8 đội tuyển góp mặt ở tứ kết Euro
Những đội tuyển có màn trình diễn ấn tượng nhất tại giải vô địch quốc gia châu Âu đã lộ diện sau lượt trận cuối của vòng 1/8 diễn ra rạng sáng 30/6.
Vòng tứ kết Euro 2020 mở màn bằng cuộc đọ sức giữa Thụy Sĩ và Tây Ban Nha. Trong lịch sử 22 lần đối đầu, Thụy Sĩ chỉ có đúng một lần đánh bại Tây Ban Nha tại vòng bảng World Cup 2010. Thành tích nghiêng hẳn về phía “La Roja” với 16 trận thắng và 5 trận hòa. Granit Xhaka đánh giá Tây Ban Nha là đối thủ mạnh, nhưng đồng thời cũng khẳng định Thụy Sĩ vẫn có quyền mơ về kết quả thuận lợi.
Thụy Sĩ giành vị trí thứ 3 tại bảng A, nhưng tạo nên bất ngờ lớn nhất tại Euro 2020. Xhaka cùng đồng đội đánh bại đương kim vô địch thế giới Pháp sau loạt luân lưu để lần đầu tiên trong lịch sử góp mặt ở tứ kết sân chơi châu lục. Trong khi đó, Tây Ban Nha có khởi đầu chật vật nhưng kịp chứng tỏ bản lĩnh của một “ông lớn” bằng những chiến thắng 5-0 trước Slovakia và 5-3 trước Croatia.
Ở trận đấu thứ 2 của vòng tứ kết, người hâm mộ được thưởng thức màn so tài giữa hai ứng viên vô địch, Bỉ và Italy. Lịch sử đối đầu đang nghiêng hẳn về phía Azzurri. Đoàn quân áo thiên thanh thắng 14 trong tổng 22 lần đối mặt “Quỷ đỏ”. Lần gần nhất Italy thất bại trước Bỉ ở một giải đấu diễn ra từ năm 1972. Tại Euro 2016, Lukaku cùng đồng đội đã thua 0-2 trước Italy. Emanuele Giaccherini và Graziano Pelle là 2 cầu thủ lập công.
Cán cân sức mạnh đã thay đổi nhiều sau 5 năm. Bỉ giờ đây là ứng viên hàng đầu cho chức vô địch. Thầy trò HLV Roberto Martinez dẫn đầu ở vòng bảng, sau đó đánh bại đương kim vô địch Bồ Đào Nha tại vòng 1/8. Trong khi đó, vẫn chưa có đội tuyển nào có thể chọc thủng lưới Italy trong vòng 90 phút.
Video đang HOT
CH Czech và Đan Mạch cũng là một trong những trận đấu đáng được chờ đợi. Hai đội tuyển được đánh giá cân tài cân sức và đã hòa nhau 5 trong 6 lần đối đầu gần nhất. Tại Euro 2004, Đan Mạch và CH Czech cũng chạm trán ở tứ kết. Những chú lính chì đã phải nhận thất bại 0-3 trước đối thủ sau pha lập công của Jan Koller và cú đúp của Milan Baros.
CH Czech gây ấn tượng mạnh khi thắng ứng vô địch Hà Lan 2-0 ở vòng 1/8. Phong độ của Patrik Schick chắc chắn khiến mọi hàng thủ phải e ngại. Về phía Đan Mạch, nguồn sức mạnh tinh thần từ Christian Eriksen biến thầy trò HLV Kasper Hjulmand thành tập thể khó bị đánh bại. 2 trận gần nhất, Đan Mạch đều ghi 4 bàn. Simon Kjaer cùng đồng đội sẵn sàng tái hiện lại chiến công lịch sử của thế hệ vàng năm 1992.
Tuyển Anh đạp tan chỉ trích bằng chiến thắng 2-0 trước Đức tại Wembley. Cơ hội vào chung kết của “Tam sư” đã rộng mở khi các đối thủ tiếp theo của họ đều không được đánh giá cao. Anh và Ukraine gặp nhau đúng một lần ở các giải đấu lớn (World Cup/Euro) vào năm 2012. Khi đó, Wayne Rooney đã ghi bàn duy nhất giúp đội nhà giành 3 điểm tại bảng D VCK Euro.
