8 loại bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm nhất
Khi bạn gặp phải những cơn đau kỳ lạ, bí ẩn hoặc các triệu chứng không giải thích được, bạn hy vọng đi khám, bác sĩ sẽ giải quyết được vấn đề sức khỏe của mình.
Nhưng đôi khi, các bác sĩ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định các rối loạn và bệnh nhất định, theo Health.
Bác sĩ David Fleming, giáo sư y khoa tại Đại học Missouri (Mỹ), cho biết nhiều triệu chứng không đặc trưng và có thể khác nhau tùy từng người.
Trên hết, nhiều xét nghiệm chẩn đoán rất tốn kém và không được thực hiện thường xuyên, và thậm chí không phải lúc nào cũng cho câu trả lời rõ ràng.
Sau đây là 8 bệnh khó chẩn đoán nhất.
Viêm ruột thừa có thể gây đau xung quanh rốn. Nó bắt đầu đột ngột và cơn đau di chuyển xuống phía dưới khi càng nặng hơn. Người bệnh cũng có thể bị buồn nôn, nôn, sốt, táo bón hoặc tiêu chảy.
Không phải lúc nào tình trạng này cũng được chẩn đoán ngay vì bệnh Crohn, bệnh viêm vùng chậu, tắc ruột và viêm đại tràng có thể giống nhau, theo WebMD.
Khám bệnh và xét nghiệm hình ảnh có thể giúp phát hiện tình trạng này.
Một số người có thể bị chứng đau nửa đầu mà không hề hay biết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đối với nhiều người bị đau nửa đầu, không có gì rõ ràng ngoài những cơn đau đầu dữ dội, thường có đặc điểm là đau nhói hoặc đau dữ dội và có thể kèm theo buồn nôn, nôn mửa hoặc nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
Nhưng một số người có thể bị chứng đau nửa đầu mà không hề hay biết, tiến sĩ Fleming nói, theo Health.
Đôi khi, bệnh này có thể rất nghiêm trọng, và bệnh nhân thậm chí có thể bị liệt, và có khi rất tinh tế.
Bệnh nhân có thể cảm thấy chóng mặt, choáng váng hoặc cảm thấy khó chịu trong đầu và đôi khi điều trị bằng loại thuốc không đúng với chứng đau nửa đầu thực sự.
Video đang HOT
Bác sĩ thần kinh sẽ có thể loại trừ các khả năng khác và đưa ra chẩn đoán thích hợp.
Bệnh tiểu đường loại 2 nếu không được điều trị, có thể gây tổn thương các cơ quan chính của cơ thể, đe dọa đến tính mạng.
Tiến sĩ Fleming cho biết, người mắc bệnh tiểu đường có thể mắc bệnh trong nhiều năm mà không biết.
Có rất nhiều người có lượng đường trong máu cao nhưng không đi khám thường xuyên, nên không được kiểm tra.
Họ sẽ không nhận ra mình mắc bệnh cho đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng đến mức bắt đầu bị biến chứng, như các vấn đề về thị lực hoặc tê chân hoặc tay.
Để tránh những vấn đề này, hãy để ý các triệu chứng sớm hơn như tăng cảm giác khát hoặc đói, giảm cân đột ngột và mệt mỏi, theo Health.
Viêm loét đại tràng gây viêm đường tiêu hóa, cũng như gây đau, tiêu chảy.
Vì không có xét nghiệm nào cho viêm loét đại tràng, nên phải chẩn đoán chủ yếu bằng cách loại trừ. Cần phải trải qua nhiều cuộc kiểm tra bằng hình ảnh, xét nghiệm máu, đánh giá, và đôi khi phải loại trừ những bệnh khác.
5. Cường giáp
Khi tuyến giáp tạo ra quá nhiều hoóc môn thyroxine, sẽ gây ra tình trạng này.
Người bệnh có thể hồi hộp, lo lắng hoặc cáu kỉnh và có thể bị rối loạn tâm trạng. Cũng có thể giảm cân, tim đập nhanh hoặc đổ mồ hôi bất thường.
Không phải lúc nào tình trạng này cũng được chẩn đoán ngay. Ảnh SHUTTERSTOCK
6. Suy giáp
Cảm thấy uể oải và tăng cân có thể là những dấu hiệu cho thấy tuyến giáp không sản xuất đủ thyroxine. Nó cũng có thể gây rụng tóc, thay đổi nhu động ruột và dẫn đến nhạy cảm hơn với nóng và lạnh.
Xem xét các triệu chứng và xét nghiệm máu có thể phát hiện ra 2 bệnh về tuyến giáp kể trên.
7. Lạc nội mạc tử cung
Điều này xảy ra khi mô lót bên trong tử cung – gọi là nội mạc tử cung – phát triển bên ngoài tử cung.
Nó có thể dẫn đến đau bụng dưới nghiêm trọng và các vấn đề mang thai.
Lạc nội mạc tử cung có thể bị nhầm lẫn với những thứ khác gây đau ở cùng một khu vực, như u nang buồng trứng hoặc hội chứng ruột kích thích, theo WebMD.
Cách duy nhất để biết là nội soi ổ bụng.
8. Viêm khớp dạng thấp
Đau nhức không rõ nguyên nhân cũng có thể do viêm khớp dạng thấp, theo Health.
Bệnh gây viêm và sưng đau các khớp và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Tiến sĩ Fleming cho biết, giai đoạn đầu của bệnh này có thể bắt chước nhiều tình trạng khác – đôi khi chỉ là cảm giác đau nhức hoặc cứng khớp, có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện sự hiện diện của viêm trong cơ thể.
Sau hai thập kỷ sống chung với bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, người phụ nữ 34 tuổi buộc phải cắt bỏ đại tràng và trực tràng
Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn là hai tình trạng viêm ruột mãn tính, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
Renee Welch, 34 tuổi, hiện đang sống tại Toronto, Canada, đã chiến đấu với bệnh Crohn và viêm loét đại tràng trong 25 năm.
Những dấu hiệu đầu tiên như đau dạ dày, tiêu chảy và nôn xuất hiện từ năm cô 8 tuổi. Bác sĩ đã cho Renee dùng thuốc với hy vọng giảm bớt cơn đau nhưng không đem lại hiệu quả. Một khoảng thời gian sau, cô gái trẻ bắt đầu sụt cân vì thiếu dinh dưỡng, thiếu máu và phải chịu đau đớn khi có một lỗ rò ở hậu môn, một tình trạng nhiễm trùng do viêm đường tiêu hóa gây ra. Dưới đây là những lời chia sẻ của người phụ nữ này về hành trình chiến đấu với bệnh Crohn và viêm loét đại tràng mãn tính:
Chẩn đoán đầu tiên
Renee được chẩn đoán mắc bệnh Crohn từ năm 9 tuổi và cho tới thời điểm hiện tại, cô đã sống chung với bệnh này 25 năm.
Gia đình tôi được giới thiệu đến một bệnh viện dành cho trẻ em ở Toronto và tại đây, họ tiến hành chụp X-quang, cắt lớp, cộng hưởng để xác định nguyên nhân. Bác sĩ chính thức kết luận tôi mắc mắc bệnh Crohn vào khoảng 10 tháng sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Lúc đó tôi mới 9 tuổi.
Đến tuổi thiếu niên, tôi còn mắc viêm tuyến mồ hôi mủ, một bệnh tự miễn gây ra các vết sưng lớn hình thành bên dưới da. Điều này khiến cho cuộc sống của tôi càng trở nên khó khăn hơn. Nhiều lúc tôi thậm chí không thể rời khỏi giường vì quá đau đớn. Tôi đã nghỉ học rất nhiều vì bệnh Crohn và thậm chí phải ở lại lớp vì nghỉ quá số buổi quy định.
Khó khăn ập tới
Renee sau ca phẫu thuật cắt bỏ một phần của ruột và khiến cô phải ở lại bệnh viện 30 ngày.
Vào năm 2003, lúc 17 tuổi, tôi phải nằm viện 1 tháng sau ca phẫu thuật cắt bỏ một phần nhỏ ở ruột kết vì tổn thương do bệnh Crohn và viêm loét đại tràng gây ra. Vào thời điểm đó, bệnh SARS đang lan rộng khắp thế giới. Vì đại dịch toàn cầu, những người duy nhất có thể đến thăm là cha mẹ tôi. Thời gian nhanh chóng trôi qua, đến tháng 1/2019, tôi được đưa vào phòng mổ một lần nữa.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt bỏ trực tràng và tạo một lỗ thoát trong hồi tràng, phần thấp nhất của ruột non. Thay vì đi vệ sinh như bình thường, một túi hậu môn kết nối với lỗ thoát sẽ giúp tôi thu gom chất thải. Tôi chỉ cần thay khi chúng đầy và mang theo mọi lúc mọi nơi. Hai cuộc phẫu thuật đã để lại một mô sẹo nghiêm trọng, không thể loại bỏ trong đại tràng. Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Sau một thời gian, tôi lại mắc một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng. Cuối cùng, tôi đi đến quyết định phẫu thuật lần nữa với sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.
Ca phẫu thuật dự tính sẽ mất 6 tiếng nhưng mức độ nghiêm trọng trong đại tràng của tôi đã kéo dài thời gian lên đến 10 tiếng. Sau đó tôi phải mất một năm mới có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này không đem lại nhiều hiệu quả. Tôi vẫn phải đối mặt với những cơn đau kinh khủng và mệt mỏi. Tôi học cách uống nhiều nước hơn và tăng cường muối trong chế độ ăn uống vì sau khi phẫu thuật cắt đại tràng, cơ thể mất đi khả năng hấp thụ nhiều chất lỏng và muối. Tôi cũng từng bị rụng tóc do thiếu dinh dưỡng, thách thức lớn nhất tôi chưa bao giờ nghĩ tới.
Tôi đã phải tự mình học hỏi rất nhiều điều sau ca phẫu thuật vì khu vực tôi ít người hiểu biết về vấn đề này. Nhiều thứ trở nên rất bất tiện. Tôi phải thay quần áo trong xe ô tô vì đề phòng trường hợp túi hậu môn bị rò rỉ.
Nhìn về tương lai
Renee đã chia sẻ bức ảnh này trên mạng xã hội với lời nhắn: "Đây là chuyến đi chơi đầu tiên của tôi sau ba tháng kể từ khi phẫu thuật".
Tôi từng lo sợ về tương lai của mình. Có những lần tôi nhìn vào túi hậu môn và cảm thấy cuộc sống thật đáng buồn. Căn bệnh có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào. Tôi vẫn đang học cách chấp nhận sống chung với hậu môn nhân tạo. Tuy nhiên, việc cởi mở và chia sẻ câu chuyện của mình đã giúp ích rất nhiều.
Kể từ khi phẫu thuật, tôi không còn dùng thuốc nhưng vẫn đến khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Tôi rất lưu ý chế độ ăn hàng ngày, tránh xa bất kỳ loại thực phẩm nào có thể khiến bệnh bùng phát trở lại.
Những người xung quanh như gia đình và bạn bè cũng tiếp thêm sức mạnh để tôi chiến đấu với căn bệnh về đường ruột mãn tính. Cuộc phẫu thuật đã gây ra rất nhiều khó khăn nhưng tôi không hề hối hận. Tôi đã có được cơ hội thứ hai và tôi sẽ tận dụng điều này.
Thời điểm cần phẫu thuật sỏi túi mật Sỏi túi mật thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi, người béo phì. Bệnh khó phát hiện, chỉ đến khi có những cơn đau rõ rệt thì kích thước sỏi thường đã khá lớn. Túi mật có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật (được gan tiết ra). Khi chúng ta ăn, đặc biệt là thức ăn có dầu, mỡ;...