8 mẹo vệ sinh nội thất ô tô đơn giản và nhanh gọn để đón Tết
Vệ sinh giá để cốc, làm sạch cửa gió điều hòa, làm sạch đồ da bằng dầu oliu,… là những cách vệ sinh nội thất ô tô bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà.
Dịp cuối năm rộn ràng, Tết đang cận kề, hãy cùng tham khảo những cách vệ sinh nội thất ô tô sạch sẽ và nhanh chóng dưới đây để cùng gia đình vi vu chơi xuân.
1. Làm sạch cửa gió điều hòa bằng thìa và khăn
Cửa gió điều hòa là một trong những nơi khó làm sạch nhất trên xe ô tô, để làm sạch nó dễ dàng và tiết kiệm thời gian, bạn có thể lấy một chiếc khăn nhỏ quấn quanh một cái thìa và bắt đầu làm sạch những khoảng trống, khe hở nhỏ trên cửa gió điều hòa, sẽ giúp bụi bẩn biến mất nhanh chóng.
2. Khử mùi hôi trên ghế da bằng baking soda
Để loại bỏ mùi hôi trên thảm hoặc ghế da trên ô tô, bạn chỉ cần rắc một ít baking soda lên trên, để trong một vài phút và sau đó làm sạch bằng máy hút bụi. Đặc biệt, baking soda cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trên đệm ghế của bạn mà không cần phải sử dụng bất kỳ chất hóa học, thuốc tẩy rửa nào khác.
3. Làm sạch đồ da bằng dầu ô liu
Dầu ô liu có thể được sử dụng như là một cách vệ sinh tự nhiên cho ghế da, cửa ra vào và bảng điều khiển trên xe ô tô. Tuy nhiên, bạn không nên đổ trực tiếp dầu ô liu lên đồ da cần làm sạch. Thay vào đó, hãy đổ loại dầu này lên một miếng vải và sau đó nhẹ nhàng lau lên bề mặt của đồ da, ghế da và nó sẽ nhanh chóng biến những vật dụng khó vệ sinh trong xe hơi của bạn trở nên sáng bóng và sạch sẽ trở lại.
4. Vệ sinh kính chắn gió và cửa sổ bằng giấy ướt trẻ em
Với một túi khăn giấy ướt dành cho trẻ em có thể giúp bạn dễ dàng lau sạch cửa sổ và kính chắn gió trên xe ô tô, giúp lấy đi những vết bụi bẩn dễ dàng mà bạn không cần phải sử dụng thêm bất cứ loại chất tẩy rửa nào khác.
5. Giữ sạch lưng ghế xe ô tô bằng tấm chắn bảo vệ
Lưng ghế trước là bộ phận có thể rất dễ bẩn trong xe ô tô, đặc biệt là khi những đứa trẻ ngồi đằng sau. Trong trường hợp này, giải pháp cho bạn là hãy trang bị một tấm chắn bảo vệ lưng ghế để giúp hạn chế được hơi ẩm và các dấu chân do những đứa trẻ để lại.
6. Vệ sinh giá để cốc chỉ bằng một cái tất (vớ)
Giá để đồ uống thường là một trong những nơi bẩn nhất trong xe hơi. Tuy nhiên, chỉ cần dùng một chiếc tất thì bạn có thể dễ dàng lau chùi vị trí “khó chịu” này.
Video đang HOT
7. Để hộp khăn giấy ở nơi dễ tìm nhất
Đặt hộp hoặc túi đựng khăn giấy cố định trên tấm chắn nắng của xe ô tô hoặc hộc chứa đồ phía trước của ghế phụ là một giải pháp tiện ích có thể giúp bạn dễ dàng tìm thấy để lau chùi, dọn dẹp khi cần thiết.
8. Tạo hương thơm mát trong xe ô tô
Nếu thời tiết bên ngoài thật sự nóng, bạn có thể sử dụng một ít sáp thơm, bỏ vào trong một lọ nhỏ, lắc nhẹ và đặt nó lên bảng điều khiển. Khi không khí trong xe đủ ấm, sáp sẽ dần tan chảy và lan tỏa mùi hương thơm mát trong chiếc xe của bạn, tạo cảm giác dễ chịu cho những người trong xe khi phải di chuyển trong thời gian dài dưới tiết trời nắng nóng.
