8 đội mạnh châu Á bại trận trước thầy Park
Nhật Bản, Australia và UAE có nền bóng đá mạnh, nhưng từng bại trận trước các đội tuyển Việt Nam dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo.
Australia: Pha lập công duy nhất của Nguyễn Quang Hải giúp U23 Việt Nam có thắng lợi 1-0 tại vòng chung kết U23 châu Á 2018, mở ra bước ngoặt trên hành trình Thường Châu lịch sử của bóng đá Việt Nam. Đội hình U23 Australia khi đó có 8 cầu thủ chơi ở châu Âu, nhưng vẫn phơi áo trước U23 Việt Nam. Đó là chiến thắng đầu tiên của ông Park trước một nền bóng đá mạnh của châu Á. Ảnh: Hoàng Hà.
Iraq: Tới tứ kết, không nhiều người tin rằng U23 Việt Nam có thể thắng Iraq. Đại diện Tây Á đứng đầu bảng C, nơi hiện diện Saudi Arabia, Jordan và Malaysia. Tuy nhiên, tuyển Việt Nam đã thi đấu quật cường trước đối thủ, tạo ra thế trận bám đuổi liên tục, cầm hòa Iraq 3-3 bằng các bàn thắng của Nguyễn Công Phượng, Hà Đức Chinh và Phan Văn Đức. Cuối cùng, thầy trò ông Park thắng 5-3 trên chấm luân lưu. Ảnh: Getty.
Qatar: U23 châu Á 2018 là giải đấu chứng kiến thế hệ tài năng của bóng đá Qatar, thế hệ nòng cốt cho World Cup 2022, bước ra ánh sáng, nhưng thế hệ ấy đã bại trận dưới tay tuyển Việt Nam. Hai bàn thắng của Quang Hải buộc người Qatar chịu tỷ số hòa 2-2 sau 120 phút. Đại diện Tây Á phải bước vào chấm luân lưu, nơi họ nhận thất bại 3-4 dưới tay đội tuyển nhỏ bé của Đông Nam Á. Ảnh: Getty.
Nhật Bản: Đối đầu nền bóng đá mạnh nhất châu lục ở Asian Games 2018, Olympic Việt Nam đã thi đấu quật cường và giành thắng lợi 1-0. Nguyễn Quang Hải tiếp tục là người hùng của HLV Park Hang-seo. Asian Games năm ấy, Nhật Bản chỉ thua hai đội trước Việt Nam và Hàn Quốc của Son Heung-min. Ảnh: Việt Hùng.
Jordan: Đánh bại Jordan để vào tứ kết Asian Cup 2019 vẫn được xem là chiến công lớn nhất của thầy trò ông Park Hang-seo. Jordan khi đó đứng đầu bảng G, nơi có đương kim vô địch châu Á Australia, Palestine và Syria. Họ được dẫn dắt bởi cựu trợ lý tuyển Bỉ Vital Borkelmans và được đánh giá mạnh hơn Việt Nam về mọi mặt. Nhưng sau 120 phút hòa 1-1, đội tuyển của ông Park một lần nữa giành thắng lợi 4-2 trên chấm luân lưu. Ảnh: Minh Chiến.
Video đang HOT
Thái Lan: Nhiều lần góp mặt ở vòng loại cuối World Cup, Thái Lan cũng nằm trong nhóm nền bóng đá mạnh của châu lục. Tuy nhiên, U23 và tuyển Thái Lan đều thua thầy Park. U23 Thái Lan thảm bại 0-4 trước Việt Nam ở vòng loại U23 châu Á hồi tháng 3/2019. Tuyển Thái thua 0-1 trước Việt Nam ở King’s Cup 3 tháng sau. Hai thất bại ấy đều dẫn tới việc mất chức của Alexandre Gama ở đội U23 và Sirisak Yodyardthai tại tuyển quốc gia Thái. Ảnh: Minh Chiến.
Trung Quốc: Cuộc hội ngộ với Guus Hiddink cũng chứng kiến chiến thắng của HLV Park Hang-seo. U22 Trung Quốc đã chịu thất bại 0-2 trước Việt Nam ở trận giao hữu ngay trên đất Trung Quốc. Ảnh: IC Photo.
