8 lợi ích bất ngờ của hoa đậu biếc
Không chỉ cho thực phẩm màu sắc tự nhiên đẹp mắt, hoa đậu biếc còn có tác dụng làm đẹp, kháng khuẩn, ngăn ngừa ung thư… Bạn có biết hết những công dụng bất ngờ tốt cho sức khỏe của hoa đậu biết chưa?
Hoa đậu biếc có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe khi dùng trong món ăn, thức uống – ẢNH: KHẢI LINH
Thời gian gần đây, giới trẻ rất thích thú thưởng thức món thức uống lạ mang nhiều màu sắc xanh biếc, tim tím, hồng hồng… ở các quán trà sữa. Đó là trà làm từ hoa đậu biếc.
Hoa đậu biếc còn tạo nên “cơn sốt”, được nhiều người mê mẩn dùng trong chế biến, tạo màu cho nhiều món ăn như xôi, rau câu, các loại bánh, thức uống, trà hoa đậu biếc…
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 (BS.CK2) Hoàng Thanh Hiền, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, Bệnh viện Quận 11 (TP.HCM): Đậu biếc (còn được gọi là đậu hoa tím, bông biếc) là một loài cây leo, thân thảo, sống nhiều năm, thường được trồng làm hàng rào hoặc thành giàn hoa. Không chỉ cho thực phẩm màu sắc tự nhiên đẹp mắt, hoa đậu biếc còn nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Đã có những công trình nghiên cứu khoa học phân tích được từ hoa đậu biếc nhiều hợp chất hữu cơ, đáng chú ý là 2 hoạt chất: anthocyanin (một loại flavonoid) tạo nên màu xanh rực rỡ của hoa và cliotide.
1. Tạo màu tự nhiên, đẹp mắt
Hoa đậu biếc (dùng tươi, sấy khô hay tán thành bột) khi ngâm trong nước khoảng 5 phút sẽ tạo được một loại nước có màu xanh biếc, không mùi vị.
Lọc xác hoa lấy phần nước. Sau đó đổ vào hỗn hợp đường/mật ong, đá hoặc sinh tố, cocktail (có thêm trái cây khác như dâu tây, táo…), thêm một chút hương vani thì sẽ thành một thức uống vừa ngon mát, vừa có màu sắc tuyệt đẹp.
Màu từ hoa đậu biếc biến đổi từ xanh biếc, hồng đến tím tùy theo lượng hoa và nguyên liệu pha chế.
2. Làm đẹp
Uống nước/trà hoa đậu biếc có tác dụng làm đẹp da, đẹp tóc, chống lão hóa, chống béo phì.
Video đang HOT
Hoạt chất trong hoa đậu biếc cải thiện sức khỏe tế bào. Chúng cũng làm máu lưu thông tốt đến mọi ngóc ngách cơ thể giúp nuôi dưỡng tốt da lông, làm chậm sự lão hóa, ngăn ngừa rụng tóc và làm cho tóc đen bóng mượt.
Hơn nữa, anthocyanin có trong hoa đậu biếc có thể ức chế được phản ứng peroxy hóa lipid, ngăn cản sự tích tụ chất béo trong nội tạng. Nhờ đó, uống nước/trà hoa đậu biếc giúp giữ vóc dáng thon thả, tránh béo phì.
3. Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư
Trong hoa đậu biếc có hoạt chất có khả năng chống ô xy hóa cao nên giảm tối đa sự hình thành các gốc tự do, ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây ra.
Ngoài ra, hoạt chất trong hoa đậu biếc có tác dụng ổn định di thể trong nhân tế bào, bảo vệ màng tế bào, tăng cường khả năng nhận diện ung thư của bạch cầu và thực bào nên hạn chế được sự phát triển tế bào ung thư và bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị.
Trong phòng thí nghiệm, chất cliotide của hoa đậu biếc đã thể hiện khả năng ức chế tế bào ung thư.
4. Tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn
Màu xanh của hoa đậu biếc có hoạt chất anthocyanin giúp bảo vệ ADN và lipid peroxidation khỏi tổn thương và tăng sản xuất cytokine để tăng miễn dịch cho cơ thể.
Đồng thời, các nghiên cứu cũng cho thấy cliotide trong hoa đậu biếc có khả năng kháng khuẩn.
5. Tốt cho tim mạch
Nhiều nghiên cứu cho thấy hoa đậu biếc cải thiện đáng kể nguy cơ tử vong do động mạch vành vì giúp bảo vệ thành mạch, ngừa xơ cứng mạch máu, giảm thuyên tắc máu ngăn ngừa huyết khối não và giảm huyết áp.
