò xào, rau kinh giới, bạc hà, ớt thái nhỏ, nước trộn nộm. Trộn đều và để 10 phút cho nộm ngấm gia vị.
Dọn nộm ra đĩa. Rắc lạc rang, hành phi, tỏi phi và chút rau thơm lên trên. Thưởng thức cùng nước chấm đã pha.
2. MÓN NỘM DẠ DÀY
Nguyên liệu:
- 1 cái dạ dày lợn
- 2-3 quả dưa chuột – 1 quả xoài xanh – 1/2 củ cà rốt
- Rau thơm: mùi ta, mùi tàu – 3 củ hành tím – 2 cây sả
- Gia vị: nước mắm, chanh quất, tỏi, ớt, đường, bột canh…
Cách làm:
- Dạ dày mua về rửa sạch dưới vòi nước, cạo sạch màng nhầy, nếu kiếm được lá đu đủ vò nát bóp với dạ dày sẽ sạch mùi hôi, còn không kiếm được lá đu đủ thì bóp bằng bột mỳ.
- Đem dạ dày chần qua nước sôi, sau đó lại rửa sạch lại bằng muối và chanh cho trắng, lộn ngược dạ dày cắt bỏ lớp mỡ bên trong và rửa sạch, lúc luộc cũng để lộn dạ dày bên trong ra bên ngoài. Luộc dạ dày chín vớt ra bát nước đá lạnh, đợi dạ dày nguội hẳn vớt ra để ráo nước và thái mỏng theo ý muốn (muốn dạ dày luộc không bị dai thì nên luộc kĩ, đến khi dùng đũa xiên qua được dạ dày thì vớt ngay ra bát nước đá cho dạ dày được giòn).
- Cà rốt gọt vỏ thái nhỏ hoặc bào sợi.
- Dưa chuột ngâm nước muối, bổ đôi bỏ bớt ruột để cả vỏ thái lát mỏng vừa và nhỏ.
- Xoài xanh gọt vỏ bào sợi, ngâm ngay vào bát nước đá xoài đc giòn ngon, bao giờ gần trộn thì vớt ra để ráo nước.
- Rau thơm thái nhỏ. Hành củ tím thái lát mỏng. Sả thái lát mỏng. Ớt, tỏi băm nhỏ
Cách pha nước trộn món nộm: 3 thìa canh đường 3 thìa canh nước mắm 3 thìa canh nước quất hoặc chanh, quậy cho đều và tan đường, nêm nếm vừa miệng theo khẩu vị, thêm tỏi, ớt, hành tím, sả trộn đều là xong (công thức này nên có xả món ăn sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều).
Lấy bát to, cho hết phần dạ dày đã thái mỏng vào, cho một nửa phần nước trộn nộm đi bao tay bóp cho đều và ngấm gia vị, tiếp đến là cà rốt,dưa chuột, xoài xanh, đổ nốt phần nước trộn và rắc rau mùi là xong (lưu ý phần nước trộn có thể thay đổi tuỳ theo khẩu vị của mỗi người, lúc trộn có thể đổ từ từ vì nếu muốn ăn mặn nhạt như nào điều chỉnh cho dễ).
3. GỎI TÔM BƯỞI
Nguyên liệu:
- 1 trái bưởi (Bưởi nên chọn bưởi tươi, căng mọng múi có nhiều nước, có vị chua ngọt, thanh)
- 100g thịt ba chỉ, 150g tôm.
- 1 củ cà rốt, 1 trái dưa leo
- 30g mè
- Rau răm, rau mùi, tỏi, ớt, chanh.
- Nước mắm, đường.
Cách làm:
Thịt ba chỉ rửa sạch, luộc chín sau đó thái lát mỏng. Chú ý thêm chút muối vào cùng khi luộc để thịt được đậm đà hơn. Tôm rửa sạch, cắt bớt râu, luộc chín, bóc vỏ, chú ý chừa lại phần đuôi cho đẹp.
Dưa leo rửa sạch, bổ đôi, cắt lát chéo. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ. Rau răm, rau mùi bỏ rễ, gốc già, lấy phần non rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng khoảng 10 phút sau đó vớt ra cho thật ráo nước. Mè rang chín. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt lát.