UAE: Bert van Marwijk, HLV từng giành á quân World Cup với tuyển Hà Lan, cũng không thể giúp UAE vượt qua tuyển Việt Nam. Đội hình mạnh của đại diện Tây Á gục ngã sau siêu phẩm sút xa của Nguyễn Tiến Linh. Thắng lợi trước UAE chính là bước ngoặt giúp tuyển Việt Nam nắm lợi thế lớn tại cuộc đua bảng G vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á.
Bùi Hoàng Việt Anh phá lưới tuyển Việt Nam để chinh phục thầy Park
Khi bộ khung phòng ngự quen thuộc của HLV Park gặp vấn đề, Bùi Hoàng Việt Anh có thể được trao cơ hội thể hiện tại vòng loại World Cup 2022.
Thành công của tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo mang dấu ấn không nhỏ của hàng phòng ngự. Kể từ sau khi bộ 3 trung vệ được định hình ở AFF Cup 2018 và Asian Cup 2019, ông Park không nhiều lần thay đổi.
Trong 2 năm qua, 3 suất trung vệ được ấn định trao Bùi Tiến Dũng, Đỗ Duy Mạnh và Quế Ngọc Hải. Những cái tên mới gần như không có cơ hội chen chân vào đội hình chính.
Ông Park tin tưởng tuyệt đối vào bộ khung của mình và chưa bị niềm tin ấy phản bội. Tuy nhiên, tình thế đang dần thay đổi, bộ ba phòng ngự trong tay chiến lược gia người Hàn không phải lúc nào cũng ở trạng thái tốt nhất.
Đỗ Duy Mạnh không thi đấu cả mùa giải 2020 (phải) vì chấn thương. Ảnh: Minh Chiến.
Những tổn thất được báo trước
Trận gần nhất của tuyển Việt Nam là dịp gặp Thái Lan hồi tháng 11/2019. Các trung vệ ra sân trong đội hình xuất phát là Bùi Tiến Dũng, Quế Ngọc Hải và Đỗ Duy Mạnh. Đến nay, bộ 3 ấy chỉ còn Tiến Dũng "nguyên vẹn". Những người còn lại đều gặp vấn đề.
Đỗ Duy Mạnh đứt dây chằng đầu năm 2020, bỏ lỡ toàn bộ mặt trận quan trọng cùng CLB Hà Nội. Quế Ngọc Hải rách cơ đùi ở cuối đợt tập trung đội tuyển và chưa ra sân kể từ đầu mùa 2021.
Đoàn Văn Hậu, phương án dự phòng cho 3 người trên, cũng mới trải qua cuộc phẫu thuật đầu gối và cần nhiều thời gian để phục hồi. Trần Đình Trọng đã trở lại nhưng chưa phải phiên bản tốt nhất của chính anh so với năm 2018.
Nếu họ không thể lấy lại phong độ cao trước tháng 6, ông Park sẽ buộc phải thay đổi.
Bùi Hoàng Việt Anh đã được gọi lên tuyển Việt Nam cuối năm 2020. Ảnh: Minh Chiến.
Hai trận giao hữu của đội tuyển và U22, Việt Anh nghỉ trận đầu vì chấn thương. Tới trận hai, trung vệ sinh năm 1999 là thủ lĩnh hàng phòng ngự. Anh chơi tốt và ghi bàn vào lưới các đàn anh, một lời khẳng định không thể tuyệt vời hơn.
So với phiên bản của chính mình ở VCK U23 châu Á 2020, Bùi Hoàng Việt Anh của hiện tại đã khác. Anh thi đấu chững chạc, quyết đoán, lạnh lùng hơn. Trung vệ sinh năm 1999 là cầu thủ U22 hiếm hoi không bị cuốn vào lối chơi của đối thủ đàn anh.
"Bùi Hoàng Việt Anh đã trưởng thành với tốc độ đáng kinh ngạc qua màn trình diễn ở V.League và Cúp Quốc gia 2020", một bình luận viên đã thốt lên sau khi chứng kiến Việt Anh ghi bàn vào lưới tuyển Việt Nam. Nếu không phải Quang Hải chơi xuất sắc, Việt Anh cùng đồng đội đã có thể giành kết quả tốt hơn trước đàn anh.
