8 kiểu cha mẹ độc hại khiến con cái ‘khổ sở’ nhưng lại cho đó là hy sinh, trách nhiệm
Dạy con sai cách, trẻ sẽ cảm thấy không được yêu thương và lắng nghe. Khi lớn lên, đứa trẻ sẽ phải chịu sự căng thẳng, lo lắng và sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được mục đích.
Tuy chúng ta không thể phán xét rằng những cách giáo dục con cái đó là tốt hay là dở, nhưng thật sự có những bậc cha mẹ có thể làm hỏng hoàn toàn cuộc sống của con mình.
1. Phải biết sợ cha mẹ nhưng lại muốn con yêu mình
Đối với cha mẹ độc hại, một cuộc tấn công tình cảm đồng nghĩa với tình yêu và sự chú ý. Trong những gia đình như vậy, những đứa trẻ biết cách tìm hiểu tâm trạng của cha mẹ chúng bằng tiếng chìa khóa rơi hoặc tiếng bước chân.
Những đứa trẻ như vậy luôn sống trong sợ hãi và lo lắng. Những kiểu cha mẹ độc hại này thường bị xúc phạm nếu hành động tử tế của họ bị nghi ngờ. Họ thường nói những câu: “Bố/ mẹ đã làm mọi thứ vì con mà con lại cư xử như thế đấy!”
Hành động của cha mẹ có thể hủy hoại cuộc sống của con cái họ. Ảnh minh họa
2. Cha mẹ để con gánh lấy vấn đề của người lớn nhưng… con không có quyền bày tỏ ý kiến
Trong trường hợp này, cha mẹ lại ép con gánh lấy trách nhiệm vốn không thuộc về mình.
Ví dụ một người mẹ nói về người cha luôn say xỉn trong gia đình theo một hướng tiêu cực kiểu như “vì con không nên thân nên cha mới tìm đến rượu để giải sầu”.
Hoặc con cái bị lôi vào những mâu thuẫn của cha mẹ, buộc phải nghe những lời phàn nàn từ cha mẹ về người kia, nghe theo một chiều hướng rất tiêu cực. Bị buộc phải đặt mình vào vị trí người nghe, người giúp đỡ, khuyên giải và chịu đựng nhưng thật sự thì con cái không có quyền bày tỏ ý kiến của bản thân trong những trường hợp như thế.
Điều này chỉ càng mang đến áp lực tâm lý cho con cái mà không thể giải quyết được mâu thuẫn của người lớn.
3. Cha mẹ kỳ vọng con là người giỏi nhất nhưng coi thành tích là điều hiển nhiên
Nhiều cha mẹ luôn muốn con đạt thành tích cao nhất. Tuy nhiên những thành tích ấy của trẻ lại bị cha mẹ coi là điều hiển nhiên.
Những bình luận chê bai có thể làm hủy hoại cuộc sống của trẻ bởi điều đó khiến trẻ khi lớn lên luôn tin rằng bản thân là nỗi thất vọng của cha mẹ.
Video đang HOT
4. Cha mẹ muốn con cái chia sẻ nhưng lại thường mỉa mai chúng
Cha mẹ độc hại buộc con cái phải chân thành và đôi khi còn khiến chúng cảm thấy tội lỗi nếu chúng không muốn chia sẻ cảm xúc của mình. Sau đó, chính thông tin đó được sử dụng để chống lại con cái của họ. Có 2 cách điều này có thể xảy ra:
- Họ hàng, hàng xóm và những người khác đều biết về bất cứ điều gì đứa trẻ đã chia sẻ với cha mẹ chúng. Và các bậc cha mẹ thực sự không thấy có gì sai với điều đó.
- Cha mẹ nhân cơ hội con cái chia sẻ để mắng mỏ hoặc thêm vào những lời nhận xét mỉa mai.
Có một ranh giới rất mong manh giữa những sai lầm mà cha mẹ mắc phải và hành vi không phù hợp của những bậc cha mẹ độc hại. Ảnh minh họa
5. Cha mẹ thường xuyên nhắc đến sai sót của con để dễ dàng kiểm soát hơn
Họ cố làm giảm lòng tự trọng của con cái xuống để có thể dễ dàng kiểm soát hơn. Cha mẹ kiểu này thường xuyên chỉ nói về những thất bại và sai sót của con, họ có những nhận xét gây tổn thương cho con.
Thông thường vấn đề ngoại hình của con sẽ được các bậc cha mẹ kiểu này đem ra để chê bai khi con họ không có sai sót.
Chẳng hạn khi đi mua quần áo, họ chê bai con mình không phù hợp với loại trang phục đó đâu vì con quá mập, sau đó con muốn giảm cân, muốn ăn kiêng thì lại bị mắng ‘chỉ biết làm chuyện vô nghĩa’.
Cha mẹ kiểu này lúc nào cũng làm cho con họ ở trong một trạng thái tồi tệ, luôn có cảm giác thấp kém. Họ không muốn thấy con thử những điều mới, không muốn con họ thể hiện ý chí mạnh mẽ. Với họ, những đứa con có chủ kiến có ý chí chính là những đứa “phản nghịch” không biết nghe lời cha mẹ.
6. Cha mẹ muốn con thành công nhưng không giúp đỡ
Cha mẹ muốn con thành công nhưng không quan tâm con sẽ làm như thế nào. Những kiểu phụ huynh này sẽ chỉ vui mừng với thành tích của con mình vì hai lý do. Họ thích khoe khoang thành công của con và việc con cái thành công sẽ đảm bảo một cuộc sống tốt hơn cho bố mẹ.
7. Luôn phải làm theo lời cha mẹ nhưng nếu sai đó không phải là lỗi của họ
Trong trường hợp này, cha mẹ đối xử với con mình như một đồ vật: họ lập kế hoạch của riêng mình và mong muốn con cái họ làm theo. Nhân tiện, họ không quan tâm đến hậu quả của việc luôn luôn kiểm soát hoàn toàn như vậy. Nếu có gì sai, đó không phải là lỗi của họ.
Cha mẹ độc hại sẽ khiến một đứa trẻ lớn lên với sự tự tin, năng lượng tiêu cực và nhiều thói xấu. Ảnh minh họa
8. Bắt tin tưởng cha mẹ nhưng luôn can thiệp vào cuộc đời con
Những cha mẹ này sẽ không cho con quyền riêng tư. Nếu con cái cố tạo ra không gian và lãnh thổ riêng, những phụ huynh này sẽ buộc tội con là không tin tưởng họ.
Và con họ cũng thường phải trả lời những câu hỏi như “ Sao con không rửa cái cốc đó đi?” hay “Sao con lại phí tiền vào cái thư rác rưởi đó chứ?”. Những bố mẹ này đều không tôn trọng cuộc sống và những quyết định cá nhân của con.
Mối quan hệ với mẹ chồng mâu thuẫn có thể do con dâu chưa biết những bí quyết này
Nhiều người sợ hãi khi nghĩ đến chuyện mẹ chồng nàng dâu song đối với vấn đề này, cũng có những bí quyết giúp hai bên hòa thuận với nhau hơn.
Trong đời sống vợ chồng, có một vấn đề khá khó để giải quyết và hòa hợp đó chính là chuyện giữa mẹ chồng - nàng dâu.
Nhiều gia đình bất hòa, thậm chí hôn nhân rạn nứt cũng vì vấn đề này. Những lúc như thế, người chồng hay thậm chí cả bố chồng cũng rất khó can thiệp và giải quyết được.
Có những câu chuyện xích mích giữa mẹ chồng nàng dâu gay gắt đến mức các cô gái trẻ chẳng dám lấy chồng vì sợ rơi vào hoàn cảnh đó.
Bởi vậy, muốn chung sống hòa thuận, không vướng vào mâu thuẫn với mẹ chồng thì các nàng dâu hãy học hỏi ở những bí quyết sau.
1. Nên biết cách chủ động nhận lỗi sau mâu thuẫn
Bình thường ai cũng có cái tôi nhất định. Cũng vì điều đó mà lúc xảy đến mâu thuẫn, cả mẹ chồng lẫn con dâu đều lựa chọn im lặng, chẳng ai muốn lên tiếng nhận lỗi. Đơn giản bởi ai cũng nghĩ rằng mình không sai và việc cúi đầu để làm lành thật sự rất xấu hổ.
Với con dâu, có lẽ sự chủ động trong vấn đề này sẽ giải quyết được chuyện đang xảy đến, tránh tạo nên không khí nặng nề đang hiển hiện trong nhà. Đối với mối quan hệ nào cũng thế, sự căng thẳng do nó tạo nên đôi khi còn dày vò hơn tất cả mọi thứ. Với các nàng dâu, kéo dài mâu thuẫn này thật sự không ổn chút nào.
