8 điều thay đổi lớn nhất của Kpop qua các thế hệ thần tượng mà lứa fan mới ngày nay có thể sẽ không bao giờ hiểu được
Thời đại thay đổi, các nét văn hóa đã từng chiếm lĩnh cả thị trường âm nhạc trong những ngày xưa cũ cũng dần lùi vào quá khứ!
Kpop mà chúng ta biết đến ngày hôm nay có thể được bắt nguồn từ đầu những năm 1990. Và mặc dù khoảng thời gian này nghe có vẻ không quá lâu, nhưng rất nhiều thứ đã thay đổi trong suốt 20 – 30 năm qua. Chẳng hạn như có một điều chắc chắn rằng, mãi cho đến những năm 2000, thuật ngữ “Kpop” mới bắt đầu trở nên phổ biến và dần được người người nhà nhà sử dụng rộng rãi. Trước thời điểm đó, Kpop được gọi là Gayo, cũng là một thuật ngữ được sử dụng để đề cập chung đến thị trường nhạc pop nội địa tại Hàn Quốc. Đó cũng chính là xuất phát điểm cho tên gọi của 3 đại nhạc hội cuối năm nổi tiếng của 3 đài truyền hình lớn – “SBS Gayo Daejun”, “KBS Gayo Daechukje” và “MBC Gayo Daejejun”.
Nếu bạn là một fan mới chỉ vừa tiếp cận với Kpop trong vài năm gần đây, có những điều mà chắc chắn bạn không bao giờ ngờ đến đã từng tồn tại trong thị trường âm nhạc này. Dưới đây là 8 điều thay đổi lớn nhất của Kpop qua các thế hệ thần tượng!
1. Lightstick đã từng là bóng bay
Nếu đã từng xem qua bộ phim “ Reply 1997“, có thể bạn đã quen thuộc với sự thay đổi này. Trong những ngày đầu Kpop vừa xuất hiện, người hâm mộ đã từng vẫy những quả bóng bay với những màu sắc khác nhau đại diện cho từng fandom để cổ vũ nhóm nhạc yêu thích của mình. Sau nhiều năm, bóng bay đã nhường chỗ cho những chiếc lightstick có hình dạng đơn giản. Và đến hiện tại, chúng đã phát triển thành nhiều mẫu lightstick khác nhau, với hình dáng được cá nhân hóa cho từng fandom.
Big Bang được xem là nhóm nhạc đầu tiên sở hữu lightstick chính thức với hình dạng đặc biệt được thiết kế cho riêng họ
Qua 20 năm hoạt động, fandom của một số nhóm nhạc đời đầu như g.o.d từ vẫy bóng bay…
… giờ đây cũng đã có lightstick chính thức để phù hợp với sự thay đổi của thời đại
2. Trước Twitter, chúng ta đã từng có Cyworld
Một trong những thay đổi lớn nhất từng diễn ra tại Kpop là sự phát triển của Internet và mạng xã hội. Trong quá khứ, idol thường sử dụng các trang như me2day, UFO Town và Cyworld. Cyworld từng là một trong những nền tảng mạng xã hội đầu tiên, và nó đã khiến rất nhiều fan quốc tế phát điên. Lý do là bởi bạn chỉ có thể đăng ký tài khoản khi bạn là công dân Hàn Quốc.
3. Việc tiếp cận các nội dung của Kpop phức tạp hơn gấp 10 lần so với bây giờ
Video đang HOT
Trước iTunes và Spotify, thế giới download giống như chốn miền Tây hoang dã: hỗn loạn, phức tạp và có chút… nguy hiểm. Còn nếu như muốn livestream, người hâm mộ phải sử dụng đến một chương trình như TVAnt để xem trực tiếp các kênh của Hàn Quốc. Thật không may, phần mềm này lại được phát sóng với chất lượng cực kỳ thấp. Thậm chí còn tệ hơn khi nó thường xuyên bị nhiễm virus.
Download các ca khúc mới nhất là một thách thức thực sự. Các file nhạc được trích xuất từ CD gốc, sau đó đăng lên các diễn đàn quốc tế. Nếu không có người nào tốt bụng đăng tải các ca khúc của nhóm nhạc mà bạn yêu mến, điều đó có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ được nghe chúng.
Download video là một bài kiểm tra tính kiên nhẫn theo đúng nghĩa đen. Bạn cần phải trải qua rất nhiều bước vô cùng phức tạp:
Bước 1: Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm download các file Hàn Quốc, chẳng hạn như Clubbox, để truy cập video nhanh hơn.
Bước 2: Download nhiều phần khác nhau từ một số trang web như Megaupload hoặc Mediafire để gia tăng tốc độ tải xuống. Tốc độ Internet ngày xưa chậm hơn rất nhiều so với bây giờ.
