8 lí do bất ngờ giải thích vì sao Nhật Bản là quốc gia sạch nhất thế giới
Nếu bạn chưa biết tại sao người dân Nhật Bản lại có thể giữ gìn thành phố và đất nước của họ sạch đẹp như vậy thì đây chính là câu trả lời cho bạn.
Nhật Bản từ trước tới nay vẫn được đánh giá là một trong các quốc gia sạch nhất thế giới, dù các vụ rò rỉ phóng xạ, động đất, sóng thần ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường quốc gia này.
Tuy nhiên, trong suy nghĩ của người dân Nhật Bản, “sạch sẽ” là một điều tốt đẹp và người dân không chỉ nghĩ về nó, họ hiện thực hóa suy nghĩ đó bằng các việc làm cụ thể. Từ trẻ con phải tự quét dọn trường học tới các nhân viên công sở quét cổng cơ quan, đó là những khung cảnh hoàn toàn dễ bắt gặp tại Nhật Bản.
Bạn sẽ nhận ra rằng, đó chỉ là một vài câu chuyện trong rất nhiều lý do tại sao đất nước này lại sạch sẽ đến như vậy.
1. Không có thùng rác công cộng? Không vấn đề!
Một trong những điều bạn nhận thấy khi đặt chân tới quốc gia này là việc các thành phố không có quá nhiều thùng rác công cộng.
Tại nhiều quốc gia, việc có thùng rác công cộng được “hiểu ngầm” là hạn chế việc người dân vứt rác trực tiếp xuống đất. Tuy nhiên, thông thường người Nhật Bản không muốn người khác phải lo hộ rác của mình. Họ được dạy rằng luôn phải có trách nhiệm với những việc mình làm.
Do vậy, nếu không có thùng rác công cộng, họ sẽ mang rác về nhà để phân loại.
Hai người đàn ông mang túi rác của mình về sau bữa tiệc barbecue trên bãi biển Shiraishi.
2. Những túi chứa rác nhỏ
Lý do mà bạn nhận được một chiếc túi nilon tại các cửa hàng tạp hóa dù bạn chỉ muốn có 1, 2 món đồ là nó sẽ giúp bạn phân loại đồ dùng ở một nơi và rác (nếu bạn có ăn uống) ở một nơi. Chắc chẳng ai muốn để một vỏ lon rỗng hay hộp sữa chua ăn dở vào trong cùng túi đồ xách của mình.
Video đang HOT
Trong các chuyến xe bus đường dài hay đi tàu cũng vậy, việc có một chiếc túi nilon khác sẽ giúp họ bỏ rác thải vào đó rồi mang về phân loại, thay vì vứt ngay xuống sàn tàu.
Những túi rác nhỏ được cung cấp trên mỗi chuyến tàu cho từng hành khách.
Nhà cửa và các cơ quan luôn phải giữ sạch sẽ
Tại sao bạn phải cần thuê lao công quét được khi bạn có một nguồn nhân lực dồi dào là chính những người dân Nhật Bản?. Mỗi buổi sáng, bạn sẽ thấy rất nhiều người Nhật quét dọn trước cửa nhà hoặc nơi họ làm việc. Họ không phải là nhân viên dọn dẹp của các tòa nhà mà chính là chủ cửa hàng, nhân viên văn phòng, y tá…
Một nhân viên đang quét dọn trước cửa văn phòng.
4. Phân loại rác là điều cần thiết
Khi nhắc tới rác thải gia đình, bạn phải phân rác thành các loại khác nhau để việc thu gom rác trở nên dễ dàng hơn. Thông thường trong những ngày phân loại rác, người dân sẽ phải mang rác đến chỗ tập trung và họ sẽ nhắc nhở nhau về việc phải bỏ rác vào đúng chỗ.
Nếu bạn quên chưa phân loại tạp chí và báo riêng ra trước khi xếp thành chồng hay chưa đổ nước mắm vẫn còn sót trong chai, tốt nhất là bạn nên mang chúng về và phân loại lại.
5. Những tổ chức dọn dẹp rác thải giúp nâng cao ý thức người dân
Greenbird là một tổ chức phi lợi nhuận và có thể tìm thấy ở nhiều tỉnh trên toàn Nhật Bản. Họ sẽ giúp thu dọn rác thải trên nhiều tuyến đường tại thành phố. Tuy nhiên, họ không nhặt những vỏ lon bia, nước ngọt mà chủ yếu lượm lặt các mẩu giấy nhỏ hay tàn thuốc lá.
