8 loại quả ăn vỏ tốt hơn ruột
Chịu khó khi ăn nho, cà chua, dưa chuột bạn rửa sạch, ngâm nước muối để ăn cả vỏ, sẽ giữ được rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Có một số vỏ trái cây nếu bỏ đi sẽ rất lãng phí và làm mất tác dụng chính của trái cây đó. Để tận dụng cả vỏ trái cây khi ăn thì trước tiên các bạn nên rửa sạch, ngâm nước muối rồi để ra rổ cho khô ráo và ăn luôn cả vỏ lẫn ruột vì vỏ của nó rất tốt.
Vỏ quả nho giảm mỡ máu
Bạn chỉ cần chịu khó rửa sạch rồi ngâm nho trong nước muối 15 phút là có thể ăn cả vỏ mà không phải lo ngại nhiều. Ảnh: theartof.
Vỏ nho có chứa nhiều chất resveratrol hơn thịt nho và hạt nho, có thể giảm mỡ trong máu, chống huyết khối, chống bệnh về động mạch, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt là chất flavonoids trong vỏ nho tím có công hiệu giảm huyết áp. Vỏ nho còn chứa nhiều vitamin, sắt… Đã có những nghiên cứu ứng dụng vỏ nho trong chế biến thực phẩm, dùng để điều trị lượng cholesterol quá cao, tiểu đường…
Vỏ quýt trị đầy bụng, ho đờm
Vỏ quýt (phần cùi trắng) chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, carotene, protein, có thể tạo ra nhiều hương vị thơm ngon, khử mùi tanh khi ăn cá, hải sản. Vỏ quýt có vị thơm, còn có thể điều trị chứng đầy bụng, ho, đờm. Khi nấu nước dùng có thể cho vài lát vỏ quýt để tăng thêm mùi vị và bớt béo.
Vỏ dưa hấu giảm nhiệt cơ thể
Cùi dưa hấu còn dùng để làm món nộm ăn rất mát. Ảnh: Cún Khang.
Cùi dưa hấu (phần màu trắng) có chứa lượng đường, chất khoáng, vitamin phong phú, có tác dụng giải nhiệt, hạ nóng bài trừ mệt mỏi, giảm huyết áp rất tốt. Có thể làm món nộm, nấu canh.
Vỏ táo hỗ trợ tiêu hóa
Video đang HOT
Gần một nửa vitamin C trong quả táo là nằm ở vỏ táo. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hóa trong vỏ táo nhiều hơn thịt táo, thậm chí còn nhiều hơn so với một số loại trái cây khác. Đã có nhiều nhà sản xuất lấy vỏ táo để làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng.
Vỏ dưa leo lợi tiểu giảm sưng phù
Ăn dưa leo để cả vỏ giòn ngon hơn. Ảnh: Cún Khang.
Vỏ dưa leo rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng phù, tốt cho cả người bị tiểu đường. Vì vậy khi ăn dưa leo nên để cả vỏ.
Vỏ lê trị viêm họng
Vỏ lê à một trong những loại thuốc giúp sạch tim, phổi, giảm nóng được dùng trong Đông y. Vỏ lê rửa sạch thái nhỏ, cho thêm chút đường tinh có thể trị được viêm họng. Khi làm món salad dưa chuột, cho thêm ít vỏ lê sẽ khiến món dưa giòn hơn và thơm ngon hơn.
Vỏ cà chua chống ung thư
Nhiều bà nội trợ có thói quen bỏ vỏ cà chua, không nên vậy đâu nhé. Ảnh: Esko.
Chất lycopene trong vỏ cà chua có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể phòng ngăn ngừa bệnh tim mạch, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng chống ung thư. Ngoài ra, vỏ cà chua còn trợ giúp bảo vệ sức khỏe rất tốt. Do vậy, nên ăn nhiều vỏ cà chua hơn bạn nhé!