6. Kiểm soát đường huyết
Hoa đậu biếc cũng có thể làm tăng tiết insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm một phần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
7. Cải thiện thị lực
Việc tăng cường máu đến các cơ quan cũng giúp cho dòng chảy của máu qua các mao mạch của mắt được cải thiện, làm mắt được bảo vệ tốt, thị lực tăng lên. Mắt được bảo vệ tránh những tổn thương do các gốc tự do nên làm chậm sự tiến triển của đục thủy tinh thể, giúp điều trị những tổn thương của võng mạc.
8. An thần
Theo các tài liệu y học cổ truyền, hoa đậu biếc có tác dụng an thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm là do chất tạo nên màu xanh của hoa.
Tuy nhiên, BS.CK2 Hoàng Thanh Hiền lưu ý vì hoa đậu biếc chứa anthocyanin có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu, tăng lưu thông máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên cần hạn chế dùng trong các trường hợp: phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh, người đang chuẩn bị phẫu thuật, người đang dùng thuốc chống đông máu.
Hoạt chất anthocyanin trong hoa đậu biếc sẽ không có tác dụng bất lợi nào cho người lớn sử dụng dưới 640 milligam mỗi ngày, tức với mức độ uống 1-2 ly trà hoa đậu biếc trong ngày (khoảng 5-10 bông, tương đương 1-2 gram hoa khô) thì sẽ không có hại.
Ho, đau ngực, khó thở khi gắng sức... triệu chứng của bệnh gì?
Khi có triệu chứng khi gắng sức, mệt mỏi do giảm cung lượng tim, ho, đau ngực, đái ít... rất có thể bạn đang bị suy tim.
Suy tim là biến chứng chung của tất cả các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh van tim... Mặc dù suy tim là một bệnh mạn tính khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, nếu biết cách điều chỉnh lối sống khoa học, đồng thời tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị, người bệnh vẫn có thể kiểm soát tốt căn bệnh nguy hiểm này và kéo dài tuổi thọ.
Vừa qua, Bộ Y tế ra Quyết định số 1762/QĐ-BYT ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính".
Ho, đau ngực, khó thở khi gắng sức... là triệu chứng của suy tim (Ảnh minh họa)
Theo đó, suy tim là một hội chứng bệnh lý rất thường gặp và là hậu quả của nhiều bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim...
Suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ để đáp ứng nhu cầu ôxy của cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt của người bệnh.
Tùy thuộc vào suy tim trái, suy tim phải hay suy tim toàn bộ mà triệu chứng có thể khác nhau. Nếu suy tim trái, người bệnh có triệu chứng khó thở khi gắng sức, mệt mỏi do giảm cung lượng tim, ho, đau ngực, đái ít...
Ở giai đoạn đầu của suy tim, người bệnh thường không có biểu hiện bệnh, nhưng khi suy tim tiến triển, một số dấu hiệu có thể xuất hiện như:
- Hụt hơi, khó thở: Ban đầu người bệnh chỉ khó thở nhẹ mỗi khi gắng sức, nhưng về sau khó thở xảy ra cả khi nghỉ ngơi, khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, thậm chí mất ngủ.
- Mệt mỏi: cảm giác như bị suy nhược cơ thể.
- Nặng ngực: cảm như có vật đè nén, ép chặt vào ngực
- Ho khan: bởi máu bị ứ lại tại phổi, có thể ho ra đờm lẫn máu.
- Hoa mắt, chóng mặt: có thể ngất xỉu khi tim hoạt động không hiệu quả
- Nhịp tim nhanh: hồi hộp, trống ngực ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Phù chân và tăng cân: Suy tim khiến máu trong cơ thể lưu thông kém và giảm đào thải dịch qua thận, gây tích tụ nước dẫn tới phù, rõ nhất là ở mắt cá chân, bàn chân.
Ngoài ra, người bệnh suy tim còn có thể có các triệu chứng khác như đi tiểu đêm, đầy hơi, buồn nôn hoặc chán ăn...
Nếu suy tim phải thì người bệnh lại có triệu chứng khó thở thường xuyên, ngày một nặng dần nhưng không có các cơn kịch phát như trong suy tim trái. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải (do gan to) và mệt mỏi, tiểu ít.
Với những bệnh nhân suy tim, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động nặng; giảm muối trong các bữa ăn hàng ngày, thậm chí là ăn nhạt hoàn toàn.
Bỏ thuốc lá, cà phê; Giảm cân nặng ở những bệnh nhân béo phì và tránh các xúc cảm mạnh (stress)...
PHA LÊ
Người bệnh tim mạch dùng thuốc chống đông: Cần lưu ý các dấu hiệu bất lợi Những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành mạn tính, sẽ phải dùng thuốc chống đông lâu dài, trong đó có thuốc clopidgrel. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân sẽ gặp những bất lợi do thuốc gây ra. Vậy làm cách nào để dùng thuốc này được an toàn? Clopidogrel là thuốc có tác dụng giữ tiểu cầu trong máu...