Bưởi tách vỏ, sau đó tách múi, bỏ vỏ tách thành từng tép vừa ăn. Chú ý khi tách vỏ bưởi, dùn.g da.o cắ.t ngang phần đầu, sau đó dùng đầu nhọn của dao nhẹ nhàng tách vào trong lớp cùi bưởi xuống tận phía đáy, sau đó tách riêng phần múi và phần vỏ, đừng làm rách vỏ vì sẽ sử dụng phần vỏ bưởi này để trang trí đựng gỏi, giúp món ăn thêm đẹp và hấp dẫn.
Video đang HOT
Dùng 2 thìa nước mắm, 3 thìa đường và 1/2 thìa nước cốt chanh khuấy đều với nhau. Sau đó hoà tan đường rồi cho tỏi, ớt đã bằm nhỏ ở trên vào là được. Chú ý với món gỏi bưởi tuỳ độ chua của bưởi bạn có thể không cần dùng chanh và tăng tỷ lệ đường nhưng chanh sẽ giúp món gỏi thơm hơn.
Cho các nguyên liệu bưởi, cà rốt, dưa leo vào một cái tô lớn. Rưới từ từ 2/3 chỗ nước trộn gỏi trên vào trộn đều, để khoảng 5 phút cho ngấm. Sau đó cho tôm, thịt và chỗ nước trộn gỏi còn lại vào trộn cùng, nêm nếm vừa ăn.
Thêm chút rau răm, rau mùi xắt nhỏ và 1/2 chỗ mè rang ở trên vào trộn đều, cho gỏi vào phần vỏ bưởi ở trên, rắc phần mè còn lại lên trên là được.
Người Lai Vung, Đồng Tháp ngoài các nguyên liệu trên còn cho thêm vài lá bưởi non xắt nhỏ vào cùng. Vị hăng nhẹ của lá bưởi non tạo nên hương vị hấp dẫn riêng cho món gỏi dân dã này.
4. CHẠO CHÂN GIÒ
Nguyên liệu:
- Thịt chân giò: 500g
- Riềng: 150g
- 4-5 củ sả
- 3-4 quả khế chua
- 20g vừng
- 4-5 cái lá chanh
- Ớt, tỏi, muối, đường, chanh
- Rau ăn cùng: lá sung, lá đinh lăng hoặc các loại lá khác như lá mơ, rau thơm các loại.
Cách làm:
- Thịt chân giò rửa sạch, để ráo sau đó đem thui vàng. Ngon nhất là bạn thui bằng rơm, nếu không có rơm bạn có thể quấn giấy xung quanh miếng thịt rồi thui hoặc cho lên bếp lửa thui vàng các mặt cũng được.
- Thịt sau khi thui, rửa lại cho sạch rồi cho vào áp chảo cùng với vài lát riềng, sả lót dưới đáy chảo. Đun với lửa liu riu khoảng 15-20 phút, khi thịt chín có màu vàng sậm, mùi thơm của thịt quyện cùng mùi thơm của sả của riềng.
- Riềng rửa sạch, thái lát sau đó cho vào cối giã nhỏ hoặc cho vào máy xay, xay nhỏ. Khế rửa sạch, gọt bỏ viền xung quanh, bỏ hạt, lõi sau đó thái lát mỏng. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt nhỏ. Lá chanh rửa sạch, thái nhỏ. Vừng rang chín.
- Thái thịt thành những miếng mỏng. Thịt sau khi thái mỏng, trước hết đem bóp cùng với khế chua ở trên sao cho vị chua của khế ngấm vào thịt. Tiếp đến cho riềng đã giã nhỏ ở trên cùng vài lát ớt, chút gia vị nêm nếm cho vừa miệng. Cuối cùng rắc chút vừng, lá chanh và vài lát sả trộn đều là được.
- Chạo chân giò ăn kèm với các loại lá như lá sung, lá lộc vừng, lá đinh lăng hoặc thêm chút lá mơ, rau thơm các loại. Chấm cùng tương bần hoặc nước mắm chua ngọt. Khi ăn mùi thơm của thịt nướng quyện cùng mùi thơm của riềng, sả, lá chanh tạo nên hương vị đậm đà, hấp dẫn cho món ăn này.
