8 kịch bản phòng vệ tập thể của Nhật Bản
Trong phiên họp đầu tiên ở quốc hội đầu tiên kể từ khi Nội các Nhật Bản giải thích lại quyền phòng vệ, Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa ra tiêu chí mới để quyết định đâu là mối nguy buộc Nhật Bản sử dụng vũ lực để hỗ trợ đồng minh.
Thủ tướng Shinzo Abe giải thích những thắc mắc của các nghị sĩ đối lập hôm 14/7
Phát biểu trước Ủy ban Ngân sách Hạ viện hôm 14/7, ông Abe đã nêu ra 8 kịch bản có thể viện đến quyền phòng vệ tập thể, nhưng phải đáp ứng 3 điều kiện cứng được Nội các nước này thông qua hôm 1/7: Một là, một đồng minh hoặc một quốc gia bạn bè bị tấn công; Hai là, cuộc tấn công đó đặt ra mối đe dọa rõ ràng đối với sự tồn tại của nước Nhật; Và ba là, cuộc tấn công đe dọa hủy hoại quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc của người dân.
Lời giải thích này được đưa ra sau khi phái đối lập tại Quốc hội tỏ ý nghi ngại trước bước thay đổi quan trọng trong chính sách an ninh của Nhật Bản.
Theo ông Abe, Nhật Bản sẽ không triển khai quân để đối phó với một đòn tấn công của một tổ chức khủng bố quốc tế nhằm vào đồng minh Mỹ, tương tự vụ 11/9/2001. Việc Tokyo sử dụng quyền phòng vệ tập thể trước các cuộc tấn công nhằm vào các nước ngoài Mỹ “sẽ rất hạn chế”.
Video đang HOT
Liên quan đến tiêu chí “mối đe dọa đối với sự tồn tại của nước Nhật”, Thủ tướng Abe đã đưa ra nội dung để xác định đâu là tình huống chứa đựng “mối đe dọa rõ ràng” đối với lợi ích của Nhật Bản. Cụ thể như sau: Ý định và khả năng của nước thủ địch; tình huống leo thang diễn ra ở đâu; quy mô, hình thức và diễn biến; khả năng các thành động thù địch lan tới Nhật và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dân Nhật.
Tựu trung lại, những tình huống như thế này được Thủ tướng Abe mô tả là “một cuộc tấn công vũ trang của nhằm vào một quốc gia xung quanh, mà nếu không ngăn chặn kịp thời thì sẽ có thể dẫn đến một cuộc tấn công nhằm vào Nhật Bản”.
Phụ theo lời giải thích này của ông Abe, ông Yusuke Yokobatake, người đứng đầu Văn phòng luật pháp Nội các nói trước Ủy ban Ngân sách Hạ viện rằng: Việc sử dụng quyền phòng vệ tập thể sẽ được luật hóa. 3 điều kiện cứng có thể sẽ được ghi trong luật, xem đây là cách hạn chế lạm dụng.
Những phát biểu trên đây dường như đã làm hài lòng nhiều nghị sĩ. Ông Kazuo Kitagawa, Phó Chủ tịch đảng Công Minh mới (New Komeito) cho biết, “chúng tôi đã được giải thích rõ đâu là mối đe dọa rõ ràng. Thủ tướng Abe đã đưa ra những nền tảng cơ bản cho những quyết định có tính mục đích, hợp lý, không có biểu hiện tiếm quyền của chính phủ”.
Theo Tin Tức
Nhật Bản nới lỏng hạn chế quân đội, Trung Quốc phản ứng
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Nhật Bản nên tính tới lợi ích của các nước láng giềng khi đưa ra giải pháp trong lĩnh vực an ninh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Nhật Bản nên tính tới lợi ích của các nước láng giềng khi thông qua các quyết định về quốc phòng và an ninh.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, ông Hồng Lỗi nói: "Chúng tôi phản đối hành động Nhật Bản cố ý thêu dệt về mối đe dọa từ Trung Quốc hòng phục vụ cho các mục đích chính trị trong nước".
Ông Hồng Lỗi cảnh báo Nhật Bản rằng bất chấp việc nước này sẽ thay đổi cách diễn giải đối với bản Hiến pháp như thế nào, Tokyo "không được xâm phạm chủ quyền và an ninh quốc gia của Trung Quốc cũng như phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực".
Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản diễn tập bảo vệ biển đảo trên một đảo hoang thuộc quần đảo Amami, tỉnh Kagoshima
Ngày 1/7, Chính phủ Nhật Bản do Thủ tướng Shinzo Abe đứng đầu đã thông qua quyết nghị lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến II cho phép quân đội nước này sử dụng vũ lực ngoài biên giới với một số điều kiện, bao gồm cả việc bảo vệ "các quốc gia thân thiện".
Ngay từ sáng sớm, tại trung tâm thành phố Tokyo, trước tòa nhà Quốc hội và Dinh Thủ tướng đã có hàng ngàn người biểu tình phản đối việc thông qua nghị quyết.
Các cuộc biểu tình tương tự cũng được tổ chức ở trung tâm Tokyo vài ngày qua. Theo thăm dò dư luận, ít nhất một nửa số cử tri Nhật Bản phản đối gia tăng quyền hạn cho các nhà quân sự.
Việc thông qua văn kiện này là bước ngoặt lớn nhất trong chính sách quốc phòng của Tokyo kể từ năm 1954, khi đất nước tái lập lực lượng vũ trang, hiện tồn tại theo một số hạn chế của pháp luật.
Theo VTC
Nhật muốn đẩy mạnh hỗ trợ lực lượng Mỹ trong tình huống bất ngờ Nhật Bản và Mỹ dự kiến sẽ mở rộng quy mô trợ giúp hậu phương của Lực lượng phòng vệ Nhật cho quân đội Mỹ trong các tình huống bất ngờ trong bối cảnh hai nước tìm cách điều chỉnh các quy định hợp tác quốc phòng vào cuối năm nay. Tàu chiến Mỹ, Hàn trong cuộc tập trận chung hồi năm 2011....