Ngoài ra, việc sắp xếp ngăn nắp những vật dụng, đồ dùng cá nhân trong xe sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn trong việc dọn dẹp vệ sinh cho xe.
Theo Danviet
Quy trình vệ sinh nội thất ô tô một cách kỹ càng
Vệ sinh nội thất ô tô là biện pháp cần thực hiện thường xuyên và đúng cách để giữ chất lượng và giá trị của 1 chiếc xe.
Hơn nữa, xe bẩn và có rác bừa bãi cũng là nhân tố gây ra tai nạn ô tô. Điển hình như lon nước ngọt mắc kẹt tại bàn đạp phanh hoặc cửa sổ bẩn làm mất tầm nhìn... Việc dọn dẹp, vệ sinh nội thất xe thật dễ dàng và kỹ càng hơn khi làm theo các quy trình sau.
Quy trình vệ sinh nội thất ô tô một cách kỹ càng
Phần 1: Dọn rác, loại bỏ vật thừa
Theo kinh nghiệm ô tô, trong khi dọn rác và vệ sinh nội thất ô tô, chủ xe nên tháo dỡ các trang bị phụ trợ, cài đặt trên xe như bệ gắn smartphone, tượng bảo an, vật phong thủy cùng các vật dụng linh tinh khác để quá trình vệ sinh thuận tiện hơn. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội tốt để tìm lại các vật dụng bị mất như tiền lẻ, chìa khóa, bật lửa... bỏ quên hoặc làm rơi khi đi xe.
Loại bỏ tất cả các vật liệu cứng, cồng kênh như chai nhựa, bình thủy tinh. Chai nước, giấy và các-tông nên bỏ vào thùng rác tái chế.
Nên chuẩn bị găng tay cùng túi rác để vệ sinh thuận tiện. Khẩu trang cùng mắt kính bảo hộ cũng là các vật dụng nên sử dụng khi làm vệ sinh.
Phần 2: Vệ sinh bảng điều khiển trung tâm
Làm ẩm một miếng giẻ bằng chất tẩy rửa gia dụng hoặc nước lau kính. Chùi theo thứ tự từ nơi sạch nhất đến nơi bẩn nhất, cuối cùng là các vệt bám cứng đầu.
Theo đó, người dùng làm sạch khu vực bảng táp-lô, tay lái rồi đến bảng điều khiển trung tâm. Tiếp đến là chùi kính đồng hồ lái sau vô-lăng. Nên chú ý các vị trí dễ quên như cần số và hộc cửa.
Chủ xe nên dùng khăn giấy vệ sinh hoặc nhiều giẻ lau sạch để tránh trường hợp dùng 1 khăn bẩn làm dơ nội thất xe. Cũng nên dùng cây bông gòn để chùi các vị trí nhỏ, khó tiếp cận như viền trang trí xung quanh bảng điều khiển hoặc các khe của cổng điều hòa.
Dùng bàn chải cũ để vệ sinh phím điều khiển và núm xoay. Nên sử dụng bàn chải xoay theo chiều kim đồng hồ khi chùi vết bẩn.
Phần 3: Chùi cửa sổ
Làm ẩm khăn microfibre với chất tẩy rửa cửa sổ. Nên sử dụng khăn microfibre hay còn gọi là khăn siêu mịn vì chúng loại bỏ các vết ố trên cửa sổ rất tốt và không để lại vệt trắng sau khi chùi.
Lưu ý: Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô, nên tránh chất tẩy rửa có thành phẩm amoniac vì chúng ẩn chứa nguy cơ làm hư hại các trang bị từ nhựa và làm hỏng cửa kính. Hơn nữa, chủ xe có kính màu nên cẩn thận và lựa chọn chất tẩy rửa phù hợp với kính nhằm tránh trường hợp bay màu, loang lỗ.
Dùng khăn tẩm chất tẩy chùi sạch kính xe từ kính chắn gió cho đến cửa sổ bên và cả cửa sổ mái (nếu có). Tương tự như lau chùi nội thất xe, nên lau theo chiều kim đồng hồ để tối ưu hóa việc làm sạch.
Lưu ý: Các khu vực rìa cửa sổ thường đóng bẩn nhiều hơn các vị trí khác. Trong lúc chùi, nên đổi mặt giẻ lau để bề mặt chùi luôn sạch, không dây bẩn đến các vùng khác.
Phần 4: Dọn dẹp hộc đựng và vệ sinh ghế cùng sàn xe
Trước khi hút bụi, chủ xe nên tháo và rũ sạch các tấm trải sàn nhựa trước khi vệ sinh bằng nước rồi phơi khô. Đối với sàn vải, người lái có thể hút bụi thẳng thảm trải từ trong xe hoặc có thể tháo ra để vệ sinh sạch hơn trước khi cố định lại vào sàn xe.
Quy trình hút bụi nên thực hiện theo chiều từ trên xuống dưới. Nên chú ý hút kỹ các khu vực lồi lõm, khe rãnh của xe và sử dụng các đầu vòi thích hợp cho từng vùng. Trong lúc hút bụi, người vệ sinh nên sử dụng kèm các công cụ hỗ trợ như chổi, bàn chải... để đẩy bay các vết bám cứng đầu, giúp việc hút bụi hiệu quả hơn.
Lưu ý, nên di chuyển, điều chỉnh ghế ngồi để dọn vệ sinh, làm sạch vùng dưới ghế.
Đối với ghế và trang bị bọc da, tay lái cần chăm sóc, bảo dưỡng kỹ để chúng không bị khô, nứt và bong tróc. Sử dụng kết hợp chổi mịn, khăn mềm cùng dung dịch vệ sinh, bảo dưỡng ghế da để chúng giữ được chất lượng cùng độ thẩm mỹ sẵn có. Tốt nhất, chủ xe nên thử vệ sinh tại 1 góc nhỏ và khó thấy để đảm bảo rằng các hóa phẩm vệ sinh phù hợp với chất liệu da trên xe, không gây tổn hại, ố màu... Tuy nhiên, nếu ghế da đã quá cũ với hư hỏng nặng thì việc thay, bọc da mới là 1 điều đáng cân nhắc.
Trường hợp ghế cùng nội thất bọc vải tiêu chuẩn, chủ xe hãy đọc hướng dẫn sử dụng để biết các loại dung dịch vệ sinh phù hợp cho xe. Sau đó, tiến hành theo quy trình hút bụi, chùi sạch rồi hút bụi 1 lần nữa để đảm bảo vệ sinh. Lưu ý, không nên dùng hóa phẩm lau kính và khăn đã dùng lau kính để vệ sinh ghế nhằm tránh hư hỏng ngoài ý muốn do tàn dư hóa chất.
Loại bỏ các vết bám cứng đầu
Kẹo chảy, vệt sô cô la, bút màu, ố cà phê và ngay cả máu đều có thể bám bẩn trên ghế xe. Người vệ sinh có thể sử dụng các chất tẩy chuyên dụng cho nội thất ô tô để loại bỏ các vết dơ cứng đầu.
Đối với bã cao su hoặc sáp bám vào bề mặt nội thất, người lái nên dùng đá lạnh đông cứng các chất dẻo trên trước khi loại bỏ khỏi xe để hạn chế dây bẩn và vệ sinh thuận tiện hơn.
Phần 5: Kết thúc
Vì sử dụng nhiều hóa chất và dung dịch làm sạch nên người lái nên thông gió, xả khí nội thất xe để loại bỏ các mùi của hóa phẩm vệ sinh và giúp xe mau khô. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm phù hợp để xịt thơm giúp mùi trong xe dễ chịu hơn, loại bỏ mùi khói thuốc, xăng, dầu... tồn đọng trong xe.
Lắp đặt lại thảm, phụ kiện và trả ghế lại vị trí ban đầu. Lưu ý các khu vực quan trọng như cần số, bàn đạp ga, bàn đạp thắng không bị vướng để tránh trường hợp kẹt cứng khi sử dụng.
Theo DDDN
Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô hoạt động như thế nào? (Phần 1) Collision avoidance system - Hệ thống phòng tránh va chạm. Được thiết kế với mục đích giảm thiểu va chạm của xe ô tô, hoạt động độc lập song song với người lái xe. Cùng Ngaynay tìm hiểu về cơ chế hoạt động của hệ thống này. Hệ thống phòng tránh va chạm.hoạt động bằng cách thu thập thông tin phía trước xe,...