5. NỘM TAI XOÀI XANH
Nguyên liệu:
- 250g tai heo thái mỏng
- 250g xoài nạo sợi
- 2/3 củ hành tây cỡ vừa, thái mỏng
- 1.5 muỗng cà phê bột canh; 4 muỗng cà phê đường; 1 quả chanh cỡ nhỏ; 2-3 quả ớt đỏ, thái nhỏ; 6-7 tép tỏi, băm nhỏ
- Lạc rang giã rối; rau húng chó, mùi tàu thái nhỏ
Cách làm:
- Trộn tai, xoài, hành tây trong một bát.
- Thêm bột canh, đường vào trộn đều. Cho nước cốt chanh, trộn tiếp.
- Sau đó cho tỏi, ớt, lạc rang giã rối vào, trộn đều.
- Cuối cùng cho rau thơm thái nhỏ vào, trộn thêm một lượt là xong. Cho món nộm xoài xanh tai heo ra đĩa rồi thưởng thức!
6. MÓN GỎI BẠCH TUỘC
Nguyên liệu:
- Bạch tuộc hoặc mực tươi: 500gr
- Sả: 2 cây – Tỏi: 3-4 nhánh – Hàng củ tím: 1 củ – Ớt sừng Đà Lạt: 1/2 quả (loại không cay để tạo màu cho đẹp) – Ớt quả cay: 1 quả nhỏ (nếu ăn được cay) 0 Gừng củ: 3-4 lát – Chanh: 1 quả – Cà rốt: 1/2 củ – Hành lá: 2 cây – Rau mùi ta
- Nước mắm, bột canh, đường, tương ớt, hạt tiêu…
Cách làm:
- Bạch tuộc hoặc mực làm sạch, chần khoảng 6-7 phút, tuỳ con to hay nhỏ mà lượng thời gian khác nhau. Vớt ra để nguội thái miếng vừa ăn.
- Sả, tỏi, ớt sừng, ớt cay thái nhỏ cho vào máy xay hoặc cối giã nhỏ. Hành củ tím thái lát mỏng. Cà rốt bào sợi Gừng thái sợi. Hành lá, rau mùi thái rối.
- Cách pha nước trộn gỏi: 2 thìa canh nước mắm ngon, 1,5 thìa canh đường, 2 thìa canh nước cốt chanh, 1/2 thìa cà phê bột canh, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa canh tương ớt loại nào cũng được, sả, ớt, tỏi… đã giã nát ở trên, trộn đều sốt trộn gỏi, có thể nêm nếm lại cho vừa miệng.
- Cho bạch tuộc hoặc mực thái miếng vào bát to, cà rốt, gừng thái sợi, hành củ thái mỏng… thêm vài thìa nước trộn gỏi vào trộn đều, nêm cho vừa miệng nếu thấy vừa thì dừng lại còn chưa vừa miệng thì thêm nước trộn gỏi chứ đừng đổ hết vào một lúc vì khẩu vị của mỗi người khác nhau, người ăn mặn, người ăn nhạt. Cuối cùng thêm hành lá cắt khúc và rau mùi thái rồi vào là xong món ăn.
Lưu ý: Mọi người có thể cho thêm vài quả cà chua bi cắt đôi, thêm ít miến và ít lạc rang là thành món gỏi miến bạch tuộc giống của Thái Lan.
7. GÂN BÒ TRỘN CÓC
Nguyên liệu:
- Gân bò chín: 500g
- Quả cóc xanh: 2-3 quả
- Tỏi: 3-4 củ – Ớt: 3 quả – Gừng: 1 nhánh – Tương bần: 3 thìa canh – Nước mắm: 5 thìa canh – Đường: 3 thìa canh – Rau răm: 1 mớ nhỏ
Cách làm:
- Nếu là gân bò sống các bạn có thể rửa sạch rồi cuộn chặt lại bằng chỉ rồi đem luộc chín nhừ trong khoảng thời gian 1-2 tiếng.
- Vớt gân bò ra để nguội rồi để vào ngăn mát tủ lạnh từ 2-3 tiếng. Sau đó bỏ gân bò ra gỡ chỉ rồi thái miếng mỏng vừa ăn.
- Cóc gọt vỏ, tách miếng nhỏ bỏ hột để riêng.
- Nước mắm và đường đổ vào nồi nhỏ đặt lên bếp quấy đều cho đến khi nước mắm sôi là được rồi tắt bếp.