Hơn 3 tháng nữa, tuyển Việt Nam sẽ hội quân chuẩn bị cho vòng loại World Cup. Quãng thời gian ấy đủ để những trung vệ Quế Ngọc Hải, Đỗ Duy Mạnh hay Trần Đình Trọng lấy lại phong độ. Nhưng với mật độ thi đấu dày đặc tại V.League, thể lực và phong độ họ khó tránh khỏi bị bào mòn.
Đó là cơ hội cho những tân binh, trong đó có Bùi Hoàng Việt Anh. Ông Park có thể dùng anh tại một vài thời điểm của vòng loại World Cup, tuyển Việt Nam phải đá 3 trận chỉ trong ít ngày.
Việt Anh làm được nhiều hơn là phòng ngự. Ảnh: Việt Hùng.
Bùi Hoàng Việt Anh xứng đáng lên tuyển
HLV Phạm Minh Đức, người từng có công phát hiện và dìu dắt những bước đi đầu tiên cho Việt Anh chia sẻ với Zing :"Xuất phát điểm của Việt Anh không quá nổi bật nhưng cậu ấy đã tiến bộ nhanh khủng khiếp. Đến tôi còn phải kinh ngạc. Ngày xưa, em nó còi cọc, thân hình mỏng manh hơn nhiều đồng đội. Giờ Việt Anh có thể coi là trung vệ hay nhất của lứa cầu thủ sinh năm 1999".
Trước khi lên đội tuyển, Việt Anh đã trưởng thành trên bệ phóng mà mọi cầu thủ đều mơ ước. Anh được HLV Chu Đình Nghiêm đôn lên đội một CLB Hà Nội, được thử lửa ở V.League cùng các đàn anh dày dặn kinh nghiệm như Văn Quyết, Thành Lương.
Cách làm của ông Nghiêm đưa Việt Anh đi theo đúng lộ trình của những nhân sự cốt cán trước đó. Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Quang Hải, Trần Văn Kiên, Phạm Đức Huy... đều từng được tạo cơ hội, được trưởng thành chậm và chắc bên cạnh các anh lớn. Hai người trong số họ sau này đã giành Quả bóng Vàng.
Cậu bé gầy gò, mỏng manh ngày nào đã trưởng thành trong màu áo CLB Hà Nội. Ảnh: Thế Anh.
Đương nhiên, Việt Anh mới 22 tuổi. Đầu mùa 2020, anh mắc nhiều sai lầm khi được đá chính trong cuộc khủng hoảng nhân sự tại CLB Hà Nội. Nhiều người tin và chỉ trích Việt Anh vì thành tích yếu kém của CLB. Nhưng hậu vệ này không lùi bước. Anh chấp nhận và tiến lên từ những sai lầm ấy. Trên Gala V.League cuối mùa, Việt Anh nhận giải Cầu thủ trẻ hay nhất năm.
Anh đá chính 16 trong 18 trận trên hành trình đua vô địch của CLB Hà Nội, gạt đàn anh Đinh Tiến Thành, đồng môn Đặng Văn Tới để trở thành phương án đá cặp tốt nhất với Nguyễn Thành Chung.
Và giống như ở tuyển U22, Việt Anh không chỉ biết phòng ngự. 4 bàn tại V.League mùa trước đặt trung vệ này ngang với các tiền vệ công ngôi sao. Anh cũng là cầu thủ phòng ngự ghi bàn nhiều nhất giải đấu, một mũi tên từ phía sau của CLB Hà Nội và giờ là của tuyển Việt Nam.
Tuyển Việt Nam sẽ chơi 3 trận với Indonesia, Malaysia và UAE chỉ trong 9 ngày vào tháng 6. Mật độ thi đấu dày đặc ấy sẽ buộc ông Park phải có tính toán. Và Việt Anh có thể tìm thấy cơ hội của mình trong những toan tính đó.
VFF muốn gia hạn hợp đồng thầy Park, tại sao không cần gấp gáp Có những lo ngại thầy Park có thể trở lại quê nhà. Tuy nhiên, với thỏa thuận còn cả 1 năm nữa, VFF không có gì phải vội vàng với chiến lược gia người Hàn Quốc. 1. Tháng 11/2019 HLV Park Hang Seo và LĐBĐ Việt Nam (VFF) đặt bút ký gia hạn 2 năm (đến tháng 1/2022), kèm theo mức lương được...