Bước 3: Ghép các phần đã tải lại với nhau bằng cách sử dụng một phần mềm khác, chẳng hạn như HJ Split.
4. Thế giới thần tượng từng rất bí ẩn và kín đáo
Ngày nay, cộng đồng EXO-L thường nhắc vui về concept “bí ẩn” mà SM từng xây dựng cho EXO. Nhưng cách đây 20 năm, cuộc sống của các nhóm nhạc như H.O.T, Fin.K.L, S.E.S,… thường diễn ra trong không khí bí ẩn thật sự. Thần tượng ngày đó phải giữ kín cuộc sống riêng tư của họ, không bao giờ được phơi bày tính cách thật trước mắt công chúng. Đến mức, khán giả ngày xưa từng bị thuyết phục rằng idol không phải người bình thường, rằng idol thậm chí còn không… “đi nặng”!
Ít ai biết show thực tế “Babysitting Diary” của g.o.d ban đầu được nhắm cho H.O.T, tuy nhiên SM đã từ chối vì các thành viên H.O.T bắt buộc phải giữ kín cuộc sống riêng tư. Nhưng chính chương trình này đã đưa g.o.d lên hàng “nhóm nhạc quốc dân” vì họ là idolgroup đầu tiên dám đưa đời sống ký túc xá thật của mình lên sóng truyền hình
Thời đại thay đổi, gần như không còn bất kỳ thần tượng nào ngày nay giữ cuộc sống bí ẩn như các tiền bối của họ. Xu hướng của Kpop hiện nay là phải tiếp cận với người hâm mộ càng gần gũi càng tốt. Idol ngày nay không ngần ngại giới thiệu cuộc sống hàng ngày với fan thông qua show thực tế hay các buổi livestream.
5. Các nhóm nhạc thần tượng không tồn tại lâu như bây giờ
Một trong những thay đổi đáng ngạc nhiên nhất tại Kpop chính là tuổi thọ của các nhóm nhạc. Ngay cả những idolgroup nổi tiếng nhất được hình thành trong những năm 90 thông thường vẫn bị giải tán hoặc gián đoạn hoạt động chỉ sau 2 – 5 năm. H.O.T tan rã sau 5 năm, đối với Fin.K.L là 7 năm, S.E.S là 5 năm và thậm chí Sechs Kies chỉ có 3 năm hoạt động (cho đến khi tái hợp vào năm 2016).
Giờ đây, hầu hết các nhóm nhạc Kpop thành công đều tồn tại tối thiểu 7 năm và nhiều nhóm lại tiếp tục gia hạn hợp đồng với công ty quản lý sau đó.
6. Thần tượng từng bị xem là “tầng lớp thấp kém”
Vào những năm 1990, thần tượng bị xem là một công việc “thấp kém” trong xã hội Hàn Quốc. Hầu hết các bậc phụ huynh đều kiên quyết phản đối khi con cái họ muốn trở thành idol Kpop chuyên nghiệp.
Định kiến này bắt đầu thay đổi vào những năm 2000 khi Kpop vươn mình phát triển đầy hưng thịnh. Giờ đây, thay vì cấm con cái họ trở thành thần tượng, nhiều bậc phụ huynh thậm chí còn làm mọi cách để những đứa trẻ có thể gia nhập ngành công nghiệp này.
7. Phụ đề? Hahaha…Ha.
Trong quá khứ, để hiểu được thần tượng của mình nói gì, fan Kpop quốc tế chỉ có hai lựa chọn: học tiếng Hàn hoặc… học tiếng hàn. Trước những năm 2000, phụ đề là thứ cực kỳ khó tìm, đặc biệt là đối với các nhóm ít được biết đến, những người không có bất kỳ sub team nào hoạt động tích cực.
Thậm chí, việc tìm kiếm các video raw cũng như mò kim đáy bể khi mà trong quá khứ hầu hết các chương trình Hàn Quốc đều không có kênh YouTube chính thức, và các nhà đài cũng cực kỳ gay gắt trong việc kiểm duyệt bản quyền. Do đó, các sub team của người hâm mộ buộc phải sử dụng nhiều biểu tượng kỳ lạ trong tiêu đề để giúp video thoát khỏi việc kiểm duyệt bản quyền.
8. Hẹn hò là chuyện không bao giờ được phép. KHÔNG BAO GIỜ!
Mặc dù nhiều thần tượng ngày nay vẫn phải chịu lệnh cấm hẹn hò từ công ty quản lý hoặc bị fan phản đối sau khi vướng vào scandal tình cảm, nhưng mọi thứ còn nghiêm trọng hơn rất nhiều trong những năm 90. Các thần tượng đời đầu phải sở hữu kỹ năng luồn lách đạt đến trình độ… điệp viên nếu họ muốn mạo hiểm hẹn hò.