- Tỏi bóc vỏ, ớt gừng rửa sạch cho vào cối xay hoặc băm thật nhỏ.
- Chuẩn bị một bát to trộn chung hỗn hợp nước mắm và tỏi ớt gừng băm nhỏ vào với nhau. Tương cho thêm chút đường và tỏi băm vào trộn đều.
- Chuẩn bị một bát to cho gân bò, nước mắm tỏi ớt gừng và 3 thìa canh tương cuối cùng là cóc xanh vào trộn thật đều.
- Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bát trộn rồi để vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 30 phút cho gân bò ngấm đều gia vị. Bày gân bò trộn cóc xanh ra đĩa thưởng thức cùng vài cọng rau răm chấm thêm chút tương.
8. MÓN NỘM NGAN TÁI CHANH
Nguyên liệu:
- 760g thịt ngan được lọc bỏ hết xương
- Dầu ăn, tỏi băm nhỏ, sả thái mỏng (mỗi thứ 1 ít)
Cách làm:
- Thịt ngan đem nướng hoặc áp chảo cho vàng phần da sau đó để nguội. Bóp với muối gừng cho sạch sẽ rồi đem luộc chín chín vừa tới với gừng, sả đậ.p dập, vớt ra để nguội, thái thật mỏng.
- Một chút xíu dầu ăn, tỏi băm nhỏ, sả thái mỏng cho vào chảo, bật bếp và đảo qua, thật nhanh tay cho dậy mùi thơm, tắt bếp.
- Đổ thịt vào tô, thêm 1 thìa ăn cơm đường, 1/3 thìa ăn cơm bột canh, 3 thìa ăn cơm nước cốt chanh, ớt thái lát, hạt tiêu xay, chút xíu bột ngọt (không bắt buộc) vào, đeo găng tay nilon vào bóp đều để tất cả được thấm hết gia vị.
- Bước cuối cùng để hoàn thành món nộm này là cho lá chanh và gừng thái chỉ, vừng rang vàng vào bóp đều lại lần nữa là xong.
8 món nộm gỏi tươi ngon, thanh mát, giải ngán cho cả nhà sau dịp Rằm ăn nhiều thịt cá
Món nộm, gỏi nào ăn cũng ngon, giòn, tươi mát, thích hợp để giải ngán sau dịp Rằm tháng 7 nhiều cỗ bàn.
1. NỘM BÒ RAU MUỐNG
Cách làm gỏi bò rau muống không khó:
Nguyên liệu:
- 200g thịt bò diềm thăn/u vai.
- 1 muỗng cà phê hành tím băm.
- 1 muỗng cà phê hạt nêm rau củ.
- 1 muỗng cà phê tỏi băm.
- 1/2 muỗng cà phê đường.
- 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu xay.
- 1 muỗng canh nước tương.
- 300g cọng rau muống.
- Rau kinh giới, bạc hà thái nhỏ.
- 1 quả ớt sừng, bỏ hạt, thái nhỏ.
- 3 tép tỏi, băm nhỏ.
- Dầu ăn.
- Lạc rang, giã dập vừa.
- Hành phi, tỏi phi.
Nguyên liệu nước trộn nộm:
- 2 muỗng canh nước lọc.
- 2 muỗng canh đường.
- 1/2 muỗng cà phê muối.
- 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu xay.
- 1 muỗng cà phê hành tím băm.
- 1 muỗng canh giấm gạo.
- 1 muỗng canh dầu ăn.
Nguyên liệu nước chấm chua ngọt:
- 1 muỗng canh đường.
- 1 muỗng canh nước mắm.
- 5 muỗng canh nước.
- 1 muỗng cà phê ớt băm.
- 1 muỗng cà phê tỏi băm.
- muỗng canh giấm gạo.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế bò
Thịt bò rửa sạch, thấm ráo nước, thái mỏng ngang thớ để thịt bò được mềm.
Bước 2: Ướp thịt bò
Ướp thịt bò với hành tím băm, hạt nêm, tỏi băm, đường, hạt tiêu, nước tương và một chút dầu ăn. Để sang một bên trong khoảng 30 phút cho thịt bò ngấm gia vị.
