8 lưu ý cực kỳ quan trọng hơn 11 triệu người Việt lớn tuổi cần biết để bảo vệ bản thân trong dịch Covid-19
Theo chuyên gia, nhóm người cao tuổi là nhóm bệnh nhân khi mắc Covid-19 sẽ có nguy cơ bệnh chuyển biến nặng.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê , Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị cho hay, Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn trong số này mắc nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành… Trung bình người Việt Nam trên 60 tuổi có 2,6 bệnh, trên 80 tuổi 6,8 bệnh.
Việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng đối với người cao tuổi, sức đề kháng suy giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng khi dịch bệnh xảy ra.
Tại Việt Nam, có 17/245 trường hợp bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đều là người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền mạn tính.
Để phòng tránh bệnh Covid-19 người cao tuổi cần lưu ý một số điểm dưới đây:
1. Hãy ở nhà, hạn chế ra ngoài
Với những người mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành…), bệnh phổi ( hen phế quản, bệnh phổi mạn tính…), đái tháo đường… nên ở nhà. Vì đây là nhóm đối tượng nếu không may bị mắc Covid- 19 thì dễ diễn biến nặng và nguy cơ tử vong cao.
Với những trường hợp bắt buộc phải ra ngoài thì:
Cần: Đeo khẩu trang; Giữ khoảng cách 2m với người có biểu hiện ho, hắt hơi…; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
Tránh: Đến những nơi đông người như chợ, lễ hội, đám cưới…; Đi lại bằng máy bay, tàu thủy; Tham gia phương tiện công cộng như xe buýt, tàu…
Tại Châu Âu và Mỹ người già là nhóm có nguy cơ tử vong cao trong đại dịch Covid-19, ảnh minh hoạ.
2. Sử dụng khẩu trang
- Người cao tuổi khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang
- Đối với người cao tuổi tại cộng đồng: áp dụng đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế thông thường
- Đeo khẩu trang đúng cách: Kéo khẩu trang vải che kín cả mũi lẫn miệng; Trong quá trình đeo khẩu trang, tránh không dùng tay chạm vào mặt trước khẩu trang; Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào phần dây đeo qua tai để tháo khẩu trang, tránh dùng tay cầm vào mặt trước của khẩu trang để tháo ra; Giặt sạch khẩu trang hàng ngày bằng xà phòng để dùng lại cho lần sau; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh.
Giữ khoảng cách an toàn:
- Tránh tiếp xúc gần hay dùng chung vật dụng ăn/uống với người có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi… hoặc người từ vùng dịch về.
- Chủ động bố trí nơi sinh hoạt riêng của người cao tuổi cách nơi sinh hoạt chung trên 2m. Nếu có thể người cao tuổi nên ở phòng riêng.
- Nếu người cao tuổi phải ra khỏi nhà, nên giữ khoảng cách với người khác tối thiểu 2 mét.
3. Rửa tay và giữ vệ sinh cá nhân
Video đang HOT
Rửa tay giúp người cao tuổi phòng chống dịch bệnh Covid-19 cũng như rất nhiều tác nhân gây bệnh khác
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn sẽ diệt vi rút nếu tay bạn có dính vi rút.
- Rửa tay: Nhiều lần trong ngày; Sau khi ho, hắt hơi; Sau khi tháo khẩu trang; Sau khi chăm sóc người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Sau khi tiếp xúc với dịch tiết; mũi, họng, ho hắt hơi của người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Trước các bữa ăn và trước khi chế biến thực phẩm; Sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật;Sau khi đi vệ sinh.
Khi không có xà phòng và nước sạch có thể rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn.
4. Duy trì chế độ luyện tập đều đặn tại nhà
- Đừng quên tập thể dục ngay cả khi không thể ra ngoài. Người cao tuổi có thể duy trì và nâng cao sức khỏe tại một góc nhà, ban công, trước màn hình vô tuyến.
- Tập luyện mang lại sức mạnh về tinh thần, giảm căng thẳng, lo lắng.
5. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý
- Người cao tuổi cần ăn đủ, đa dạng thực phẩm để phòng tránh suy dinh dưỡng, sụt cân. Chế độ ăn cần đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, trứng và có thể phối hợp các loại đậu đỗ như đậu tương, đỗ xanh, đỗ đen…
Chế biến hợp khẩu vị, sở thích, khả năng nhai nuốt thức ăn để có thể ăn đủ số lượng. Nếu không thể ăn đủ lượng thực phẩm cần thiết, gầy, hoặc sụt cân nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.
- Có thể sử dụng một số gia vị/thực phẩm chứa các chất giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, nghệ, sả, nấm, tảo biển, trà xanh, sữa chua…
- Ăn chín uống sôi. Đảm bảo an toàn bảo quản, chế biến thực phẩm.