Vì hầu hết các thần tượng không được phép sử dụng điện thoại, thế nên họ phải nhờ đến nhân viên để trao đổi tin nhắn bí mật. Hoặc họ phải sử dụng các phương pháp sáng tạo hơn, chẳng hạn như giấu những mảnh giấy ghi chú chứa thông điệp muốn truyền đạt trong máy bán hàng tự động, hoặc ghi thông tin liên lạc của họ dưới lon soda!
Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2010, Tony Ahn (H.O.T) từng nói rằng chuyện hẹn hò trong những năm 1990 sẽ để lại những hậu quả cực đoan cho các thần tượng. Thay vì được chúc mừng, các thần tượng sẽ bị “ đe dọa bằng axit“. Vào năm 2011, Danny Ahn (g.o.d) cũng tiết lộ rằng hình ảnh và cuộc sống riêng tư của thần tượng ngày xưa bị giám sát chặt chẽ đến mức “ để trao đổi số điện thoại, bạn phải thực hiện một nhiệm vụ 007“.
Đâu là thay đổi khiến bạn ngạc nhiên nhất?
Theo tin nhac
Vì lý do này, TWICE vẫn mãi không được công nhận về khoản hát hò tại Kpop
Fan Kpop tin rằng khả năng hát hò của TWICE luôn dậm chân tại chỗ chỉ vì một lý do đơn giản: nhóm vẫn chưa sở hữu được một bản hit OST đúng nghĩa.
Chẳng có gì đáng bàn cãi khi gọi TWICE đang là nhóm nhạc thần tượng hàng đầu hiện nay. Thành tích nhạc số, doanh số bán album cho đến độ nổi tiếng riêng lẻ của từng thành viên đều thuộc hàng top so với những idol group khác. Không chỉ dừng lại ở đó, TWICE còn hoạt động vô cùng năng nổ để giữ vững danh tiếng tại Hàn lẫn Nhật của mình.
Tuy nhiên, nổi tiếng là một chuyện, khả năng hát hò được công nhận lại là một chuyện khác.
Trong số những nhóm nhạc đình đám nhất thế hệ thứ 3 hiện tại, TWICE thuộc về nhóm thiểu số thường xuyên bị chỉ trích bởi kỹ năng ca hát của mình. Hát nhép, giọng yếu, giọng run hay kỹ thuật hát như trẻ con... là những điều mà TWICE bị netizen &'ném đá'.
Bên cạnh đó, fan Kpop cũng đưa ra lý do chính mà họ cho rằng TWICE chưa thật sự hoàn thiện về kỹ năng của mình: nhóm vẫn chưa thật sự có một bài hát nhạc phim đúng nghĩa, kể cả những thành viên được xem là hát chính của nhóm như Jihyo, Nayeon hay Jungyeon.
Bài hát nhạc phim của TWICE lại là của một bộ phim Nhật Bản
TWICE từng ra mắt hai bài nhạc phim bằng tiếng Nhật, dành cho phim Nhật. Song, người hâm mộ lại cho rằng hai bài nhạc phim này thuộc về mảng vui tươi, nhí nhảnh nhiều hơn, chưa giúp các cô gái khoe được triệt để giọng hát và kỹ năng của mình.
Điều này càng rõ ràng hơn khi đặt TWICE lên cùng bàn cân so sánh với những nhóm nhạc khác. Các thần tượng ra mắt cùng thời điểm như Red Velvet, WJSN, gugudan, G-Friend... đều đã sở hữu hit OST cho riêng mình. Trong khi đó, TWICE - dù đã ra mắt hơn 3 năm, vẫn chưa từng được mời hát nhạc phim cho bất cứ bộ phim Hàn Quốc nào.
Với các fan Hàn, OST (hay còn gọi là nhạc phim) là cách nhanh nhất để giúp một thần tượng chứng minh được giọng hát của mình. Thông qua những bài hát nhạc phim này, màu giọng, chất giọng, kỹ thuật của từng thành viên (hoặc người hát) sẽ được thể hiện rõ rệt.
Phải chăng, TWICE chưa từng có bài hit nhạc phim nào là bởi các nhà sản xuất âm nhạc vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào khả năng thể hiện bài hát của nhóm?
Hy vọng trong tương lai, TWICE sẽ sớm chứng minh được thực lực của mình, phá tan định kiến 'bình hoa di động' mà fan Kpop đặt cho nhóm
Theo tiin
Trước cả những lần đụng độ giữa EXO-L - ARMY hay ONCE - BLINK, Kpop đã từng có 6 trận fanwar 'máu lửa' khó quên như thế này! Cho dù là bất cứ thời kỳ nào, Kpop cũng được chứng kiến những cuộc đụng độ siêu căng thẳng giữa các fandom xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Fanwar có thể là một thực tế rất tiêu cực, nhưng nó lại là một điều gì đó dường như không thể tránh khỏi ở mọi thời đại của Kpop. Ngay cả...