Bước 3: Xử lý rau muống
Rau muống nhặt hết lá, giữ lại cọng, rửa sạch. Chẻ cọng rau nhỏ ra. Ngâm vào bát nước lạnh có pha một chút nước cốt chanh. Như vậy rau muống sẽ trắng, giòn và tạo độ cong cho cọng rau rất đẹp. Sau khi ngâm khoảng 5 phút, vớt ra, rửa qua nước lạnh. Sau đó xắt khúc khoảng 5 cm để có thể dễ dàng trộn nộm. Cho vào tô và dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lạ. Cho vào ngăn mát tủ lạnh. Như vậy giúp rau muống giòn và ngon.
Bước 4: Xào thịt bò
Đun nóng chảo, cho dầu ăn vào đun ở mức nhiệt vừa. Khi dầu nóng, cho 3 tép tỏi băm vào phi thơm. Khi tỏi vàng, cho thịt bò đã ướp vào đảo đều, nhanh tay. Xào ở mức nhiệt cao để thịt bò chín mềm. Khi thịt bò vừa chín tới thì tắt bếp và cho ngay ra đĩa, để nguội.
Bước 5: Pha nước trộn nộm
Trong một bát nhỏ, trộn các nguyên liệu làm nước trộn nộm: nước, đường, muối, hạt tiêu, hành tím. Khuấy đều cho đến khi đường tan hết. Sau đó cho giấm gạo và dầu ăn vào.
Bước 6: Pha nước chấm
Trong một bát nhỏ khác, pha các nguyên liệu làm nước chấm chua ngọt. Khuấy đều cho tan hết.
Bước 7: Trộn
Trong một âu lớn, trộn các nguyên liệu: Rau muống chẻ, thịt bò xào, rau kinh giới, bạc hà, ớt thái nhỏ, nước trộn nộm. Trộn đều và để 10 phút cho nộm ngấm gia vị.
Dọn nộm ra đĩa. Rắc lạc rang, hành phi, tỏi phi và chút rau thơm lên trên. Thưởng thức cùng nước chấm đã pha.
2. GỎI TÔM BƯỞI
Nguyên liệu:
- 1 trái bưởi (Bưởi nên chọn bưởi tươi, căng mọng múi có nhiều nước, có vị chua ngọt, thanh)
- 100g thịt ba chỉ, 150g tôm.
- 1 củ cà rốt, 1 trái dưa leo
- 30g mè
- Rau răm, rau mùi, tỏi, ớt, chanh.
- Nước mắm, đường.
Cách làm:
Thịt ba chỉ rửa sạch, luộc chín sau đó thái lát mỏng. Chú ý thêm chút muối vào cùng khi luộc để thịt được đậm đà hơn. Tôm rửa sạch, cắt bớt râu, luộc chín, bóc vỏ, chú ý chừa lại phần đuôi cho đẹp.
Dưa leo rửa sạch, bổ đôi, cắt lát chéo. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ. Rau răm, rau mùi bỏ rễ, gốc già, lấy phần non rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng khoảng 10 phút sau đó vớt ra cho thật ráo nước. Mè rang chín. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt lát.
Bưởi tách vỏ, sau đó tách múi, bỏ vỏ tách thành từng tép vừa ăn. Chú ý khi tách vỏ bưởi, dùn.g da.o cắ.t ngang phần đầu, sau đó dùng đầu nhọn của dao nhẹ nhàng tách vào trong lớp cùi bưởi xuống tận phía đáy, sau đó tách riêng phần múi và phần vỏ, đừng làm rách vỏ vì sẽ sử dụng phần vỏ bưởi này để trang trí đựng gỏi, giúp món ăn thêm đẹp và hấp dẫn.
Dùng 2 thìa nước mắm, 3 thìa đường và 1/2 thìa nước cốt chanh khuấy đều với nhau. Sau đó hoà tan đường rồi cho tỏi, ớt đã bằm nhỏ ở trên vào là được. Chú ý với món gỏi bưởi tuỳ độ chua của bưởi bạn có thể không cần dùng chanh và tăng tỷ lệ đường nhưng chanh sẽ giúp món gỏi thơm hơn.
Cho các nguyên liệu bưởi, cà rốt, dưa leo vào một cái tô lớn. Rưới từ từ 2/3 chỗ nước trộn gỏi trên vào trộn đều, để khoảng 5 phút cho ngấm. Sau đó cho tôm, thịt và chỗ nước trộn gỏi còn lại vào trộn cùng, nêm nếm vừa ăn.
Thêm chút rau răm, rau mùi xắt nhỏ và 1/2 chỗ mè rang ở trên vào trộn đều, cho gỏi vào phần vỏ bưởi ở trên, rắc phần mè còn lại lên trên là được.
Người Lai Vung, Đồng Tháp ngoài các nguyên liệu trên còn cho thêm vài lá bưởi non xắt nhỏ vào cùng. Vị hăng nhẹ của lá bưởi non tạo nên hương vị hấp dẫn riêng cho món gỏi dân dã này.
3. NỘM TAI XOÀI XANH
Nguyên liệu:
- 250g tai heo thái mỏng
- 250g xoài nạo sợi
- 2/3 củ hành tây cỡ vừa, thái mỏng
- 1.5 muỗng cà phê bột canh; 4 muỗng cà phê đường; 1 quả chanh cỡ nhỏ; 2-3 quả ớt đỏ, thái nhỏ; 6-7 tép tỏi, băm nhỏ
- Lạc rang giã rối; rau húng chó, mùi tàu thái nhỏ
Cách làm:
- Trộn tai, xoài, hành tây trong một bát.
- Thêm bột canh, đường vào trộn đều. Cho nước cốt chanh, trộn tiếp.
- Sau đó cho tỏi, ớt, lạc rang giã rối vào, trộn đều.
- Cuối cùng cho rau thơm thái nhỏ vào, trộn thêm một lượt là xong. Cho món nộm xoài xanh tai heo ra đĩa rồi thưởng thức!
4. MÓN GỎI BẠCH TUỘC
Nguyên liệu:
- Bạch tuộc hoặc mực tươi: 500gr
- Sả: 2 cây - Tỏi: 3-4 nhánh - Hàng củ tím: 1 củ - Ớt sừng Đà Lạt: 1/2 quả (loại không cay để tạo màu cho đẹp) - Ớt quả cay: 1 quả nhỏ (nếu ăn được cay) 0 Gừng củ: 3-4 lát - Chanh: 1 quả - Cà rốt: 1/2 củ - Hành lá: 2 cây - Rau mùi ta
- Nước mắm, bột canh, đường, tương ớt, hạt tiêu...
Cách làm:
- Bạch tuộc hoặc mực làm sạch, chần khoảng 6-7 phút, tuỳ con to hay nhỏ mà lượng thời gian khác nhau. Vớt ra để nguội thái miếng vừa ăn.
- Sả, tỏi, ớt sừng, ớt cay thái nhỏ cho vào máy xay hoặc cối giã nhỏ. Hành củ tím thái lát mỏng. Cà rốt bào sợi Gừng thái sợi. Hành lá, rau mùi thái rối.
- Cách pha nước trộn gỏi: 2 thìa canh nước mắm ngon, 1,5 thìa canh đường, 2 thìa canh nước cốt chanh, 1/2 thìa cà phê bột canh, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa canh tương ớt loại nào cũng được, sả, ớt, tỏi... đã giã nát ở trên, trộn đều sốt trộn gỏi, có thể nêm nếm lại cho vừa miệng.
- Cho bạch tuộc hoặc mực thái miếng vào bát to, cà rốt, gừng thái sợi, hành củ thái mỏng... thêm vài thìa nước trộn gỏi vào trộn đều, nêm cho vừa miệng nếu thấy vừa thì dừng lại còn chưa vừa miệng thì thêm nước trộn gỏi chứ đừng đổ hết vào một lúc vì khẩu vị của mỗi người khác nhau, người ăn mặn, người ăn nhạt. Cuối cùng thêm hành lá cắt khúc và rau mùi thái rồi vào là xong món ăn.
Lưu ý: Mọi người có thể cho thêm vài quả cà chua bi cắt đôi, thêm ít miến và ít lạc rang là thành món gỏi miến bạch tuộc giống của Thái Lan.
5. GỎI CỔ HŨ DỪA
Nguyên liệu:
- 250g cổ hũ dừa
- 100g thịt ba chỉ, 150g tôm.
- 1 trái dưa leo, 1 củ cà rốt, rau mùi, rau răm.
50g đậu phộng, 2-3 nhánh tỏi nhỏ, 3-4 củ hành tím.
- Các gia vị như nước mắm, muối, đường, ớt, dầu ăn.
Cách làm:
Cổ hũ dừa chọn phần non, bỏ phần già, thái lát mỏng ngâm trong nước lạnh. Sau đó rửa sạch lại, để ráo.
Thịt ba chỉ rửa sạch, luộc chín sau đó thái lát mỏng. Chú ý thêm chút muối vào cùng khi luộc để thịt được đậm đà hơn. Tôm rửa sạch, cắt bớt râu, luộc chín, bóc vỏ, chú ý chừa lại phần đuôi cho đẹp.
Dưa leo rửa sạch, bổ đôi, cắt lát chéo. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Rau răm, rau mùi bỏ rễ, gốc già, lấy phần non rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng khoảng 10 phút sau đó vớt ra cho thật ráo nước.
Đậu phộng rang chín, bóc vỏ, giã giập. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt lát. Chanh cắt miếng, vắt lấy nước cốt. Hành tím bóc vỏ, thái lát, phi thơm.
Pha nước chấm trộn gỏi từ 2 thìa nước mắm, 3 thìa đường, 1,5 thìa nước cốt chanh, tỏi bằm, ớt. Chú ý có thể tuỳ chỉnh tỷ lệ theo loại nước mắm và khẩu vị của bạn.
Cho các nguyên liệu cổ hũ dừa, cà rốt, dưa leo vào một cái tô lớn. Dưới từ từ 2/3 chỗ nước trộn gỏi trên vào trộn đều, để khoảng 5 phút cho ngấm. Sau đó cho tôm, thịt và chỗ nước trộn gỏi còn lại vào trộn cùng, nêm nếm vừa ăn. Cho rau mùi, rau răm xắt nhỏ và 2/3 chỗ đậu phộng vào trộn đều tay.
Cho gỏi ra đĩa, rắc phần đậu phộng còn lại cùng chút hành phi lên trên là được. Đi kèm là chén nước mắm chua ngọt và những chiếc bánh phồng tôm giòn tan, béo ngậy.
6. NỘM GÀ XÉ PHAY
Nguyên liệu:
- 1/2 củ đậu
- 1/2 củ cà rốt
- 1/3 cái hoa chuối
- 1/2 củ hành tây
- Luộc nguyên cả một con gà hoặc luộc phần đùi và lườn
- Rau thơm: rau mùi ta,rau răm
- Gia vị: tỏi, ớt, nước mắm, đường, chanh, muối tinh
Cách làm:
- Thịt gà luộc chín, xé hoặc thái nhỏ phần thịt đùi và phần lườn, phần da đem thái.
- Hoa chuối đem bào mỏng, ngâm nước muối loãng pha chút giấm hoặc chanh để tránh cho hoa chuối bị thâm.
- Hành tây thái mỏng. Củ đậu, cà rốt bào sợi. Cho tất cả hành tây, củ đậu, cà rốt ngâm vào bát nước có thả vài viên đá để các loại củ được tươi và giòn ngon hơn khi trộn nộm.
- Rau mùi, rau răm nhặt và rửa sạch đem thái nhỏ hoặc thái rối tuỳ ý.
- Cách pha nước sốt trộn: ba thìa nước mắm ngon 3 thìa nước cốt chanh tỏi ớt băm nhuyễn 3 thìa đường, hoà đều các nguyên liệu cho tan đường.
- Hoa chuối sau khi ngâm nước muối loãng với nước cốt chanh, vớt ra để ráo nước.
- Củ đậu, hành tây, cà rốt sau khi ngâm nước đá cũng vớt ra để ráo nước.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào một cái bát to: thịt gà, hoa chuối, cà rốt, hành tây, củ đậu, rau thơm rồi đổ từ từ phần nước trộn.
- Có thể rắc thêm lạc rang nếu thích.
7. NGAN TÁI CHANH
Nguyên liệu:
- 760g thịt ngan được lọc bỏ hết xương
- Dầu ăn, tỏi băm nhỏ, sả thái mỏng (mỗi thứ 1 ít)
Cách làm ngan tái chanh:
Thịt ngan đem nướng hoặc áp chảo cho vàng phần da sau đó để nguội. Bóp với muối gừng cho sạch sẽ rồi đem luộc chín chín vừa tới với gừng, sả đậ.p dập, vớt ra để nguội, thái thật mỏng.