Dưa vàng bài độc
Vỏ dưa vàng khá đắng nhưng chính chất đắng này giúp hấp thụ vitamin C dễ dàng hơn và giúp bài độc cơ thể. Ngoài ra, vỏ dưa vàng còn có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm. Vỏ dưa hấu, vỏ dưa vàng, vỏ dưa gang sau khi luộc lên làm món nộm dưa kết hợp 3 trong 1 có tác dụng giảm béo rất tốt.
Mimi tổng hợp
Theo VNE
Những lợi ích tuyệt vời từ nước chanh
Quả chanh tuy nhỏ xíu nhưng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ như vitamin C, các vitamin nhóm B, canxi, sắt, magie, kali và chất xơ.
Cách pha một cốc chanh tươi rất đơn giản, còn làm chanh muối thì bạn sẽ dùng được lâu và tiện lợi. Ảnh: Cún Khang.
1. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Vitamin C là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch, và không gì khác có thể cung cấp cho bạn dồi dào loại vitamin này ngoài nước chanh. Mỗi khi căng thẳng, mệt mỏi và nhất là khi bị cảm cúm, một ly nước chanh sẽ giúp bạn nhanh chóng sảng khoái và sớm khỏe khoắn trở lại. Ngoài ra, nước chanh còn giúp làm dịu cơn đau họng.
2. Nguồn cung cấp kali tuyệt vời
Một thực tế thú vị hơn nữa là lượng kali có trong chanh còn nhiều hơn cả táo, hoặc nho, thường xuyên uống nước chanh sẽ giúp tim mạch cũng như não bộ và hệ thần kinh chức năng luôn khỏe mạnh, minh mẫn.
3. Cải thiện đường tiêu hóa
Nước chanh có thể giúp chúng ta phòng ngừa được nhiều chứng bệnh rối loạn tiêu hoá như nôn mửa, ợ nóng, đầy hơi, táo bón, thậm chí có thể giúp làm tan sỏi mật. Nước chanh cũng thúc đẩy cơ thể thải độc tố qua đường tiêu hoá.
4. Giúp làn da tươi trẻ
Nhờ có đặc tính chống ôxy hóa, nước chanh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do và đóng vai trò như một chất chống lão hóa từ trong ra ngoài. Từ đó, góp phần làm làn da bạn thêm tươi tắn.
Mùa đông ngâm chanh với mật ong uống vừa ấm bụng là chống ho, cảm cúm. Ảnh: Cún Khang.
5. Lọc gan, thận và máu
Nước chanh làm tăng enzyme giải độc, giúp cơ thể loại bỏ cặn bã và chất độc hiệu quả hơn.
6. Giam hơi thơ co mui
Nươc chanh lam tươi mat, thơm tho hơi thơ va co thê lam diu cơn đau răng. Tuy vậy, trong chanh có chứa axit citric có thể làm xói mòn men răng, thế nên đừng nên đánh răng sau khi uống nước chanh, hoặc đánh răng trước khi uống nước chanh. Tốt nhất là bạn nên uống nước chanh vào buổi sáng, sau khi thức dậy.
7. Chống ung thư
Tương tự như cách cải thiện làn da, nước chanh bảo vệ cơ thể khỏi những tác động tiêu cực do các gốc tự do gây ra và ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư. Đồng thời, nước chanh có tác dụng kiềm hóa cơ thể làm cho tế bào ung thư ít có khả năng phát triển.
8. Hỗ trợ quá trình giảm cân
Nước chanh có khả năng chuyển hoá hay đốt chất béo nhanh hơn và sợi pectin trong nước chanh khiến bạn có cảm giác no lâu.
Mimi tổng hợp
Theo VNE
14 lý do bạn nên đưa dưa chuột vào thực đơn hàng ngày Dưa chuột được xem là một trong những siêu thực phẩm phổ biến và có lợi nhất cho sức khỏe. Nó đã trở thành món ăn quen thuộc trong mỗi bữa cơm của gia đình Việt. Dưới đây là 14 lý do bạn nên thường xuyên thêm dưa chuột vào thực đơn mỗi ngày: 1. Bổ sung nước cho cơ thể Nếu bạn...