Sau khi hai mẹ con có mâu thuẫn, bạn hãy thử nhường mẹ chồng một bước chủ động nhận lỗi về mình và xin lỗi, bà sẽ cho rằng bạn là người chí lí, thái độ hay suy nghĩ dành cho bạn cũng dần thay đổi. Đương nhiên, nếu bạn đúng hoàn toàn, bạn hãy xin lỗi và nhận lỗi về mặt thái độ và cũng nên nhẹ nhàng phân tích tại sao mình lại như thế.
Đó cũng là một phương pháp giúp giải quyết và hòa hoãn mối quan hệ của cả hai.
Ảnh minh họa.
2. Biết cách lấy lòng mẹ chồng một cách khéo léo
Nhiều nàng dâu luôn có suy nghĩ tính toán khi ứng xử với mẹ chồng. Họ luôn đòi hỏi được đối xử như con đẻ nhưng lại không nhìn nhận mình đã coi mẹ chồng như mẹ ruột hay chưa.
Thi thoảng, các con dâu nên tặng quà cho mẹ chồng bằng những món đồ mà bà thích. Điều này vừa thể hiện sự quan tâm săn sóc, vừa tinh tế nói lên rằng con dâu cũng biết nghĩ đến mẹ. Như thế thì mẹ chồng sẽ rất vui vẻ, đồng thời thái độ của bà dành cho bạn cũng dịu dàng hơn rất nhiều.
Bất cứ ai được tặng quà mà không thích thú và hào hứng, bạn hãy áp dụng điều này vào chính cuộc sống hôn nhân của mình nhé. Chỉ có điều, đối tượng để nghiên cứu về quà tặng đổi thành mẹ chồng mà thôi.
3. Hãy biết cách giao tiếp nhiều hơn
Khi gặp vấn đề trong cuộc sống, bạn hãy giao tiếp với mẹ chồng nhiều hơn. Đồng thời, bạn hoàn toàn có thể nhờ bà giúp đỡ, lắng nghe những ý kiến, sự phân tích và quan điểm của mẹ. Điều này giúp mẹ chồng và nàng dâu có thể thấu hiểu với nhau hơn.
Vấn đề gì cũng vậy thôi, cần có sự chuyện trò, trao đổi thì hai bên mới nắm được tâm ý, hiểu rõ về nhau. Nếu như cả hai đều ít khi chuyện trò thì dần dần kiểu gì cũng tạo nên điều xa cách.
Bởi vậy, các nàng dâu đừng ngại ngần giao tiếp với mẹ chồng. Bà sẽ thấy bạn là người thật sự gần gũi, dần dần khoảng cách giữa cả hai cũng được kéo gần một cách thật sự tự nhiên.
Ảnh minh họa.
4. Đừng bao giờ cãi lại quan điểm của mẹ chồng ngay lập tức
Dù sao thì mẹ chồng và nàng dâu cũng không chung một thế hệ. Bởi vậy đôi khi quan điểm của hai bên vô cùng khác biệt.
Các nàng dâu nên nhớ, nếu như quan điểm của mẹ chồng không giống mình thì cũng đừng nóng giận. Bạn có thể không làm theo nhưng nên nghe ý kiến của bà chứ đừng vội vàng cãi lại, vội vàng bày tỏ ý kiến của bạn thân.
Thay vì chối bay chối biến và phản bác toàn bộ, bạn hãy thử ngẫm nghĩ xem mẹ chồng nói đúng hay sai. Nếu như từ đầu đến cuối nó thật sự không hợp lý, bạn hãy nhẹ nhàng mà bày tỏ quan điểm. Đừng vội vàng cãi cọ hay phủ định lời người khác ngay từ lúc ban đầu. Điều ấy sẽ chỉ càng khiến hai mẹ con có thêm khoảng cách thôi.
Trong mắt vợ, chồng tuyệt nhất là khi chăm sóc gia đình, con cái Những điều nhỏ nhoi nhưng ngọt ngào mà người vợ, người mẹ nào cũng mong nhận được. Với người mẹ, hạnh phúc là gì? Là gia đình, con cái khoẻ mạnh, là một cuộc sống đầy tiếng cười bên các con. Khái niệm hạnh phúc với mỗi người khác nhau, nhưng với bất kì người phụ nữ nào, được ở bên những người...