Một chút xíu dầu ăn, tỏi băm nhỏ, sả thái mỏng cho vào chảo, bật bếp và đảo qua, thật nhanh tay cho dậy mùi thơm, tắt bếp.
Đổ thịt vào tô, thêm 1 thìa ăn cơm đường, 1/3 thìa ăn cơm bột canh, 3 thìa ăn cơm nước cốt chanh, ớt thái lát, hạt tiêu xay, chút xíu bột ngọt (không bắt buộc) vào, đeo găng tay nilon vào bóp đều để tất cả được thấm hết gia vị.
Bước cuối cùng là cho lá chanh và gừng thái chỉ, vừng rang vàng vào bóp đều lại lần nữa là xong.
8. GỎI BÒ RAU LANG TRỘN MẮM ME
Nguyên liệu:
- 1 bó rau lang
- 200g thịt bò
- 1 vắt me nhỏ
- 30g đậu phộng
- Rau húng lủi, tỏi, ớt
- Nước mắm, đường, muối, dầu ăn, bột nêm, dầu hào, tiêu.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Rau lang nhặt bỏ phần gốc, lá già, chỉ lấy phần ngọn non. Sau đó rửa thật sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút rồi rửa lại, vớt ra để ráo.
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đậ.p giập, bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, bỏ cuống, xắt nhỏ. Me ngâm với 1/2 bát nước ấm cho mềm, sau đó qua rây chà lấy phần nước cốt. Rau húng lủi nhặt bỏ gốc già, lá úa giập, rửa sạch, để ráo nước. Đậu phộng rang chín, bóc vỏ giã giập.
- Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng.
Bước 2: Ướp thịt bò
Ướp thịt với 1/2 chỗ tỏi bằm ở trên, 1 thìa dầu hào, ít bột nêm và xíu tiêu khoảng 10 phút cho thịt ngấm gia vị.
Bước 3: Làm nước trộn mắm me
- Cho 2 thìa nước cốt me, 2 thìa nước mắm và 2 thìa đường vào bát khấy tan. Bắc chảo lên bếp. Chảo khô cho 1/2 thìa dầu ăn vào, dầu nóng cho phần tỏi còn lại vào phi thơm. Sau đó cho hỗn hợp nước mắm me ở trên vào đun cho hơi sệt lại chút, nêm nếm vừa ăn thì tắt bếp, cho ra bát, thêm ớt xắt là được nước sốt trộn gỏi.
Lưu ý: Bạn có thể không cần chưng mắm mà chỉ cần trộn các nguyên liệu nước cốt me, nước mắm, đường, tỏi và ớt là được. Nhưng khi chưng sẽ giúp món gỏi thơm hơn và không bị ra nước nhiều.
Bước 4: Trộn gỏi
- Thêm 1/2 thìa dầu ăn vào chảo trên, dầu nóng cho thịt bò vào đảo đều tay. Thịt chín cho ra đĩa để riêng.
- Bắc nồi nước sôi, khi nước sôi thêm xíu muối vào nồi để rau được xanh hơn. Sau đó cho rau lang vào luộc sơ. Nước sôi trở lại, đảo đều rau sau đó vớt ra rổ, tãi đều cho rau nguội nhanh và xanh.
- Cho rau lang, thịt bò vào 1 tô lớn, cho từ từ phần mắm me ở trên vào trộn đều, nêm nếm vừa ăn. Sau đó thêm rau húng lủi xắt nhỏ, 1/2 chỗ đậu phộng vào trộn đều.
Cho gỏi thịt bò rau lang mắm me ra đĩa, rắc phần đậu phộng còn lại lên là được.
Cúng Rằm tháng Giêng, thêm 5 món nộm này vào mâm cỗ vừa ngon lại không ngán Hương vị tươi ngon, thanh mát của các món nộm sẽ giúp mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng thêm hấp dẫn hơn nhiều. NỘM DẠ DÀY Nguyên liệu: - 1 cái dạ dày lợn - 2-3 quả dưa chuột - 1 quả xoài xanh - 1/2 củ cà rốt - Rau thơm: mùi ta, mùi tàu - 3 củ hành tím - 2...