Với họ, việc dọn dẹp những thứ rác thải nhỏ như vậy sẽ hữu ích, trước khi nó trở nên nổi bật. Thông thường, người dân sẽ không xả rác ra các khu vực sạch sẽ và ngược lại tại các khu vực đã bẩn sẵn, rác thải sẽ trở nên nhiều hơn.
Các tình nguyện từ tổ chức NGTO Greenbird Okayama trong buổi sáng dọn dẹp thành phố.
6. Các khu vực giao thông công cộng luôn sạch bong
Sẽ có những người chuyên môn quét dọn tại đây. Tuy nhiên, người dân cũng gần như không bao giờ vứt rác tại những nơi công cộng như vậy cả. Do vậy, nếu bạn không muốn mình trở nên kỳ quặc và mất hình ảnh trong mắt người Nhật thì đừng bao giờ vứt rác hay nhả kẹo cao su ở những khu vực này.
Một người dọn dẹp tại khu vực tàu điện ngầm Nhật Bản.
7. Các phương tiện không được làm rơi đất, cát ra đường
Một trong những điều khiến nhiều người ngạc nhiên khi bạn tới Nhật Bản là việc các xe tải chuyên chở vật liệu xây dựng, xi măng cũng luôn được giữ sạch sẽ, không làm rơi đất, cát ra đường. Kể cả nếu họ có chuyên chở vào buổi tối, những lái xe tải cũng rửa xe của họ rất cẩn thận.
Không chỉ xe tải, những người lái taxi cũng thường xuyên lau chùi xe của mình khi đang chờ khách tiếp theo. Tại Nhật, những người lái xe luôn tự hào với chiếc xe sạch sẽ của mình.
Một xe tải sạch sẽ trên đường.
8. Các chương trình dọn dẹp cộng đồng
Nếu bạn sống ở Nhật Bản, có thể thỉnh thoảng bạn sẽ được mời tham gia các buổi dọn dẹp, vệ sinh khu dân cư định kỳ. Đa phần mọi người sẽ bắt đầu công việc quét dọn vào lúc 7 giờ sáng cùng nhau để sau đó, họ có thể đi làm đúng giờ.
Người dân sẽ cùng nhau dọn sạch cống rãnh, cắt tỉa cành cây, cỏ dại và quét dọn đường phố, các khu vực công viên hay nhà vệ sinh công cộng. Họ sẽ cảm thấy tự hào nếu khu dân cư của họ sạch sẽ hơn các khu vực khác. Đây cũng là một trong những hoạt động giúp nâng cao tinh thần cộng đồng của dân địa phương.
Theo Kênh 14/Trí Thức Trẻ
Sẽ sửa 15 luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chiều 22-9 đã cho biết như trên tại lễ ký cam kết tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp (do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI phối hợp với UBND 21 tỉnh phía Bắc tổ chức).
"Chiều tối 21-9, Văn phòng Chính phủ vẫn họp với các bên liên quan và quyết định sẽ sửa 15 luật chứ không phải 12 luật như dự định trước đó. Ba luật được sửa đổi liên quan trực tiếp đến các thủ tục kiểm tra chuyên ngành về hải quan, nhằm mục đích tháo gỡ khó khăn cho việc thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa. Những điều luật được sửa đổi ít nhưng sẽ có tác động rất lớn" - Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: "Sẽ sửa luật để tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp". Ảnh: CHÂN LUẬN
Tại lễ ký, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhận định ba tháng qua là một hành trình khẳng định bản lĩnh và quyết tâm của Chính phủ trong nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh. " Chính phủ đã tích cực làm việc để cho ra đời 50 nghị định về điều kiện kinh doanh" - ông Lộc nói.
CHÂN LUẬN
Theo_PLO
Quốc gia đầu tiên cấm cốc và đĩa nhựa dùng một lần Mỗi năm có hơn 4,7 tỉ cốc nhựa được thải ra ở quốc gia này. Ở Pháp, cứ mỗi giây có 150 cốc nhựa được thải ra, tương đương 4,73 tỉ cốc mỗi năm Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm cốc và đĩa nhựa dùng một lần. Một luật mới của Pháp sẽ yêu cầu tất cả...