Ukraine giành “vé vớt” và bị đánh giá là là đại diện yếu nhất vòng 1/8. Tuy nhiên, đoàn quân của HLV Shevchenko thi đấu thăng hoa trước Thụy Điển và giành thắng lợi 2-1 sau 120 phút. Lối chơi triển khai bóng nhanh, mạch lạc của đại diện Đông Âu hứa hẹn gây nhiều khó khăn cho tuyển Anh ở trận tứ kết.
10 danh thủ trở thành HLV, quan chức tại Euro 2020
Nhìn lên khu vực kỹ thuật các đội tuyển dự Euro 2020, người hâm mộ có thể nhận thấy không ít gương mặt quen thuộc.
Roberto Mancini (HLV tuyển Italy): Mancini có 15 mùa giải khoác áo Sampdoria, giúp đội bóng này giành Scudetto ở mùa giải 1990/91, UEFA Cup 1989/1990, á quân Champions League 1991/92. Sau đó, ông chuyển sang Lazio và vô địch Serie A 1999/00.
Gianluca Vialli (Trưởng đoàn tuyển Italy): Vialli là đối tác hoàn hảo của Mancini trong 8 mùa giải tại Sampdoria. Năm 1994, ông chuyển sang Juventus, giành 5 danh hiệu cùng đội chủ sân Delle Alpi, trong đó có Champions League 1995/96.
Thierry Henry (Trợ lý HLV tuyển Bỉ): Cựu tiền đạo Henry giành 2 danh hiệu Premier League cùng Arsenal, 2 La Liga và 1 Champions League cùng Barcelona, 1 World Cup và 1 Euro cùng tuyển Pháp.
Frank de Boer (HLV tuyển Hà Lan): De Boer từng là một hậu vệ nổi tiếng của bóng đá Hà Lan. Ông cùng Ajax giành 14 danh hiệu, trong đó có Champions League 1994/95.
Ruud van Nistelrooy (Trợ lý HLV tuyển Hà Lan): Van Nistelrooy ghi được 384 bàn thắng sau 662 trận đấu trong sự nghiệp. Ông vô địch Premier League 2002/03 cùng Man United, La Liga 2006/07, 2007/08 cùng Real Madrid...
Didier Deschamps (HLV tuyển Pháp): Trong sự nghiệp cầu thủ, Deschamps là một tiền vệ trụ xuất sắc. Ông từng giành nhiều danh hiệu cao quý như World Cup 1998, Euro 2000, Champions League 1992/1993 và 1995/96...
Luis Enrique (HLV tuyển Tây Ban Nha): Enrique là một trong những cầu thủ hiếm hoi từng gặt hái thành công cùng Real Madrid và Barcelona. Ông giành tổng cộng 10 danh hiệu khi khoác áo 2 đội bóng này.
Andriy Shevchenko (HLV tuyển Ukraine): "Sheva" từng giành 11 danh hiệu cùng Dinamo Kiev trước khi chuyển sang AC Milan, bổ sung vào bộ sưu tập của mình thêm 5 danh hiệu, trong đó có Champions League 2002/03.
Paulo Sousa (HLV tuyển Ba Lan): Sousa từng có 52 lần khoác áo tuyển Bồ Đào Nha trong 12 năm. Ở cấp độ CLB, ông từng giành 2 danh hiệu Champions League liên tiếp cùng 2 CLB khác nhau (mùa giải 1995/96 cùng Juventus và 1996/97 cùng Dortmund).
Andreas Kopke (Trợ lý HLV tuyển Đức): Kople là từng cùng tuyển Đức vô địch World Cup 1990, Euro 1996. Ở cấp độ giải thưởng cá nhân, ông là chủ nhân của danh hiệu "Cầu thủ xuất sắc" của bóng đá Đức vào năm 1993, thủ môn hay nhất châu Âu năm 1996.
Đến lúc Thái Lan sa thải HLV Nishino chưa? Thất bại nặng nề với đội tuyển và U23 Thái Lan, HLV Nishino vẫn chưa bị liên đoàn bóng đá nước này sa thải. Mất liên lạc với Liên đoàn Bóng đá Thái Lan là bê bối mới nhất của HLV Akira Nishino trong thời kỳ cầm quyền tại tuyển Thái. Từ cấp U23 tới đội tuyển, từ đấu trường khu vực tới...