- Người cao tuổi nếu mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hay suy thận, suy tim thì thực hiện chế độ ăn điều trị các bệnh này như bác sĩ đã hướng dẫn.
- Uống nước đủ: người cao tuổi uống từ 6 – 9 cốc (tương đương 1200ml -1800ml). Người cao tuổi có thể không cảm thấy khát nước, do vậy, người chăm sóc, các con/cháu cần nhắc người cao tuổi uống đủ nước. Cần uống nươc sach, ấm, uống tưng ngụm nhỏ va chia đều trong ngay ngay ca khi không khat để giữ ẩm cổ họng. Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, không uống nước ngọt thay nước lọc.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, không uống rượu, bia.
6. Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính
Người cao tuổi có các bệnh mạn tính như: Đái tháo đường, bệnh phổi mạn, bệnh tim mạch, huyết áp…
Đảm bảo đủ thuốc. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ; không tự ý bỏ thuốc, thay đổi thuốc, tăng liều, giảm liều.
- Theo dõi tình hình sức khỏe bản thân hàng ngày như nhiệt độ, huyết áp, đường máu (nếu có thể) … Bất cứ sự thay đổi nào dù nhỏ hay thoáng qua về sức khỏe phải báo ngay cho người thân và nhân viên y tế.
- Liên lạc hoặc nhờ con cháu liên lạc với nhân viên y tế để được khám và tư vấn khi cần.
- Các trường hợp cấp cứu, biến chứng bệnh như hạ đường máu (đói, run, vã mồ hôi…), tăng đường máu, huyết áp cao…: khẩn trương liên hệ với cơ sở y tế.
7. Cung cấp thông tin về sức khỏe bản thân
- Hãy nói ngay với người thân, người chăm sóc về những bệnh hiện mắc và thuốc đang điều trị.
- Tự khai báo hoặc nhờ người thân khai báo trực tuyến về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Cập nhật thông về dịch Covid-19 qua báo đài của Trung ương, địa phương để chủ động phòng chống dịch. Tránh hoang mang lo lắng trước các thông tin chưa được kiểm chứng.
- Lưu số điện thoại đường dây nóng của cơ sở y tế gần nhất, gọi hỗ trợ (hoặc nhờ con cháu gọi) khi có triệu chứng về hô hấp như: ho, sốt, tức ngực, khó thở…hoặc cần tư vấn các vấn đề về sức khỏe.
8. Chuẩn bị trước một số việc cần làm nếu không may bản thân bị ốm hoặc bị cách ly
- Có sẵn thông tin, số điện thoại của Trạm y tế xã phường, Bác sĩ hiện đang chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi để được tư vấn khi cần thiết.
- Hãy lưu số điện thoại của người thân, hàng xóm…
- Dự phòng người chăm sóc (nhiều phương án vì người chăm sóc mình không có khả năng như bị cách ly hoặc bị ốm…)
- Chuẩn bị vật dụng thiết yếu, thức ăn, thuốc thiết yếu, thuốc điều trị bệnh hàng ngày…
- Nếu người cao tuổi không có người chăm sóc báo với chính quyền địa phương để được giúp đỡ khi cần.
Ngọc Minh
Làm động tác này đều đặn 2 lần mỗi ngày chẳng tốn một xu nhưng chính là "liều thuốc đại bổ" cho cơ thể
Đây chỉ một động tác đơn giản nhưng hiệu quả đối với sức khỏe vô cùng lớn. Các chuyên gia về y tế sẽ chia sẻ về tác dụng kỳ diệu của động tác này nếu thực hiện 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
Bác sĩ y học Trung Quốc - Đường Tổ Tuyên cho biết khi 49 tuổi, ông bị viêm não và hôn mê 5 ngày, sau đó được cứu sống. Tuy nhiên sau khi hồi phục, ông bị huyết áp cao, tăng lipid máu và tăng đường huyết, bình thường khi đi bộ phải mang theo túi oxy. Thông qua xoa bụng, cơ thể ông hoàn toàn được điều tiết trở lại. Năm nay 76 tuổi, ông vẫn rất khỏe mạnh.
Lộ Chí Chính, một bậc thầy về y học Trung Quốc, đã hơn 90 tuổi nhưng ông vẫn tràn đầy năng lượng.
Lộ Chí Chính, một bậc thầy về y học Trung Quốc, đã hơn 90 tuổi nhưng ông vẫn tràn đầy năng lượng. Bí quyết để giúp ông giữ gìn sức khỏe chính là xoa bụng, ông Lộ thực hiện massage bụng mỗi ngày sau khi ăn khoảng 1 tiếng rưỡi.
Cũng là một bậc thầy trong y học Trung Quốc, bác sĩ Lý Tế Nhân, mặc dù hơn 80 tuổi nhưng da dẻ ông vẫn rất hồng hào, thậm chí còn mọc lại tóc đen và lông mày màu trắng cũng chuyển sang màu đen.
