8 loại đồ chơi có thể gây ung thư, vô sinh
Đồ chơi trẻ em hiện nay được bán rất nhiều trên thị trường với đủ các loại mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng… nhưng theo các chuyên gia, hàng loạt đồ chơi trẻ em độc hại vẫn “len lỏi” ra thị trường.
Những đồ chơi đó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn gián tiếp, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tới sức khỏe trẻ khi sử dụng.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), nhiều loại đồ chơi chứa các kim loại nặng như chì, đồng, nickel hay cadmium, chưa kể các chất độc hại khác. Do đó, khi chọn đồ chơi cho con, phụ huynh nên lưu ý tới xuất xứ của sản phẩm, tới nhãn mác của chúng để kiểm tra xem chúng có được dán tem chứng nhận quy chuẩn của Việt Nam, hoặc một loại kiểm định chất lượng khác của thế giới hay không, ví dụ như tiêu chuẩn Mỹ (ký hiệu ATMS) hoặc tiêu chuẩn châu Âu (ký hiệu CE).
Các bác sĩ khuyến cáo 8 loại đồ chơi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ:
1. Hạt nhựa nở có thể gây ung thư
Hạt nhựa nở có thể gây ung thư
Theo kết quả nghiên cứu từ Phòng Kiểm nghiệm nhựa công nghiệp của Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam, các hạt nhựa màu của Trung Quốc thật chất là hạt trương nở. Khi hút no nước thể tích của nó có thể tăng tới 300 – 400 lần. Loại hạt này sử dụng hợp chất polyacryamit rất độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và có khả năng gây ung thư.
2. Bom thối gây nổ
Bom thối là món đồ chơi nên tuyệt đối cấm trẻ chơi bởi nó nổ phát ra mùi khó chịu, giữ mùi lâu. Tuy các bác sĩ chưa rõ hóa chất trong bom thối là gì, nhưng rất có thể thứ đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới não người và thật sự nguy hiểm và thiếu văn hóa.
3. Vịt cao su chứa chất gây vô sinh
Vịt cao su chứa chất gây vô sinh
Theo báo cáo của TOXICs – Free, một tổ chức phi chính phủ rất nhiều vịt cao su cũng như đồ chơi bán trực tuyến chứa nhiều PAE (Phthalic acid esters), một hóa chất gây hại cho hệ sinh sản.
4. Đồ chơi phát sáng ảnh hưởng đến hệ sinh sản
Những sản phẩm này được làm từ nhựa tái chế, có chất phthalate, chất làm tăng độ dẻo, độ bền của nhựa nên có khả năng biến đổi hormone, ảnh hưởng đến hệ sinh sản, gây dị tật đến cơ quan sinh dục của trẻ.
5. Thú nhún có chất gây vô sinh
Video đang HOT
Thú nhún có chất gây vô sinh
Singapore đã cấm triệt để đồ chơi này, cơ quan y tế Việt Nam cũng phát hiện nồng độ chất dẻo phthalate trong loại đồ chơi này cao bất thường. Điều đáng nói là chất này gây tác động tiêu cực đến hệ sinh sản của trẻ.
6. Kẹo thổi bong bóng làm hỏng hệ miễn dịch
Loại kẹo này có thể thổi thành một quả bong bóng đẹp mắt nên trẻ con rất thích. Nhưng glycerin để làm bong bóng có độ dai chính là chất phản ứng có thể làm hỏng hệ miễn dịch của trẻ khi ngấm vào cơ thể.
7. Miếng dán hoạt hình có chứa chất gây ung thư
Báo cáo năm 2015 từ hệ thống cảnh báo RAPEX của Liên minh châu Âu (EU), những sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc này đã bị thu hồi hoàn toàn khỏi thị trường Na Uy vì lý do chứa chất gây tổn hại đến cơ quan sinh sản, thậm chí có thể gây ung thư.
8. Nhẫn, vòng đồ chơi ảnh hưởng tới gan thận
Theo chính các nhà nghiên cứu Trung Quốc, nồng độ nickel trong những hạt cườm nhựa của các loại trang sức dành cho bé gái vượt quá quy định. Khi đeo lâu ngày có thể khiến phần da tiếp xúc bị ngứa ngáy, bong tróc, sưng… thậm chí nặng hơn có thể ảnh hưởng tới gan, thận.
Theo petrotimes
Những bệnh đa số 'mắc là chết' liên quan đến rượu
Uống quá nhiều rượu không chỉ gây thiếu máu, mất trí nhớ, gout, suy giảm chức năng tình dục, vô sinh...mà còn 'hỏng hết' gan, dạ dày, thậm chí gây ung thư, đột quỵ.
Ảnh minh họa: Internet
Nghiện rượu gây nhiều căn bệnh nguy hiểm
Chất cồn tác động rất lớn đến bộ não. Cồn cũng ảnh hưởng đến tình dục và khả năng có con. Cồn làm giảm tính tự kiềm chế và vì thế tăng hưng phấn tình dục. Cồn thuộc vào các chất có tác dụng độc hại đến tinh hoàn và tinh trùng. Nam giới uống rượu trước khi sinh hoạt tình dục chẳng những làm tăng khả năng sảy thai mà còn có thể ảnh hưởng đến việc phát triển của đứa con sinh ra. Người mẹ uống rượu trong thời gian mang thai dễ sinh ra các đứa trẻ có khuyết tật về trí tuệ.
Viêm gan
Viêm gan do rượu là tình trạng viêm và hoại tử tế bào gan kéo dài 1 đến 2 tuần. Triệu chứng gồm: chán ăn, buồn nôn, ói, đau bụng, sốt, vàng da, thỉnh thoảng có rối loạn tâm thần. Bệnh có thể diễn tiến đến xơ gan do rượu qua nhiều năm. Xơ gan do tế bào gan bị tổn thương thường xuyên. Gan nhiễm mỡ là giai đoạn sớm của bệnh gan do rượu, nếu bệnh nhân ngừng uống rượu ở giai đoạn này, bệnh có thể tự khỏi.
Rượu có thể gây tổn thương gan dù uống ít nếu dùng chung với thuốc có chứa acetaminophen. Viêm gan do rượu thường xảy ra ở người nghiện rượu, nhưng nó cũng xảy ra ở người thỉnh thoảng uống rượu. Viêm gan do rượu có thể gây tử vong, đặc biệt nếu bệnh nhân có tổn thương gan trước đó.
Rượu có thể gây tổn thương gan dù uống ít nếu dùng chung với thuốc có chứa acetaminophen. Viêm gan do rượu thường xảy ra ở người nghiện rượu, nhưng nó cũng xảy ra ở người thỉnh thoảng uống rượu. Ảnh minh họa: Internet
Xơ gan
Rượu là chất độc của các tế bào gan, những người nghiện rượu lâu năm dễ bị xơ gan do mô gan biến thành sẹo và mất chức năng hoạt động. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định tất cả những người uống rượu sẽ phát triển thành xơ gan, vì có những người uống rất nhiều rượu mà không hề bị xơ gan, trong khi có những người uống rất ít lại bị xơ gan. Đặc biệt, phụ nữ uống rượu dễ bị xơ gan hơn nam giới.
Mất trí nhớ
Ở người già, bộ não teo lại, trung bình 1,9% mỗi thập kỷ. Đó là một chu trình bình thường ở những người không uống rượu. Tuy nhiên, khi uống rượu, tốc độ teo lại của một số vùng quan trọng điểm trong não tăng nhanh hơn, dẫn đến mất trí nhớ và một số triệu chứng khác như suy giảm khả năng tính toán, phán xét và khả năng giải quyết vấn đề.
Động kinh
Uống nhiều rượu có thể gây ra chứng động kinh, co giật, kể cả những người chưa từng bị động kinh. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng đến những phương pháp và các loại thuốc dùng để điều trị co giật.
Gout
Bệnh gout là một tình trạng viêm hình thành do sự tích tụ của axit uric ở các khớp và gây ra đau đớn. Ngoài yếu tố di truyền, rượu và chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò lớn gây ra bệnh gout. Những người bệnh gout uống nhiều rượu sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
Uống nhiều rượu có thể gây ra chứng động kinh, co giật, kể cả những người chưa từng bị động kinh. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng đến những phương pháp và các loại thuốc dùng để điều trị co giật. Ảnh minh họa: Internet
Huyết áp cao
Rượu có thể làm gián đoạn quá trình giao cảm của hệ thần kinh, đó là hệ thống kiểm soát sự co giãn của mạch máu để đối phó với stress, nhiệt độ, sự gắng sức và những yếu tố môi trường khác. Uống rượu, đặc biệt là nghiện rượu, sẽ làm huyết áp tăng cao. Nếu tình trạng này kéo dài, những ảnh hưởng trên sẽ thành mãn tính. Huyết áp cao còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác bao gồm cả bệnh thận, bệnh tim và đột quỵ.
Bệnh truyền nhiễm
Uống nhiều rượu gây ức chế hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các bệnh nhiễm trùng như lao, viêm phổi, HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Những người say rượu còn có nguy cơ quan hệ tình dục không an toàn. "Say rượu tăng khả năng mắc bệnh tình dục gấp 3 lần so với việc không uống rượu", tiến sĩ Jurgen cho biết.
Bệnh tim mạch
Tim cũng có cấu tạo là một loại cơ, mà các loại đồ uống có nồng độ cồn cao làm suy yếu các cơ nên đương nhiên sẽ làm suy yếu tim mạch. Tim sẽ không thể bơm máu đi một cách hiệu quả như bình thường. Nồng độ cồn càng cao, tác động lên tim càng lớn, chúng làm hẹp các mạch máu và tăng áp lực trong máu, buộc tim phải hoạt động mạnh hơn. Ngoài ra chúng còn gây ra chứng rối loạn nhịp tim.
Uống rượu, đặc biệt là nghiện rượu, sẽ làm huyết áp tăng cao. Nếu tình trạng này kéo dài, những ảnh hưởng trên sẽ thành mãn tính. Huyết áp cao còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác bao gồm cả bệnh thận, bệnh tim và đột quỵ. Ảnh minh họa: Internet
Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng
Sau khi được đưa vào cơ thể, dạ dày là trạm dừng chân đầu tiên của cồn. Chỉ trong vòng 5 phút, 20% quân số sẽ lập tức xâm nhập vào máu bằng cách trượt đi giữa các tế bào biểu mô sản xuất chất nhày. Tại đây, cồn sẽ làm suy yếu các biểu mô bảo vệ dạ dày, do đó tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, ợ nóng, viêm loét và xuất huyết.
Thiếu máu
Uống nhiều rượu có thể làm giảm đột ngột số lượng hồng cầu trong máu giúp vận chuyển oxy để nuôi cơ thể, gây ra thiếu máu. Những người thiếu máu thường bị các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, chóng mặt và kém minh mẫn.
Loãng xương
Uống rượu thường xuyên làm xương trở nên mỏng và yếu, dễ dẫn đến loãng xương. Điều này đồng nghĩa với việc những người nghiện rượu có khả năng cao bị gãy xương và lâu lành. Giải thích về điều này, Sarah Leyland, quản lý cấp cao tại Tổ chức loãng xương quốc gia, Hiệp hội Y học Mỹ cho biết trong cơ thể, quá trình bình thường của xương được xây dựng và tái tạo theo chu kỳ. Rượu làm đảo lộn sự cân bằng này bằng cách ức chế các tế bào tạo xương, gọi là nguyên bào xương. Điều đó có nghĩa mô xương được nhận ít hơn nên mỏng và nhỏ hơn.
Vô sinh
Rượu có thể ảnh hưởng đến khả năng và hiệu suất "yêu" của nam giới vì nó gây ra rối loạn chức năng cương dương tạm thời. Về lâu dài, điều này làm giảm nồng độ testosterone, dẫn đến mất ham muốn tình dục, gây hại tinh hoàn và tinh trùng. Uống rượu nhiều còn khiến tinh hoàn co lại, dẫn đến liệt dương.
Ở phụ nữ, rượu có thể gây ra sự mất cân bằng hormone kiểm soát sinh sản, thậm chí một lượng rượu nhỏ vẫn ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới và làm giảm cơ hội thụ thai. Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy phụ nữ uống 6 đơn vị rượu (khoảng 150 ml) mỗi tuần làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới là 18%, nam giới là 14%. Phụ nữ mang thai uống rượu có nguy cơ sảy thai cao.
Ở phụ nữ, rượu có thể gây ra sự mất cân bằng hormone kiểm soát sinh sản, thậm chí một lượng rượu nhỏ vẫn ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới và làm giảm cơ hội thụ thai. Ảnh minh họa: Internet
Ung thư
Theo tiến sĩ Jurgen Rehm, Hiệu trưởng Đại học Y khoa Toronto, thói quen uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư. Các nhà khoa học tin rằng, nguyên nhân là do cơ thể chuyển hóa rượu thành aldehyde, chất gây ung thư mạnh. Bệnh ung thư ở người sử dụng rượu thường liên quan đến miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan, vú, và vùng trực tràng. Nguy cơ ung thư càng tăng khi những người uống rượu kèm hút thuốc lá.
Bệnh tim mạch
Uống nhiều rượu, nhất là nghiện rượu, sẽ làm cho các tiểu cầu trong máu có khuynh hướng tạo thành cục máu đông, nguyên nhân dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng say rượu tăng nguy cơ tử vong gấp đôi ở những người sống sót sau một cơn đau tim.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt Nam tử vong do ung thư cổ tử cung Năm 2018 Việt Nam ghi nhận có 4.177 phụ nữ được phát hiện mắc ung thư cổ tử cung, 2.420 người tử vong do bệnh này. Ảnh minh họa Phó giáo sư Cao Hữu Nghĩa, Trưởng khoa xét nghiệm lâm sàng Viện Pasteur TP HCM cho biết, ung thư cổ tử cung là một trong 10 loại ung thư có số ca mắc...