8 kiểu chia tay mà phụ nữ phải trải qua một lần trong đời
Hãy xem qua những trường hợp chia tay mà kiểu gì bạn cũng phải trải qua 1 lần trong đời.
Chia tay luôn để lại tổn thương trong lòng bạn dù ít hay nhiều. Thế nhưng bạn có biết chia tay cũng có rất nhiều dạng, với nhiều tình huống bi – hài khác nhau mà đôi khi bạn “không đỡ nổi”. Hãy xem qua những trường hợp chia tay mà kiểu gì bạn cũng phải trải qua 1 lần trong đời.
Cũng có thể bạn đã rơi vào 1 vài trường hợp, nhưng hy vọng rằng bạn không quá “may mắn” mà dính hết cả thảy 8 dạng dưới đây:
1. Chia tay bằng… tin nhắn
Thật nực cười phải không? Lấy ví dụ nhé, khi mà bạn và anh ấy quen nhau 4 năm trời và lúc chia tay anh ấy chỉ nhắn 1 tin vỏn vẹn 4 chữ cho bạn: “Mình chia tay nhé” và rồi anh ấy cắt đứt tất cả những sợi dây liên lạc giữa 2 người. Cảm giác của bạn lúc này bên cạnh tổn thương sẽ là uất ức vì không nói lại được gì, không hỏi được lý do.
2. Biến mất
Còn tệ hơn trường hợp 1, lần này anh ta biến mất không dấu vết luôn, bỏ lại bạn bơ vơ không biết chuyện gì đang xảy ra cả. Khỏi phải nói cũng hình dung ra được kiểu chia tay này sẽ mang lại cho bạn những hụt hẫng thế nào và cảm giác không tôn trọng ra sao. Nhưng biết làm gì bây giờ, bạn sẽ chẳng biết tìm anh ta ở đâu cả.
3. Để lại kỷ vật
Dạng chia tay này có phần luyến tiếc theo kiểu “chia tay mong làm bạn”, “chia tay vẫn muốn quay đầu lại nhìn nhau”… Hắn ta sẽ để lại cho bạn 1 thứ gì đó như 1 cuốn sách kèm theo lời nhắc “Đọc thì nghĩ đến anh nha”. Cách chia tay này có phần đỡ gây “shock” hơn so với 2 cách trên, nhưng nhìn kỷ vật nhớ người thì sẽ khiến bạn có lúc phát điên vì vấn vương người ấy đấy.
4. Phản ứng mạnh mẽ
Tỏ thái độ không hài lòng, làm ầm lên, quát mắng, đụng chuyện gì cũng gây nên tranh cãi… tất cả những việc làm đó chỉ để tạo nên cái cớ như 1 cái bệ phóng để hắn ta nói ra lời chia tay. Cũng có khi hắn làm vậy để bạn tức điên lên và nói luôn lời chia tay dùm hắn. Vậy là hắn đỡ mang tiếng “đá” bạn, vậy là tiện 1 công đôi đường.
5. Chia tay nhiều tập
“Mình chia tay nha em. Nhưng Giáng Sinh này, vẫn đi chơi cùng nhau nhé.”
Video đang HOT
“Giáng Sinh qua rồi nhưng Tết Tây đang đến, anh không nỡ để em 1 mình…”
“Mình đừng gặp nhau nữa em nhé. Mà này, Tết Ta này ba mẹ có hỏi thăm anh không? Chắc là phải qua thăm 1 chuyến rồi, em nhỉ”
“Valentine em đã có ai đi chơi cùng chưa? Hay thôi FA đi chung với nhau cũng được”
Thôi nào, thức tỉnh đi. Bạn thích 1 kết thúc buồn hay 1 nỗi buồn không bao giờ kết thúc? Anh ta muốn chia tay bạn rồi đấy. Và anh ta cũng đã làm rồi đấy.
6. “Tình yêu không có lỗi, lỗi ở bạn thân”
Kiểu chia tay này mức độ chấn thương của nó cực kỳ cao, khi mà lý do chia tay của hắn ta là vì có người khác, tệ hơn nữa người đó là bạn hoặc bạn thân của bạn. Nghe thì có vẻ như 1 kịch bản phim (thực sự thì cũng đã có phim về nó), nhưng mà không có gì khẳng định nó không thể xảy ra với bạn cả. “Anh xin lỗi, em rất tốt, nhưng anh rất tiếc…” là câu chia tay kinh điển mà bạn sẽ nhận được lúc này. Bạn sẽ mất 1 thời gian rất dài để nguôi ngoai cảm giác mất “bồ” mất cả bạn.
7. Chia tay một thời gian
Khi mà ngày qua ngày 2 bạn chào bình minh bằng những trận cãi vã và đi ngủ trong tư thế xoay lưng vào nhau, đó là điềm báo chuyện tình yêu của 2 bạn cần được ngưng lại. Nếu lời nói không có tác dụng, thỏa thuận không thể thỏa mãn nhau, thì chia tay là phương án tốt nhất để cuộc sống của cả 2 được thở những hơi thở riêng, không còn bị ràng buộc.
8. Tự chia tay nhau
Tức là 2 bạn không ai nói ra câu chia tay, nhưng cứ dần xa nhau và trở thành 2 người xa lạ. Kết thúc này có vẻ buồn và ảm đạm. Nó sẽ không gây đau đớn quằn quại tinh thần cho bạn, nhưng nó ít nhiều sẽ làm trong lòng bạn xuất hiện những khoảng trống và cảm thấy cô đơn.
Theo Blogtamsu
Cựu binh Australia tìm trả kỷ vật của liệt sĩ Việt Nam bị ông bắn chết
Sau nhiều năm tìm kiếm, một cựu binh Australia đã tìm đến tận nhà người lính Việt Nam bị ông bắn chết để trao trả kỷ vật cho gia đình.
ABC News dẫn lời ông Ian Williamson cho biết, ông chưa bao giờ muốn nhập ngũ. Tuy nhiên, khi ông 20 tuổi, ông được gọi tham gia nghĩa vụ quân sự và trải qua 8 tháng trời ở Việt Nam, nơi ông tham gia vào Chiến dịch Overlord và chiến đấu trong vòng 2 tuần tại tỉnh Phước Tuy (nay là Bà Rịa- Vũng Tàu).
Cuộc gặp đầy xúc động giữa ông Williamson và gia đình liệt sĩ Nguyễn Sỹ Huy. Ảnh ABC News
Giờ đây, với sự trợ giúp của con gái Amanda- người hiện đang là Thượng tá trong Quân đội Australia, ông Williamson đã quyết định trở lại Việt Nam để đối mặt với gánh nặng đã đeo đẳng ông suốt 4 thập kỷ qua kể từ ngày 13/6/1971 và để lại quá khứ sau lưng.
Đúng vào ngày đó, ông Williamson, lúc đó còn là binh nhì, đã giết hại một người lính Việt Nam, một khoảnh khắc cứu mạng ông nhưng lại phủ bóng đen lên tâm trí ông suốt từ ngày đó.
"Tôi nhận thấy có một vật thể chuyển động giữa những thân cây cách tôi khoảng 30m. Tôi dừng lại, chờ đợi và giương súng lên ngắm.
Vật thể đó tiếp tục di chuyển và khi nó bước ra khỏi bụi cây trong rừng cách tôi khoảng 20m, tôi nhận ra đó là một người lính bên địch.
Anh ta cầm một khẩu AK47 và ngay khi tôi nhìn thấy khẩu súng tôi bắn 6 phát liền. Tôi chỉ dừng lại khoảng nửa giây cho đến khi khói tan ra và sau đó xả toàn bộ băng đạn.
Tôi thấy thi thể anh ta nằm úp mặt xuống đất. Một lính quân y của chúng tôi kiểm tra và cho biết anh ta đã chết và tôi nhận thấy anh ta trúng 3 phát đạn, trong đó có một phát xuyên tim. Tôi thấy nhẹ lòng vì anh ta không phải chịu đau đớn hay thậm chí không nhận biết được rằng mình sắp chết.
Sau đó, người lính Việt Nam bị lột toàn bộ đồ đạc trên người và được đem đi chôn cất. Chỉ huy trung đội của ông Williamson trao cho ông một chiếc la bàn và một chiếc võng của người lính nói trên.
"Tôi nói: "Cảm ơn Ngài!" và để 2 thứ đó vào trong balo của mình và chúng vẫn nằm đó trong suốt 44 năm qua", ông Williamson nói.
Cuộc tìm kiếm kéo dài tới 2 năm
ÔngWilliamson cho biết, ông và con gái mình đã phải tìm kiếm suốt 2 năm trời gia đình của người lính Việt Nam bị ông sát hại để có thể đích thân trao trả những kỷ vật đó cho gia đình.
Cô Amanda chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng đó là cách để nói với gia đình người lính Việt Nam rằng, chúng tôi chỉ là người lưu giữ những kỷ vật đó cho họ.
Liệt sĩ Nguyễn Sỹ Huy. Ảnh ABC News
Trong khi chiến tranh là thảm kịch đối với tất cả các bên và hàng triệu gia đình, đây là một cách thiết thực và cụ thể từ gia đình chúng tôi để gửi lời xin lỗi đến gia đình người lính Việt Nam thông qua việc trao trả những kỷ vật đó cho họ và hy vọng họ có thể nguôi ngoai phần nào".
Trong khi đó, ông Williamson cho biết, ông có cảm giác "buồn vui lẫn lộn" về quyết định của mình.
"Tôi thực sự nghĩ rằng mình có thể giải quyết ổn thỏa việc này, nhưng càng gần ngày sang Việt Nam, đặc biệt là khi lên máy bay, tôi càng cảm thấy bồn chồn và nghĩ rằng, điều này có ảnh hưởng đến bản thân hơn rất nhiều so với những gì tôi từng hình dung", ông Williamson nói.
Hành trình trở lại Việt Nam của ông Williamson có lẽ sẽ không trọn vẹn nếu không có sự giúp đỡ của chị Ngô Thị Thúy Hằng, người sáng lập Trung tâm thông tin về liệt sĩ Marin.
Với những thông tin mà ông Williamson cung cấp, chị Hằng đã cố gắng tìm ra gia đình liệt sĩ người Việt chỉ trong vòng vài tuần.
"Chúng tôi tìm thấy những thông tin trùng khớp với những gì ông Williamson cung cấp, bao gồm, tên của liệt sĩ, đơn vị, ngày mất và nơi mất", chị Hằng nói.
Theo đó liệt sĩ Nguyễn Sỹ Huy bị ông Williamson bắt chết khi anh mới 24 tuổi.
Ông Williamson và con gái mình cùng các thành viên gia đình liệt sĩ Huy đã đi 200km từ Hà Nội về Thanh Hóa nơi anh trai, em gái anh đang sinh sống.
"Tôi vẫn rất ngạc nhiên vì chúng tôi có thể làm được việc này. Tôi từng nghĩ rằng đây là một điều không thể làm được, nhưng với sự kiên trì của Amanda và Đại sứ quán Australia, tôi rất mừng vì chúng tôi đã làm được điều này", ông Williamson nói.
Cuộc đoàn tụ và lời cảm ơn chân thành từ gia đình liệt sĩ
Ông Williamson và cô Amanda đã được chào đón tại gia đình liệt sĩ Huy và họ đã trao lại chiếc võng và chiếc la ban cho gia đình.
"Tôi không thể hình dung nổi nỗi đau mà gia đình họ phải trải qua khi nghe tin liệt sĩ Huy qua đời", ông Williamson nói trong khi nước mắt rơi: "Tôi hy vọng rằng điều này giúp gia đình họ thanh thản và linh hồn liệt sĩ Huy sớm siêu thoát".
Trong khi đó, em trai liệt sĩ Huy, ông Nguyễn Sỹ Định, 65 tuổi, xúc động chia sẻ: "Ngày hôm nay, tôi không biết nói gì hơn là bày tỏ lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn còn một nguyện vọng cuối cùng là đưa thi thể anh trai tôi về chôn cất tại quê nhà".
Cũng có mặt tại cuộc gặp đầy xúc động đó, bà Đinh Thị Thọ, 66 tuổi, người mà liệt sĩ Huy rất muốn cưới làm vợ, không giấu được giọt nước mắt kể lại nỗi đau tột cùng mà bà phải trải qua khi biết tin người yêu mình không quay trở về. Phải 10 năm sau, bà mới kết hôn với người khác.
"40 năm trước, khi ra đi, ông ấy hứa sẽ trở về và tôi đã chờ đợi", bà Thọ nói.
"Tôi thấy thanh thản với những gì mình đã làm được", ông Williamson chia sẻ./.
Trần Khánh
Theo_VOV
Những kỷ vật lịch sử vô giá của lực lượng công an Dép cao su, vũ khí, quân tư trang là những kỷ vật vô giá, gắn liền với từng thời điểm phát triển của lực lượng Công an Nhân dân hiện đang được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Công an Nhân dân số 1 Trần Bình Trọng (Hà Nội). Chiêm ngưỡng những kỷ vật vô giá của lực lượng Công an...