Bác sĩ Lý Tế Nhân cũng có phương pháp kéo dài tuổi thọ là xoa bụng.
Ông nói, chủ yếu là phải "bổ sung" nhưng "bổ sung" ở đây không phải bổ sung nhiều các loại thực phẩm, các loại thuốc, mà là xoa bụng. Ông Lý nói: "Đây chính là chất bổ sung lớn nhất của tôi, nó có vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe. Kiên trì xoa bụng, không chỉ giúp thúc đẩy tiêu hóa, chữa táo bón, cả những người ốm, người mắc bệnh mãn tĩnh cũng sẽ dần dần khỏe mạnh trở lại".
Xoa bụng vào sáng tối, bách bệnh không đến
Bác sĩ Lý Tế Nhân nói, động tác này rất đơn giản và thực hiện cũng rất dễ, nhưng cần phải có sự kiên trì thì mới đạt được hiệu quả. Mọi người không cần phải quá lo lắng khi sử dụng phương pháp này. Nếu bản thân khi thực hiện có một chút sai lệch cũng không sao, nuôi dưỡng sức khỏe theo phương pháp này chủ yếu nằm ở 2 điểm: Bạn phải thoải mái và kiên trì trong thời gian dài.
Xoa bụng một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Tốt nhất nên thực hành trong khung giờ trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Nếu bạn có sự kiên trì, bạn cũng có thể thực hiện thêm một lần vào buổi chiều. Sau khi luyện tập khoảng một tuần, bạn có thể cảm thấy khí trong bụng biến thành hình ảnh gợn sóng. Nếu bạn kiên trì trong một tháng, bạn có thể cảm nhận được những thay đổi đáng kinh ngạc.
1. Tư thê xoa bụng
Xoa bụng một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối rất tốt cho sức khỏe.
Nhiêu ngươi cho răng, viêc đưng hay ngôi trong khi xoa bung hoan toan không anh hương đên hiêu qua cua liêu phap dương sinh nay.
Ky thưc, xoa bung đung tư thê co thê mang lai hiêu qua gâp nhiêu lân so vơi mong đơi. Theo các chuyên gia, xoa bung trong luc đưng thăng không tôt băng viêc vưa ngôi vưa xoa bung. Trong khi đo, tư thê ngôi xoa bung lai không hiêu qua băng năm ngưa xoa bung.
2. Động tác và hô hấp
Việc xoa bụng và hít vào thở ra đúng cách rất quan trọng. Trước khi thực hiện, chúng ta nằm ngửa, hít sâu 9 lần, sau đó đem tay phải đặt ở trên rốn, tay trái ấn lên mu bàn tay phải. Sau đó lấy rốn làm trung tâm, tiến hành xoa ngược chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài, liên tục 36 lần như thế thì đổi tay.
Việc xoa bụng và hít vào thở ra đúng cách rất quan trọng.
Những điều cần chú ý khi xoa bụng
Thời gian nằm xoa bụng là từ 10-30 phút. Tốc độ nên chậm và đều, có người xoa 1200 vòng trong 35 phút, tức là hơi nhanh. Đầu tiên khi xoa bụng, tốc độ cứ 2-3 giây xoay 1 vòng, trong vòng 30 phút nên xoa trong khoảng từ 600-900 vòng.
Nếu xoa bụng quá nhanh sẽ khiến bạn dễ mỏi tay và mất sức. Xoa bụng không nên dùng lực quá mạnh, nên xoa nhẹ nhàng. Khi xoa, bình thường sẽ xuất hiện cảm giác nóng phần bụng, cảm giác đói, hoặc là thoát khí... Đó là những phản ứng bình thường, không cần lo lắng.
Xoa bụng không nên thực hiện khi quá no và quá đói, nếu da bụng bị nhiễm trùng có mủ hoặc viêm cấp tính như viêm ruột, kiết lỵ và viêm ruột thừa thì không nên xoa bụng để ngăn ngừa viêm lan rộng. Người bị ung thư cũng không nên xoa bụng.
Chỉ cần kiên trì thực hiện xoa bụng trong một tháng, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt trong cơ thể. Xoa bụng se giup tiêu trư tao bon, loai bo cac tôn thương da day, giam đây hơi, chương bung, phong ngưa cao huyêt ap, viêm tuyên tiên liêt, bênh mach vanh, bênh tim thư phat, bênh phôi, tiêu đương, viêm thân... đặc biệt có thể giảm mỡ bụng, khiến cơ bụng săn chắc.
Nguồn: Aboluowang/Helino
Phòng ngừa lây nhiễm ở người cao tuổi Người cao tuổi, sức đề kháng suy giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng khi dịch bệnh xảy ra. Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị, chiều 8/4 cho biết Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn...